Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH phân phối Đông

Một phần của tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH phân phối đông dương (Trang 48)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH phân phối Đông

nghiệp trong nền kinh tế đều cần có một bộ máy kế toán chuyên nghiệp, có đủ cả năng lực và phẩm chất, đặc biệt là kế toán kết quả kinh doanh để có thể cung cấp thông tin kế toán một cách nhanh nhất và chính xác nhất giúp nhà quản trị trong và ngoài Công ty có thể đưa ra được quyết định đúng đắn.

2.2 Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Phân Phối Đông Dương Đông Dương

2.2.1 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Phân Phối Đông Dương.

 Là một Công ty kinh doanh tổng hợp gồm nhiều ngành nghề khác nhau, đa dạng, phong phú từ sản xuất sản phẩm, buôn bán hàng hóa đến cung ứng dịch vụ trong đó công ty chuyên cung cấp các sản phẩm dịch vụ về sản xuất phần mềm ….

 Là một công ty theo phương thức hoạt động “kết hợp sản xuất và thương mại

dịch vụ” rất linh hoạt vì mục tiêu cùng sự phát triển hướng thành một doanh nghiệp đa ngành nghề. Công ty luôn phấn đấu thực hiện tốt việc cung ứng các dịch vụ, các vật tư cũng như máy móc, thiết bị cho các đơn vị thành viên, các dự án mà công ty đạt được.

 Hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm cả sản xuất và thương mại, dịch

vụ hay nói cách khác là sản xuất và lưu thông. - Thương mại:

+ Công ty xác định hoạt động bán lẻ là loại hình kinh doanh chủ lực và truyền thống từ nhiều năm qua, doanh nghiệp tiếp tục phát huy những lợi thế và giữ vững

được mức độ tăng trưởng trong những năm tới. (Bán lẻ cũng như bán buôn các mặt hàng: Thiết bị nghe nhìn, máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông, sách, báo, văn phòng phẩm … trong các cửa hàng chuyên doanh).

+ Đối với hoạt động bán buôn, công ty xem xét chọn lọc các ngành nghề kinh doanh có tiềm năng và có hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng ổn định thư nhập từ các nhà cung cấp nước ngoài, các nhà sản xuất trong nước, triển khai các hình thức hợp tác phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã có thương hiệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất- tiêu dùng.

- Dịch vụ: Được xác định là ngành nghề kinh doanh chính của công ty cũng như lĩnh vực kinh doanh chiến lược của công ty kể từ năm thành lập, tạo ra lợi thế cạnh tranh và giúp cho doanh nghiệp giữ vững được tốc độ phát triển bền vững trong những năm sau. (Một số dịch vụ công ty cung ứng trên thị trường: Xuất bản các phần mềm, Sửa chữa thiết bị điện, Lập trình máy vi tính, Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính,….)

 Dựa vào những điểm mạnh của công ty, công ty sẽ tập trung đầu tư xây dựng

cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn doanh nghiệp.

 Trong thời gian thực tập tại công ty cùng với sự tìm hiểu của mình, em thấy

kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu từ hoạt động xuất bản các phần mềm quản lý công việc (cung cấp dịch vụ), còn hoạt động tài chính và thu nhập khác phát sinh không nhiều. Do đó, kết quả hoạt động thương mại ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

 Công ty TNHH Phân Phối Đông Dương nói chung và tất cả các doanh nghiệp

thương mại dịch vụ nói chung đều đặt kết quả hoạt động kinh doanh lên hàng đầu vì tất cả các doanh nghiệp đều muốn kinh doanh có lãi và chỉ tiêu kế toán kết quả kinh doanh cho ta cái nhìn tổng hợp và chi tiết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Kết quả kinh doanh của công ty gồm kết quả hoạt động kinh doanh và kết quả

hoạt động khác: KQKD = Doanh thu thuần - Giá vốn + Doanh thu tài chính - Chi phí tài chính - CP quản lý kinh doanh + Thu nhập khác - Chi phí khác

Trong đó:

Doanh thu cung cấp

dịch vụ =

Tổng doanh thu cung cấp

dịch vụ -

Các khoản giảm trừ doanh thu

Theo số liệu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2018: Doanh thu cung cấp dịch vụ = 12.849.110.320 -16.704.000

=12.832.406.320

Công ty đã thực hiện chính xác kế toán kết quả kinh doanh theo đúng công thức trên đảm bảo tính chính xác và trung thực.

- Doanh thu của công ty bao gồm từ: Doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ, doanh thu bán hàng nội bộ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.

+ Doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ: Là nguồn doanh thu chính của công ty + Doanh thu bán hàng nội bộ: Phản ánh số doanh thu của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu bao gồm: Tiền lãi gửi ngân hàng ngoài ra còn phát sinh do chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ.

