KIỂM TRA TRẠNG THÁI KỸ THUẬT (Hoạt động kiểm sửa định kỳ)

Một phần của tài liệu M503B_HDKT (Trang 28 - 42)

(Hoạt động kiểm sửa định kỳ)

Kiểm sửa định kỳ số No1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 là các biện pháp cơ bản đảm bảo sự hoạt động bình thường của điêdel trong khai thác và sự sẵn sàng thường xuyên hoạt động. Bảng liệt kê các hoạt động kiểm sửa được ghi trong phụ lục II.

Những hoạt động kiểm sửa đã liệt kê cần thường xuyên được thực hiện có chất lượng, đúng lúc và đầy đủ, những hư hỏng phát hiện được cần được khắc phục kịp thời.

Kết quả kiểm sửa ghi như sau: a/No1 và No2 – ghi vào nhật ký máy.

b/ No3, 4, 5 và 8 ghi vào nhật ký và lý lịch máy

c/ No6 và 7 ghi vào lí lịch máy, ghi cả các giá trị đo được và đã điều chỉnh, có chữ ký của đại diện nhà máy chế tạo và cơ quan khai thác.

Trong khi tiến hành các hoạt động kiểm sửa cần chấp hành các nguyên tắc sau đây:

a/ Nếu không có những nguyên nhân đặc biệt thì không cần tháo các chi tiết và cấu kiện ở trạng thái tốt và hoạt động bình thường.

b/ Giữ các chi tiết khi tháo ra và lắp vào được sạch sẽ.

c/ Áp dụng những biện pháp bảo quản các chi tiết tháo ra tránh được các hư hỏng.

d/ Tất cả các lỗ hang hốc, trong quá trình tháo lắp (đường dầu, nhớt, nước, khí, không khí, kể cả các đầu ống nối v.v...) phải được nút đậy cho khỏi bẩn và các vật lạ rơi vào.

8.1 Kiểm sửa định kỳ

8.1.1 Kiểm sửa No1 – Hàng ngày

8.1.1.1 Kiểm tra lượng nhiên liệu và dầu nhờn trong các téc và lượng nước trong động cơ theo các chỉ dẫn 5.4.2; 5.4.3 và 5.4.7.

8.1.1.2 Kiểm tra sự khô nước và nhớt trong các bộ gom và kiểm tra theo mục 5.4.5 và 5.4.6.

Không đậy nút ở lỗ đặt que đo mực dầu nhờn. 8.1.1.3 Tiến hành kiểm tra bên ngoài động cơ:

a/ Kiểm tra sự kín khít của các đầu lắp, nối của các thiết bị dầu, nhớt, nước và khí.

b/ Kiểm tra các nút, các cần van v.v... và chắc chắn là không có rò rỉ. Khắc phục những hư hỏng phát hiện ra.

8.1.1.4 Kiểm tra các chỗ nối, sự cố định và vị trí “O” của các đồng hồ kiểm tra đo đạc.

8.1.1.5 Kiểm tra sự điều khiển của điêdel từ bàn điều khiển trực tiếp, cũng như điều khiển từ xa và tin chắc vào tính đồng bộ.

8.1.2 Kiểm sửa lần No2 sau lần hành trình

8.1.2.1 Thực hiện tất cả các công việc trong lần kiểm sửa No2.

8.1.2.2 Thông sạch những lỗ kiểm tra của các bơm nước ngọt và nước biển, bơm nhiên liệu sơ bộ và nếu cần, thông luôn cả các lỗ thông hơi trước khi dừng động cơ (phụ lục 1)

8.1.2.3 Tháo ra, kiểm sửa và rửa sạch các bộ ruột lọc thông và lọc hệ thống bơm dầu nhờn sơ bộ, tương đương với chỉ dẫn П6.2.2

8.1.2.4 Kiểm sửa và cầnt hiết thì vệ sinh lưới lọc cửa vào tăng áp, kiểm tra cẩn thận các mép vào của thiết bị dẫn hướng vào xem có bị xây sát không.

Nếu có những chỗ xây sát sâu quá 0.5mm và có khe nứt thì ngừng khai thác động cơ cho đến khi có xác định của đại biểu nhà máy chế tạo và có quyết định về khai thác điêdel xác định độ sâu của vết xây sát bằng dây thép có đường kính 0.5mm và dùng mắt ước lượng.

