ĐIỀU CHỈNH LẠI GÓC PHUN SỚM NHIÊNLIỆU

Một phần của tài liệu M503B_HDKT (Trang 61 - 75)

Điều chỉnh góc phun sớm nhiên liệu có thể tiến hành bằng hai phương pháp hoặc là hỗn hợp của hai phương pháp sau:

a/ Thay đổi góc phun sớm nhiên liệu đồng thời cho toàn bộ các blốc bằng cơ cấu thay đổi góc phun sớm nhiên liệu.

2.1 Thay đổi góc phun sớm nhiên liệu riêng biệt cho từng blốc.

2.1.1 Quay trục khuỷu ngược chiều quay động cơ 40-60o, sau đó, quay chạm theo chiều thuận và dừng lại ở góc trên đĩa trục khuỷu thẳng với vạch chuẩn trên vỏ các te (góc này bằng hiệu giữa góc ĐCT theo bảng 1 và góc phun sớm ghi trong lý lịch máy cho từng blốc).

2.1.2 Lắp cờ lê vào nhíp và vặn cho đến lúc vòng chặn 3 (hình 4) ra khỏi rãnh và đưa nhíp khỏi cụm bơm.

Chú ý: Sau khi tháo nhíp truyền không được quay trục khuỷu.

2.1.3 Dùng tuốc vít quay bánh răng của trục cam theo chiều quay 3-4o, sau đó, quay bánh răng ngược lại, đặt góc thời điểm động học theo vạch chia trên bánh răng trục cam với vách chuẩn (h.2)

2.1.4 Lắp nhíp truyền động vào chỗ cũ, vặn nó đến vị trí khi then trên và then dưới của nó ăn khớp vào các then tương ứng của bánh răng phân phối 1 và 4 (h.4)

2.1.5 Vặn cờ lê lắp trên nhíp ngược chiều 1,5-2 vòng và kéo về mình cho đến khi nghe thấy tiếng khập của vòng đàn hồi 3 vào rãnh của nó. Phải chắc chắn là nhíp truyền đã được hãm bằng vòng đàn hồi 3, kiểm tra có khe hở dọc của trục 2 và lúc này mới vặn tháo hẳn cờ lê ra.

Hình 4: Truyền động bơm nhiên liệu

1,4 - Bánh răng ; 2- Nhíp truyền; 3- Vòng hãm

2.2 Điều chỉnh góc phun sớm nhiên liệu đồng thời cho tất cả các blốc (h.5) 2.2.1 Tháo ống nạp của blốc VI và đai kẹp máy nén tuốcbin

2.2.2 Mở nắp 5, tháo vòng hãm 4 khỏi trục 2 và tháo ống then 3.

2.2.3 Đánh dấu trên mép các then của trục 2 và bánh răng 1 để tính toán.

2.2.4 Muốn tăng góc phun sớm nhiên liệu dùng cờ lê chuyển dịch các thanh răng, quay trục 2 theo chiều kim đồng hồ đi 1 số răng cần thiết so với bánh răng 1 trên cơ sở tính toán là: nếu trục 2 quay đi 1 răng (trong số 16 răng) sẽ thay đổi góc phun sớm đi 0o30’30”. Khi quay trục 2 thì bánh răng 1 không được quay.

2.2.5 Lồng ống then 3 vào then trục 2 và bánh răng 1. Chú ý không để trục 2 và bánh răng 1 quay tương đối với nhau.

2.2.6 Định vị ống 3 bằng vòng hãm 4. Vòng hãm 4 cần phải sập vào rãnh của trục 2.

2.2.7 Sau khi kết thúc việc điều chỉnh góc phun sớm nhiên liệu cho toàn động cơ, kiểm tra lại góc này cho toàn bộ các blốc.

Góc điều chỉnh xong không được nhỏ hơn 1o hoặ clớn hơn 30’ so với góc phun sớm ghi trong lý lịch.

2.2.8 Lắp lại nắp 5, ống kẹp, nối ống này với ống góp, lắp lại đai cố định máy nén tuốc bin. Lắp lại nắp bánh răng cụm bơm và nút cổ thăm dò trên vỏ ly hợp.