+ Thu nhập khác: Thu nhập từ nhượng bán thanh lý TSCĐ, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng,…

- Chi phí chủ yếu bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí khác:

+ Giá vốn hàng bán là giá vốn của việc sản xuất ra một phần mềm quản lý đẹp và chất lượng, giá vốn của các sản phẩm hàng hóa như: máy vi tính, thiết bị ngoại vi, thiết bị nghe nhìn,…

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm các chi phí liên quan đến lương, chi phí văn phòng phẩm, chi phí khấu hao tài sản, chi phí thuế phí, lệ phí, chi phí nhà, điện, nước, dịch vụ internet, và dịch vụ chuyển phát nhanh,…

+ Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng của Công ty TNHH Phân Phối Đông Dương là chi phí nhân viên nội bộ, chi phí đồ dùng, dụng cụ, chi phí bảo hành sản phẩm,…

+ Chi phí tài chính bao gồm: Chủ yếu là chi phí lãi vay, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ, chiết khấu thanh toán cho người mua, phí chuyển tiền thanh toán cho nhà cung cấp,…

+ Chi phí khác: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phậm hợp đồng và các khoản chi phí khác,…

 Doanh thu, giá vốn, chi phí được thống kê từ các chứng từ sau đó kế toán tập

hợp lại và nhập vào phần mềm máy tính và các sổ chi tiết từ đó phần mềm kế toán kết xuất đưa ra bảng cân đối tài khoản rồi lên báo cáo tài chính, công ty kiểm tra và rà soát các con số này thông qua kế toán trưởng, kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra các kế toán nội bộ, kết toán thuế,… để phát hiện có sai sót hay không và quy trách nhiệm cho từng người. Nên các con số của công ty phản ánh rất chính xác và trung thực từ quy trình đầu tiên là kiểm tra hóa đơn, chứng từ đến việc cuối cùng là lên báo cáo.

Trong hai năm gần đây, kết quả kinh doanh công ty TNHH Phân Phối Đông Dương là rất hiệu quả. Năm 2018 kết quả kinh doanh của công ty tăng 188.140.963đ so với năm 2017.

Kết quả đạt được do các chính sách quản lý chặt chẽ và chính xác các nguồn doanh thu và chi phí, công ty đã kiểm soát và tiết kiệm được chi phí rất hiệu quả cùng vơi việc mở rộng các sản phẩm, dịch vụ đã khiến doanh thu tăng cao, doanh nghiệp cần giữ vững và phát triển mạnh mẽ hơn trong các năm tới.

2.2.2 Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phân Phối Đông Dương

2.2.2.1 Chứng từ sử dụng

Công ty thực hiện công tác kế toán theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài Chính.

Việc sử dụng chứng từ nào, sử dụng như thế nào, luân chuyển chứng từ ra sao ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy để thực hiện được kế toán kết quả kinh doanh thì khâu hạch toán ban đầu (khâu chứng từ kế toán) là rất quan trọng và cần thiết.

Các loại chứng từ mà công ty sử dụng:

- Chứng từ bán hàng: Hóa đơn GTGT (Phụ lục 08), Phiếu thu (Phụ lục 09), bảng kế toán bán lẻ,..

- Chứng từ tiền lương: Bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bản thanh toán tiền lương và BHXH, bảng làm thêm giờ,…

Nhờ vào sự cẩn thận, tinh thần trách nhiệm trong quá trình làm việc của bộ phận kế toán mà việc lưu chuyển chứng từ rất chính xác và nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến trình công việc trong các bộ phận, đồng thời chứng từ công ty sử dụng cũng đảm bảo tính phù hợp với các chuẩn mực quy định cũng như tình hình kinh doanh của công ty.

2.2.2.2 Tài khoản sử dụng

Từ năm 2015 trở đi, kế toán tại công ty TNHH Phân Phối Đông Dương thực hiện công tác kế toán theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ tài Chính.

Hê ̣ thố ng tà i khoản kế toán là một bảng trong đó có liê ̣t kê tất cả các tài khoản kế toá n được sắp xếp theo nguyên tắc cân đối giữa giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản phù hợp với các chỉ tiêu phản ánh trên Báo cáo tài chính và mỗi tài khoản đều được quy đi ̣nh: số thứ tự (mã hiệu) và tên gọi của nó. Hệ thống tài khoản thường có hướng dẫn sử dụng đi kèm,... trong đó có chỉ ra các đối tượng thực tế cần kế toán và phương pháp hạch toán.