8.1.2.5 Kiểm tra sự cố định của điêdel trên bệ và chỗ bích nối xuất lực với trục chân vịt, và chắc chắn là có khe hở ở bệ đỡ trước của điêdel và các lỗ của cọc bộ giảm chấn các bệ sau và lỗ bu lông phải trùng nhau.

Khe hở giữa các tai cố định bơm với ống xả của blốc thứ 7 không được nhỏ hơn 3mm.

8.1.2.6 Nếu thấy cần thiết phải thực hiện các công việc sửa chữa và dừng lâu ngày thì phải ngắt ly hợp và dùng vải bạt bọc điêdel.

Chú thích: Những công việc theo mục 8.1.2.2; 8.1.2.3; 8.1.2.4 được thực hiện sau những lần đi biển dài hơn 2 tiếng đồng hồ.

8.1.3 Kiểm sửa lần No3 – Sau 100h hoạt động

8.1.3.1 Làm tất cvả các công việc của kiểm sửa No3

8.1.3.2 Rót dầu nhờn vào lỗ trên càng bộ điều tốc, nơi có vặn nút lò xo.

8.1.3.3 Nén mở CT (mở HK-50 ГOCT 5573-67) bằng cách vặn 10 – 15 vòng vú mở trên ổ đỡ trước của điêdel và vỏ hộp điều khiển. Việc này được tiến hành thường kỳ sau 50-60 giờ làmviệc của động cơ.

8.1.3.4 Kiểm tra và lau chùi các tiếp điểm hệ tín hiệu bầu lọc nhớt theo chỉ dẫn П8.2.2

8.1.3.5 Rửa sạch vỏ bộ nung nhớt, cẩn thận không làm hỏng lớp bọc kim điều chỉnh bộ nung.

8.1.3.6 Súc rửa bầu lọc nhiên liệu. Ít nhất cứ 6 tháng một lần phải làm việc này tuỳ theo mức độ hoạt động của động cơ.

8.1.3.7 Kiểm tra nút nút hơi dầu nhờn trên ống thoát hơi dầu. Nếu có dầu nhờn rỉ ra thì tháo nút ra, ép khô, rửa bằng dầu điêdel rồi lắp lạp chỗ cũ. Nếu cần thì thay mới. 8.1.3.8 Kiểm tra sự thông suốt của các thanh răng nhiên liệu ở bơm cao áp cụm thông qua cần tay, bộ điều tốc (theo hướng dẫn П5.4.15)

8.1.3.9 Tiến hành phân tích nước làm mát về thành phần Crôm theo hướng dẫn П5.3

8.1.3.10 Tiến hành phân tích dầu bôi trơn M-20БП trong két trực nhật về độ nhớt hình động và hàm lượng nhớt, theo hướng dẫn П5.2.6

8.1.4 Kiểm sửa No4 (Tiến hành sau 200h hoạt động của động cơ, sau một kiểm sửa No3)

8.1.4.1 Làm tất cả các công việc của kiểm sửa No3 8.1.4.2 Thử đóng ngắt ly hợp

8.1.4.3 Lấy mẫu nước để phân tích thành phần hoá học theo П5.3

8.1.4.4 Kiểm tra lau rửa ruột lọc dầu nhờn của bộ điều tốc và các bầu lọc nhiên liệu theo hướng dẫn П.П.8.2.2 và 8.2.3. Việc này thực hiện sau một kiểm sửa No4.

8.1.4.5 Kiểm tra lớp cách điện của hệ thống tín hiệu kiểm tra - báo động và hệ thống bảo vệ.

8.1.4.6 Tiến hành rời bến và chạy ở công suất toàn bộ để kiểm tra. Đo đạc tất cả các thông số qua các đồng hồ và ghi vào nhật ký máy.

Chú ý: Công việc theo mục này (8.1.4.6) có thể thực hiện sau khi kiểm sửa No4 8.1.5 Kiểm sửa No5 thay dầu nhờn trong động cơ và các hệ thống sau từng 500h hoạt động của động cơ.