Hình 5: Cơ cấu thay đổi góc phun sớm nhiên liệu

1- Bánh răng; 2- trục; 3- ống then; 4- Vòng hãm; 5- Nắp

Phụ lục 8 HƯỚNG DẪN VỀ KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ NHIỆT 1- Kiểm tra các khe hở nhiệt

Việc kiểm tra các khe hở nhiệt chỉ được tiến hành khi động cơ nguội hẳn và theo trình tự sau đây:

1.1 Tháo nắp 7 của một trong các cụm bơm.

1.2 Kiểm tra cơ cấu phối khí (sự nguyên vẹn của các cò mổ (đòn gánh) và con lăn

1.3 Dùng cơ cấu quay trục quay trục khuỷu để lần lượt thiết lập khe hở nhiệt giữa từng lưng cam 6 của trục cam và con lăn của cò mổ van nạp 5 và van xả 8 cho từng xi lanh.

1.5 Dùng thước lá đo khe hở nhiệt.Giá trị cho phép đối với van xả và van nạp vào khoảng 0.1-0.4mm.

1.5 Nếu ở van nào mà giá trị khe hở nhiệt sai lệch so với giá trị nói ở mục 1.4 thì cần phải tiến hành điều chỉnh.

2- Điều chỉnh khe hở nhiệt

2.1 Khi khe hở nhiệt nhỏ hơn 0,1 và không lớn hơn 0,6mm 2.1.1 Bẻ thẳng đệm hãm 2.

2.1.2 Tháo ốc 3, thay đệm hãm mới, lắp ốc vào như cũ.

2.1.3 Dùng tuốc vít quay con đội 4 để thiết lập khe hở E cho van xả và van nạp là: 0.3 ±0.02mm.

2.1.4 Xiết chặt đai ốc 3 trong khi vẫn dùng tuốc vít giữ nguiyên con đội không được xoay.

2.1.5 Kiểm tra lại khe hở E. Nó phải nằm trong khoảng 0.26-0.34mm tại bất cứ vị trí nào của con lăn 5. Xiết chặt đai ốc và định vị nó bằng cách bẻ gập 2 râu của nó lên đai ốc và 1 râu gập xuống đòn gánh 1 (h.1)

2.2 Khi khe hở lớn hơn 0.6mm

2.2.1 Kiểm tra độ chặt của ốc 3, con đội 4; Con đội phải không thể quay được bằng tuốc vít.

2.2.2 Kiểm tra độ đồng tâm khi quay của con lăn. Nếu có sự đảo rõ rệt thì chứng tỏ là ổ đỡ đã hỏng. Cần phải thay mới cả cò mổ lẫn con lăn.

2.2.3 Tiến hành ấn và thả ngay van vài lần.

2.2.4 Tiến hành đo khe hở với các yêu cầu nói trong các mục 1.3 và 1.4 của tài liệu này.

2.2.5 Sau những công việc trên, khe hở vẫn lớn hơn 0.4mm thì tiến hành điều chỉnh như hướng dẫn ở mục 2.1

Chú ý: Trong các trường hợp khi khe hở tăng cao (hơn 0.6mm) ở các van của hai (hay nhiều hơn) xi lanh và không do những nguyên nhân nói trong các mục 2.2.1 và 2.2.2 thì đại biểu của nhà máy chế tạo sẽ giải quyết việc điều chỉnh không phải tháo blốc.

2.2.6 Sau khi kết thúc công việc điều chỉnh, xem xét lại các khoang của cụm bơm cao áp xem có vật lạ không và đậy nắp cụm bơm lại.

2.3 Các blốc khác cũng tiến hành tương tự như trên.

Hình 1: Cơ cấu phân phối khí 1- Cò mổ; 2- đệm hãm; 3- Đai ốc; 4- Con đợi

5- Con lăn van nạp ; 6- Cam; 7- Nắp; 8- Con lăn van xả

Phụ lục 9 HƯỚNG DẪN VỀ KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐỘ ĐƯỜNG CỦA THANH RĂNG CỤM BƠM CAO ÁP 1- Kiểm tra độ đường thanh răng BCA

Việc kiểm tra độ đường thanh răng BCA được tiến hành khi máy nguội hoàn toàn và theo các trình tự như sau: (h.1)

1.1 Tháo các bu lông 2

1.2 Đưa các thanh răng về vị trí cung cấp dầu cực đại bằng tay điều khiển bộ điều tốc.