Là công ty cung cấp dịch vụ là chủ yếu nên các tài khoản xác định kết quả kinh doanh mà Công ty hay sử dụng là: TK 911, TK 511, TK 632, TK 642, TK 421. Bên cạnh đó công ty còn sử dụng tài khoản phản ánh thu nhập khác và chi phí khác như: TK 711, TK 811, Tài khoản phản ánh doanh thu tài chính và chi phí tài chính như: TK 515, TK 635 cùng với một số tài khoản liên quan khác như: TK 821, TK 131, TK 331, TK 333,…

- Tài khoản 111: Tiền mặt. Doanh nghiệp sử dụng chủ yếu tiền Việt Nam đồng thời mở tài khoản cấp 2 cho tài khoản tiền mặt đó là:

TK 1111: Tiền Việt Nam

- Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng. Để tiện cho công tác quản lý, công ty đã mở tài khoản cấp 2 cho tài khoản tiền gửi ngân hàng đó là:

TK 1122: Tiền gửi ngân hàng – USD

- Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Công ty đã mở tài khoản cấp 2 cho tài khoản 154 đó là

TK 1542: Chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ dở dang – phần mềm - TK 156: Hàng hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Khi phản ánh doanh thu, công ty đã mở tài khoản cấp 2 cho tài khoản 511 tuy nhiên doanh thu chủ yếu của công ty vẫn hạch toán trên TK 5111- Doanh thu bán hàng mà không chi tiết cho từng khách hàng hay mặt hàng. Điều này gây một hạn chế đó là: Công ty không xác định được doanh thu của loại hàng hóa, dịch vụ nào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh thu, để từ đó có hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn.

Công ty đã mở TK cấp 2 cho TK 511 đó là: TK 5111: Doanh thu bán hàng

TK 5112: Doanh thu dịch vụ

TK 632: Giá vốn hàng bán. Tương tự như tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, công ty cũng phản ánh tài khoản cấp 2 cho tài khoản giá vốn hàng bán nhưng không chi tiết cụ thể. Chính vì vậy, công ty cần có biện pháp khắc phục để cho công tác kế toán được thực hiện dễ dàng và chính xác nhất. Tài khoản 632 được mở chi tiết tới tài khoản cấp 2, đó là:

TK 6321: Giá vốn hàng hóa TK 6322: Giá vốn dịch vụ

- Tài khoản 641: Chi phí bán hàng. Công ty đã phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình như: Chi phí tiếp khách, chi phí lương cho nhân viên ở bộ phận bán hàng. Kế toán ta ̣i công ty không phản ánh chi tiết thành hai tài khoản cấp hai mà chỉ phản ánh trên tài khoản tổng hợp. Việc theo dõi chung như vậy làm cho việc theo dõi, kiểm soát, đánh giá chi phí quản lý đã phát sinh tại các thời điểm bất kỳ trong kỳ là rất khó.

- TK 642: Chi phí quản lý kinh doanh. Công ty phản ánh chi phí quản lý chung như: Chi phí về lương nhân viên bộ phận văn phòng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Công ty đã mở tài khoản cấp 2 cho tài khoản 642 đó là:

TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp

- TK 635: Chi phí tài chính. Bao gồm các khoản chi phí lãi vay của công ty. - Tk 711: Thu nhập khác. Phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp. Công ty nên mở tài khoản chi tiết hơn để xác định các khoản thu nhập khác thu được từ nguồn nào?

- TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Công ty đã xác định đủ số thuế và đóng đủ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế.

- TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. Xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, các hoạt động khác của công ty trong kỳ kế toán.

- TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối. Phản ánh kết quả kinh doanh sau thuế TNDN và tình hình phân phối lợi nhuận của công ty.

2.2.2.3 Trình tự hạch toán 2

Để thuận tiện cho công tác thực hiện cũng như công tác quản lý, công ty đã mở tài khoản cấp 2 cho các tài khoản phù hợp với đặc điểm sản xuất tại công ty. Các tài khoản cấp 2 được mở ra dựa trên cơ sở của tài khoản cấp 1 và theo mục đích quản lý của công ty.

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán nhập dữ liệu hàng ngày lên sổ Nhật ký chung, sau đó phần mềm kế toán tự động cập nhật dữ liệu lên sổ cái và sổ chi tiết các TK 511, TK 515, TK 632, TK 641, TK 642, TK 635, TK 711, TK 811. Cuối tháng 12/2018, căn cứ vào số liệu sổ cái những tài khoản , các bút toán kết chuyển cuối kỳ cũng được tính toán tự động trên phần mềm kế toán, kế toán chỉ việc nhập lại số liệu đã được tính lên sổ Nhật ký chung.

- Kết chuyển doanh thu thuần: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty bao gồm doanh thu bán phần mềm và doanh thu bán các sản phẩm khác. Trong năm 2018, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 12.849.110.320 VNĐ bao gồm doanh thu bán phần mềm, doanh thu cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu là 16.704.000 VNĐ. Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ kế toán lập hóa đơn bán hàng, phiếu thu và các chứng từ liên quan, căn cứ vào chứng từ đã lập kế toán phản ánh lên phần mềm máy tính, từ đó lên Sổ cái

TK 511. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là: (Số liệu lấy từ BCTC của Công ty năm 2018- Phụ lục 10)

Nợ TK 511: 12.832.406.320 Có TK 911: 12.832.406.320

- Kết chuyển giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán của công ty bao gồm các chi phí kinh doanh liên quan đến quá trình bán hàng, gồm trị giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng, chi phí máy, chi phí sản xuất chung, giá vốn hàng bán, giá vốn cung cấp

Một phần của tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH phân phối đông dương (Trang 48)