8.1.5.1 Muốn thay toàn bộ dầu nhờn trong động cơ và hệ thống, cần phải:

a/ Ngay sau khi động cơ dừng, khi nhớt còn nóng, cần lấy mẫu dầu trong két tuần hoàn để phân tích độ nhớt và hàm lượng nước theo hướng dẫn mục П.5.2.6 và tháo hết dầu trong ly hợp, bộ điều tốc, téc tuần hoàn bầu lọc, đường ống và trong bình làm nguội.

b/ Súc rửa ruột lọc nhớt của điêdel, kể cả ruột lọc của bộ nung dầu theo hướng dẫn của П.8.2.2.4 và phụ lục 6.

c/ Đổ dầu nhờn mới vào hệ thống (xem П.5.2)

8.1.5.2 Tiến hành các công việc đối với kiểm sửa No3

8.1.6 Kiểm sửa No6 – sau từng 300 – 350h hoạt động của động cơ 1500 v/f và cao hơn.

8.1.6.1 Kiểm tra và điều chỉnh góc phun sớm nhiên liệu theo hướng dẫn (Phụ lục 7).

8.1.6.2 Kiểm tra và điều chỉnh khe hở phối khí (khe hở nhiệt) (Phụ lục 8)

8.1.6.3 Kiểm tra và điều chỉnh độ đường của các thanh răng bơm cao áp cụm theo chỉ dẫn (phụ lục 9).

8.1.7 Kiểm sửa No7 – Sau từng 800-1000h làm việc của điêdel

8.1.7.1 Súc rửa trên máy siêu âm mặt trong của hộp bộ nung dầu nhờn theo hướng dẫn П8.2.2.4 và phụ lục 6. Việc này được thực hiện sau kiểm sửa No5.

8.1.7.2 Kiểm tra vòi phun trên giá tay và khắc phục các khuyết tật theo phụ lục 10.

Việc này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của đại biểu nhà máy chế tạo và bằng các dụng cụ chuyên dụng của người đo.

Tất cả các công việc kiểm sửa No7 cho phép làm cùng với các công việc thay dầu bôi trơn trong điêdel theo kiểm sửa No5

8.1.8 Kiểm sửa No8 – Sau khi động cơ đã chạy hết tuổi thọ đến lần đại tu thứ I. 8.1.8.1 Làm tất cả các công việc của kiểm sửa No4 (ngoài П.1.4.6 và No5)

8.1.8.2 Tiếnhành thống kê giờ làm việc của động cơ và phần trăm giờ hoạt động riêng từng chế độ theo П.6.2.4.

8.1.8.3 Thực hiện việc chạy kiểm tra ở chế độ n = 1780 v/f và n = 1600 v/f ghi nhận tất cả các thông số trên mặt đồng hồ đo đạc; đo lại từng nhiên liệu tiêu hao và nhiệt độ khí xả của tất cả các blốc.

Trong lần ra biển kiểm tra này, lượng giãn nước của tàu cần phải tương ứng với lượng giãn nước trong lý lịch tàu, trong đó động cơ phát huy công suất ở số vòng quay không nhỏ hơn 1750 v/f.

8.1.8.4 Trên cơ sở các số liệu thống kê giờ hoạt động của động cơ theo П.8.1.8.2 và số liệu chạy kiểm tra theo П.8.1.8.3 xác định tuổi thọ của động cơ cao hơn tuổi thọ theo lý lịch (tức cho phép khai thác thêm một thời gian nữa) được phép nhiều lần gia hạn tuổi thọ tùy theo kết quả kiểm tra.

Các số liệu П.8.1.8.2 và П.8.1.8.3 theo các kết luận về trạng thái kỹ thuật của điêdel và thời gian gia hạn thêm tuổi thọ phải ghi vào lý lịch động cơ ở mục “ghi chú đặc biệt” có chữ ký của kỹ sư cơ điện tàu.

8.2 Chỉ dẫn về kiểm sửa các hệ thống máy móc và thiết bị 8.2.1 Các ống dẫn nước, nhớt, dầu và khí

Trong thời gian kiểm sửa định kỳ, cần kiểm tra sự cố đinh các đường ống đặc biệt chú ý các đường ống chạm vào động cơ. Những đường ống, đoạn nối bị nứt, mục phải thay thế. Các đai kẹp, ốc vít phải được xiết chặt và hãm chắc. Các cần van và ống xả chất lỏng cần định kỳ mở ra và thông bằng que hoặc dây. Sự kín khít của các ống dẫn dầu, nhớt, nước, khí cần được kiểm tra khi máy đang hoạt động. Khắc phục những sự cố.