1.3 Đo độ đường của các thanh răng của từng blốc (khoảng đo A) và so sánh với giá trị ghi trong hồ sơ máy.

Chú ý: Việc đo độ đường của từng thanh răng nên làm lại 3 lần. Cứ mỗi lần lại đưa về vị trí dừng máy rồi lại kéo về vị trí cực đại. Lấy giá trị trung bình cộng.

1.4 Nếu giá trị đo được sai lệch quá 0.4mm so với giá trị ghi trong hồ sơ thì cần phải điều chỉnh cho đúng trị số hồ sơ.

2- Điều chỉnh độ đường thanh răng BCA

2.1 Tháo kẹp chì 1, nắp chắn 3 và đệm hiệu chỉnh 4 khỏi cụm bơm cần điều chỉnh.

Chú ý: Đệm điều chỉnh và nắp chặn là riêng biệt đối với từng cụm bơm. Việc lẫn lộn chúng từ cụm này sang cụm khác bị nghiêm cấm.

2.2 Điều chỉnh độ đường của thanh răng đúng với số liệu hồ sơ với độ chính xác ±0.1mm. Cơ sở để tính là nếu vặn khoá vào một ren trong số 24 ren thì giảm độ đường (tăng lượng dầu cấp) đi 0.06mm.

2.3 Lắp nắp chặn cùng đệm của nó lại chỗ cũ.

2.4 Điều chỉnh cho các blốc khác theo trình tự ở mục 2.1 và 2.2.

2.5 Sau khi kiểm tra và điều chỉnh xong cho tất cả các blốc thì kiểm tra lại độ đường của chúng lần cuối.

Chú ý: Việc kiểm tra và điều chỉnh xong cho tất cả các blốc thì kiểm tra lại độ đường của chúng lần cuối.

Chú ý: Việc kiểm tra được lặp lại 3 lần cho từng thanh răng. 2.6 Lắp nắp chặn và kẹp chì.

Hình 1: Cụm bơm 1- Dấu chì; 2- Bu lông; 3- Nắp chặn; 4- Đệm hiệu chỉnh; A- Khoảng đo

Phụ lục 10 HƯỚNG DẪN VIỆC KIỂM TRA VÒI PHUN

VÀ KHẮC PHỤC HỎNG HÓC 1. Kiểm tra tình trạng vòi phun

1.1 Tháo lần lượt tất cả các vòi phun của các blốc và kiểm tra trên thiết bị thử vòi phun.

1.2 Kiểm tra trên thiết bị những thông số đặc trưng cho vòi phun sau:

1.2.1 Áp suất bắt đầu phun (P.3aT). Áp suất này không được phép nhỏ hơn 230KG/cm2. Nếu P3aT nhỏ hơn thì cần điều chỉnh sao cho 250±5KG/cm2. Khi kiểm tra vòi phun tiến hành phun không ít hơn 5 lần.

1.2.2 Độ kín của mặt côn kim phun. Việc tnày được kiểm tra bằng cách giữa áp suất 170-200KG/cm2 được trong 10 giây mà đầu vòi phun không có dầu chảy ra từ các lỗ phun. Nếu có dầu rỉ ra hoặc có những tia phun nhẹ thì phải vệ sinh..

1.2.3 Chất lượng phim: Ấn cần bơm của thiết bị thử 30-40 lần trong một phút ấn đều tày và hết hành trình bơm. Vòi phun phải dứt khoát khi bắt đầu phun và kết thúc phun. Sự phun đứt đoạn (kim phun nâng lên, tụ xuống nhiều lần trong một hành trình đi xuống của cần bơm) chứng tỏ sự hoạt động không tốt của vòi phun.

Nếu nhiên liệu phun ra thành từng dòng nhỏ mà không tạo “sương mù” chứng tỏ kim bị treo.