8.2.2 Các bầu lọc nhớt. Khi súc rửa bầu lọc cần tháo cẩn thận các ruột lọc và kiểm tra kỹ trạng thái kỹ thuật của chúng. Nếu thấy có các mạt trắng kim loại thì cần thu góp lại để xác định khối lượng và thành phần của chúng. Sau đó mới tiến hành xúc rửa ruột lọc.

Việc vệ sinh các ruột lọc của bộ nung dầu nhờn, bộ điều tốc, bộ lọc nhớt trên ống chính và ống đến từng máy cần được thực hiện trên thiết bị siêu âm Y3Г-10 theo hướng dẫn của phụ lục 6).

Nếu không có thiết bị siêu âm thì có thể rửa bằng dầu điêdel và bàn chải lông. Nếu trong dầu rửa có mạt kim loại thì dùng vải lục lọc lấy chúng để xác định khối lượng và thành phần của chúng.

Trong quá trình súc rửa, các ruột lọc cần được làm cẩn thận trên trục gá chuyên dùng trang trí đồ nghề để đề phòng cáu bẩn rơi vào trong. Nếu không có trục gá chuyên dụng này thì không được rửa ruột lọc.

Sau hai lần rửa ruột lọc bằng dầu điêdel cần phải rửa bằng thiết bị siêu âm.

Sau khi vệ sinh xong, cần xem xét cẩn thận trạng thái các lưới lọc và các bề mặt cạnh khoảng trong của từng giá. Nếucó khuyết tật gì (cong, mòn, thủng) ở cạnh B (hình 2, 3, 5) cần thay mới (lấy từ phụ tùng sửa chữa dự trữ) (3ИПa).

Khi lắp các bầu lọc, không được phép giảm số đĩa lọc để đảm bảo độ chặt. Nếu lắp toàn bộ rồi mà xoay được tự do thì lắp thêm một vài đĩa nữa.

Nếu lắp đúng thì các đĩa không quay tự do được. Sau khi lắp xong khe hở vòng Б (hình 2.4) giữa hai đĩa kề nhau không được nhỏ hơn 1.5mm. Cho phép có độ lượn.

Cấm khai thác động cơ khi các ruột lọc bị hỏng và các đĩa xoay tự do.

Ghi chú: Khi súc rửa các bầu lọc nên chú ý đừng để lẫn lộn đĩa của ruột lọc ống chính với ruột lọc bộ nung dầu, cũng như ruột lọc nhiên liệu của ống chính (lưới màu đỏ) với ruột lọc bộ máy nhiên liệu (lưới màu vàng).

8.2.2.1 Bầu lọc nhớt đường ống chính (gọi tắt: bầu lọc nhớt chính). Trên đường nhớt ra khỏi động cơ có đặt một bầuy lọc kép có đèn tín hiệu. Việc đặt 2 bầu lọc song song và 1 van ba ngã cho phép kiểm tra và thay thế 1 bầu lọc khi động cơ vẫn đang hoạt động.

Việc tháo ra bầu lọc để vệ sinh được thực hiện theo thứ tự sau (hình 2), mở ốc 5, tháo nắp lò xo 6, lò xo 7, ống 4 và ruột 8 kèm nẹp giữ 3.

Việc rửa ruột lọc phải tiến hành trên trục gá chuyên dụng.

Việc lắp ruột lọc được tiến hành theo thứ tự ngược lại. Sau khi xiết, kiểm tra ruột có quay không. Không cho phép ruột quay.

Nếu phát hiện thấy mạt đồng và các hạt kim loại khác, thậm chí cả phoi kim loại động cơ thì phải kiểm tra cẩn thận, làm sáng tỏ nguyên nhân. Khắc phục xong mới được khởi động động cơ.

Ghi chú: Nếu quan sát thấy trong bầu lọc nhớt có mạt nhôm hoặc mạt thép (khoảng một ít hạt) thì trong trường hợp các hạt không xuất hiện nữa hay vẫn chỉ một số ít hạt mới được tiếp tục khai thác động cơ.