Trong trường hợp này vòi phun phải được vệ sinh. 1.2.4 Độ sạch của cá clỗ phun

Độ sạch của các lỗ phun được xác định bằng mắt hoặc bằng tờ giấy sau 1 lần phun cần phải có 9 vết in trên giấy thử (theo số lỗ phun).

Vòi phun có 1 lỗ bị tắc có thể được phép dùng tiếp. Nếu có từ 2 lỗ trở lên bị tắc thì phải thông lỗ.

2. Khắc phục hỏng hóc

2.1 Để phục hồi áp suất phun như đã nói ở mục 1.2.1 cần phải:

2.1.1 Tháo chụp vòi phun và nhờ vít điều chỉnh chỉnh lại áp lực phun (bắt đầu phun) P3aT = 250±5KG/cm2. Kiểm tra lại trên thiết bị thử.

2.1.2 Sau khi kiểm tra, lắp chụp lại và lại kiểm tra lại áp suất phun và hãm chặt chụp.

Chú ý: Tiến hành không ít hơn 5 lần phun liên tiếp. 2.2 Vệ sinh đầu vòi phun

2.2.1 Tháo khớp đầu vòi phun.

2.2.2 Nhúng cả đầu vòi phun vào đầu C sạch và rút kim phun ra.

2.2.3 Cẩn thận vệ sinh sạch mặt côn kim phun và mặt trong vỏ đầu phun trong đầu C cho đến khi không còn màng bẩn mới thôi. Lỗ phun bị tắc phải được thông bằng sợi thép dẻo đường kín 0.15 – 0.25mm; xong lại rửa lần nữa.

2.2.4 Không lấy kim và vỏ đầu vòi phun ra khỏi dầu, lắp chúng vào nhau.

2.2.5 Kiểm tra sự trơn tru của kim chuyển động trong vỏ đầu phun. Kéo kim phun ra 1/3 chiều dài bềmặt công tác của nó đặt nghiêng một góc 45o so với mặt nằm ngang, kim phải trượt xuống đều đặn dưới tác dụng của trọng lượng bản thân nó.

2.2.6 Lắp đầu phun vào vòi phun, xiết khớp đầu phun bằng cờ lê lực 1200- 1300KG/cm.

2.2.7 Kiểm tra lại vòi phun theo mục 1.2.2 và 1.2.3 cho phun không íthơn 5 lần. Nếu vòi phun vẫn bị nhỏ giọt hoặc chất lượng phun tồi thì cần thay mới đầu vòi phun.

3- Thay đầu vòi phun

Cần thay đầu vòi phun hỏng theo tuần tự sau đây:

3.1 Đầu vòi phun mới cần phải được giải niêm cất theo chỉ dẫn trong lý lịch phụ tùng dự trữ của cơ cấu nhiênliệu.

3.2 Sau khi lắp đầu phun mới vào vòi phun theo mục 2.2.6 vòi phun phải được kiểm tra theo phần 1 của hướng dẫn này.

3.3 Đối với từng blốc cho phép thay mới tối đa 4 đầu vòi phun. Từ 5 đầu vòi phun trở lên cần tháo cả cụm bơm và kiểm tra nó cùng với các vòi phun.

3.4 Lắp các vòi phun lại chỗ cũ, trước đó phải thay các đệm đồng. Hãm bằng dây thép.

BẢNG KẾ HOẠCH KIỂM SỬA ĐỊNH KỲ

Phụ lục 11

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

SỐ THỨ TỰ - KIỂM SỬA Chú ý No1 Hàng ngày No2 Sau khi đi biển về No3 Sau 100h hoạt động của máy No4 Sau 200h hoạt động của máy No5 Khi thay nhớt trong động cơ và hệ thống sau 500h động cơ hoạt động No6 Sau 300- 500h động cơ làm việc ở chế độ 1500v/f No7 Sau 800- 1000h hoạt động của động cơ No8 Sau khi chạy hết tuổi thọ

1) Kiểm tra lượng dầu và nhớt trong các két và nước trong máy.

x x x x x - - x

2) Kiểm tra có nước mặn và nhớt trong các phao kiểm tra.