Việc kiểm tra và lau chùi tiếp điểm 5 (hình 3) của bộ tín hiệu bầu lọc chính được tiến hành trong lần kiểm sửa No3 theo trình tự sau:

a/ Vặn lỏng đai ốc 2, tháo nắp 1 khỏi bộ tín hiệu và rút bộ tiếp điểm 5.

b/ Bộ tiếp điểm 5 và nắp I phải được rửa trong dầu điêdel sạch và phải đánh bằng bàn chải cứng. Sau đó ngâm lại bằng dầu điêdel sạch khoảng ½ giờ và thổi bằng không khí.

c/ Lau rửa mặt trong của hộp 7 bằng dầu điêdel sạch và lau không bằng sulphát. Kiểm tra những tiếp điểm 6 trong hộp vỏ của bộ tín hiệu cạo sạch keo bẩn và than cháy cho đến kim loại sáng dể dòng điện đi qua được tin cậy.

d/ Bộ tiếp điểm đã được rửa và hong khô phải được đánh sạch cả hai mặt bản tiếp điểm bằng thanh gỗ (đánh đến kim loại sáng ở độ sâu 1,5mm so với mép bản tiếp điểm), để đảm bảo tiếp xúc tốt. Đánh luôn cả bề mặt tiếp xúc của bộ tiếp điểm với các tiếp điểm trong hộp (có thể dùng dao cạo) sau đó thổi bằng khí nén.

Hình 2

Phần lõi lọc của bầu lọc nhớt chính

1,5 - ốc; 2- nắp; 3- ống giữ; 4 – chén; 6- Đĩa lò xo; 7- lò xo; 8- đĩa lọc; Б- khe hở B – vách

e/ Lắp bộ tiếp điểm vào hộp, tháo nút 4 và qua lỗ trên hộp dùng thước 3 có trong túi đồ nghề kiểm tra sự kín mạch của bộ tín hiệu. Nếu kín mạch, các đèn tín hiệu sẽ sáng. Phải xem khi tiếp xúc các bản tiếp điểm đừng để hỏng và cong.

Không cho phép khai thác động cơ khi bộ tín hiệu này hỏng. Sau khi kiểm tra bộ tín hiệu, vặn nút 4 lại chỗ cũ.

Ghi công việc này vào nhật ký máy. 8.2.2.3 Bầu lọc nhớt của cụm máy

Việc làm sạch các ruột lọc của cụm máy nên tiến hành trong trường hợp khi chênh lệch áp suất trước và sau bầu lọc của cụm máy vượt quá 1,5KG/cm2.

Nếu áp suất trước và sau bầu lọc lệch nhau quá 1,5KG/cm2 thì không nên khai thác máy, vì nếu chạy độ chênh lệch càng tăng.

Hoàn toàn cấm chạy máy khi độ chênh lệch này vượt quá 2,5KG/cm2.

Tháo ra bầu lọc nhớt của cụm máy theo trình tự sau đây (h.4) tháo chốt ±, tháo ốc 2, gỡ đệm 3, nắp 4, lò xo 5, ống 6 và ruột lọc 7 cùng ống giữ 8.

Việc rửa ruột lọc được thực hiện trên trục gá. Khi lắp thì theo trình tự ngược lại. Xiết ốc 2 và kiểm tra xem ruột có xoay trong ống giữ không và lắp chốt I vào.

8.2.2.4 Bầu lọc và vỏ bộ nung dầu

a/ Việc súc rửa ruột lọc của bộ nung dầu nên thực hiện trong trường hợp áp suất nhớt tại ổ đỡ tuốc bin nhỏ hơn 2.0KG/cm2 và khi thay nhớt trong động cơ và hệ thống. Tháo rã bầu lọc bộ nung dầu theo trình tự sau đây (hình 5). Mở ốc 5 tháo rắc co 4 và vòng đệm 6, nắp 7, lò xo 8, ống 9 và ruột 11.

Rửa ruột 11 trên trục gá.

Lắp bầu lọc theo thứ tự ngược lại. Xiết chặt ốc 5, kiểm tra xem ruột có quay không. Nếu sau khi xúc rửa mà áp suất nhớt tại tuốc bin không trở lại giá trị ghi trong bảng 2 thì cần rửa mặt trong của vỏ bộ nung bằng thiết bị siêu âm (phụ lục 6).

Một phần của tài liệu M503B_HDKT (Trang 28 - 42)