x x x x x - - x

3) Tiến hành kiểm tra bên ngoài động cơ: kiểm tra các khớp nối, các dây hãm và các mối liên kết của các cơ cấu, của hệ thống nhiên liệu, nhớt và khí. Kiểm tra các nút khí, các van xả và tin chắc là không có rò rỉ. Khắc phục những chỗ rò chảy.

x x x x x - - x

4) Kiểm tra các khớp nối, các giá cố định và vị trí không của các đồng hồ đo đạc

NỘI DUNG CÔNG VIỆC No1 No2 No3 No4 No5 No6 No7 No8 Chú ý 5) Kiểm sửa sự điều khiển động cơ từ bàn điều

khiển động cơ, từ buồng điều khiển từ xa và chắc chắn sự đồng bộ của hệ thống

x x x x x - - x

6) Kiểm tra sự rò rỉ qua các khớp nối bơm nước ngọt và nước mặn, bơm chuyển nhiên liệu và các bơm trong cụm máy. Đồng thời kiểm tra cả các lỗ thông và các van xả (việc này được thực hiện khi động cơ làmviệc ở sức đẩy không ngay trước khi dừng động cơ sau khi đã thông sơ bộ các lỗ kiểm tra của các bơm)

- x - - - -

7) Cho mỡ CT (mỡ HK-50 ΓOCT 5573-67) vào lỗ bôi trơn các ổ đỡ của động cơ.

- - x - - - - -

8) Tháo rã, kiểm tra và rửa ruột bầu lọc nhớt chính và bầu lọc nhớt của đường dầu hút cưỡng bức khỏi bầu góp dầu.

- x - - - Thực hiện sau khi

đi biển dài hơn 2 giờ về 9) Kiểm tra và nếu cần vệ sinh lưới lọc của cửa

vào tăng áp.

- x - - - -

10) Kiểm tra sự cố định của điêdel với bệ máy và sự nối giữa bích xuất lực với trục chân vịt. Kiểm tra sự trùng khít của trên các đai ốc và trụ của các thiết bị giảm chấn ổ đỡ sau.

- x - - - Thực hiện sau khi

đi biển dài hơn 2 giờ về

11) Rót nhớt vào lỗ của bộ điều tốc - - x x x - - x

12) Cho mỡ CT vào vú mỡ của các ổ trước của điêdel và bàn điều khiển bằng cách vặn từ 10-15 vòng nắp. Nhỏ dầu nhờn vào cần bộ điều tốc

- - x x x - - x Cho mỡ vào đầy vú

mỡ sau 50-60h hoạt động

13) Kiểm tra và vệ sinh bộ chối tiếp điểm của bản tính hiệu bầu lọc nhớt chính.

- - x x x - - x

14) Làm vệ sinh vỏ bộ sấy dầu nhờn khỏi xỉ cháy. - - x x x - - x

15) Kiểm tra và vệ sinh bầu lọc dầu cháy chính - - x x x - - x Việc này tiến hành không ít hơn 1 lần sau

5 tháng làm việc 16) Kiểm tra sự trơn tru trong chuyển động của các

thanh răng bơm nhiên liệu nhờ cần điều khiển tay bộ điều tốc.

- - x x x - - x

17) Tiến hành phân tích nước làm mát xác định thành phần xrômpíc và phân tích dầu nhờn trong các két chứa dầu nhờn trực nhật xác định độ nhớt hình động và hàm lượng nhớt.

- - x x x - - x Trong 300h làm việc

đều thì cứ 50h phải tiến hành phân tích 18) Kiểm tra lượng nhớt trong bàn điều khiển. Mực

nhớt trong đó phải ở khoảng 17-25mm từ mép gia công của lỗ rót dầu.

- - - x - - - x

19) Kiểm tra sự kín khít của hệ thống không khí điều khiển.

- - - x - - - x

20) Lấy mẫu thử từ hệ thống nước làm mát để phân tích - - - x - - - x

NỘI DUNG CÔNG VIỆC No1 No2 No3 No4 No5 No6 No7 No8 Chú ý

Một phần của tài liệu M503B_HDKT (Trang 61 - 75)