huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
3.1.1. Phương hướng của Đảng và Nhà nước
Chính sách tạo động lực làm việc có vai trò quan trọng cho việc triển khai phát huy yếu tố con người trong các cơ quan, tổ chức. Vì vậy, chính sách tạo động lực làm việc cho công chức là vấn đề được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm trong nhiều năm qua. Đảng ta xác định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, công tác cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị…”. Trong khi đó cán bộ cấp cơ sở là những người thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, được nhân dân hiểu nhất, do đó xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở thạo việc, miệng nói tay làm, có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, luôn là yêu cầu cấp bách cả trước mắt và lâu dài.
Bởi tầm quan trọng đó, việc xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu mới, đồng thời duy trì và tăng cường được động lực làm việc tích cực đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách cần thiết.
Nghị quyết TW 5 khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn đã đặt ra nhiệm vụ “chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở”; Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 Khóa XI về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở” cũng đã xác định sửa đổi quy định về CBCC cấp xã theo hướng từ nhiệm kỳ 2015 - 2020, cán bộ cấp xã hoạt động theo nhiệm kỳ, được hưởng chế độ theo quy
định của Nhà nước; hết nhiệm kỳ không được bầu vào chức danh mới, nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì được bố trí công tác khác theo quy định, nếu không đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì được nghỉ công tác, hưởng chế độ trợ cấp một lần và đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện...; Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC, trong đó có đội ngũ CBCC cấp xã…
Đồng thời, cũng cần bám sát nội dung các văn bản của Chính phủ quy định về xây dựng, phát triển đội ngũ CBCC, trong đó có đội ngũ CBCC ở cơ sở, như: Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 (ban hành kèm theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 8/11/2011), trong đó đã xác định nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, phấn đấu đến năm 2020, đội ngũ CBCCVC có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước; Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” trong đó đã đề ra nhiệm vụ phải đổi mới cơ chế quản lý và chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBCC ở xã, phường, thị trấn gồm: Sửa đổi các quy định về chức danh, số lượng và chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn; Nghiên cứu hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với CBCC về công tác tại các xã có địa bàn khó khăn…
3.1.2. Định hướng của địa phương
Qua thời gian triển khai Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 12/8/2016 của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 và Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 09/11/2018 của Tỉnh ủy về sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 04- NQ/TU, ngày 12/8/2016 của Tỉnh ủy, đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở đã có bước trưởng thành, phát triển về nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
Bên cạnh những mặt đạt được, đội ngũ CBCC toàn tỉnh vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, yếu kém nhất định cần được tiếp tục quan tâm cải thiện. Để đảm bảo và tăng cường nâng cao chất lượng cán bộ ở mọi phương diện, đáp ứng những yêu cầu phát triển mới của đất nước, tiếp tục phát huy những mặt đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết 15-NQ/TU ngày 26/11/2019 về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy từ nay đến hết năm 2020 và định hướng đến năm 2025 với các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, cụ thể như sau:
Về quan điểm:
1. Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bài của cách mạng; công tác cán bộ
là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
2. Thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị.
3. Tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, thường xuyên đổi mới
công tác cán bộ phù hợp với tình hình thực tiễn; xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.
4. Quán triệt nguyên tắc về quan hệ giữa đường lối chính trị với đường lối cán bộ; quan điểm giai cấp và chính sách đại đoàn kết rộng rãi trong công tác cán bộ.
5. Xây dựng đội ngũ cán bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trực tiếp
là của các cấp ủy, tổ chức đảng mà trước hết là người đứng đầu và cơ quan tham mưu của Đảng, trong đó cơ quan tổ chức, cán bộ là nòng cốt.
Về mục tiêu:
1. Mục tiêu chung
- Tiếp tục đổi mới và tạo đột phá về công tác cán bộ. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ và Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 27/4/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa
bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020. Xây dựng đội ngũ cán từ tỉnh đến cơ sở bảo đảm chất lượng, có cơ cấu hợp lý, vững vàng về chính trị, có đạo đức cách mạng trong sáng, có trình độ, kỹ năng và tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Sắp xếp, chuyển đổi mô hình tổ chức, đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đến cuối năm 2020
2.1.1. Đội ngũ cán bộ các cấp đạt trình độ như sau: Đối với cấp xã
- Đối với cấp ủy: 100% đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị và trung cấp chuyên môn trở lên; trong đó, phấn đấu 80% đạt từ đại học chuyên môn trở lên.
- Đối với cán bộ cấp xã (thuộc khu vực đồng bằng): 100% đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị và trung cấp chuyên môn trở lên; phấn đấu trình độ đại học chuyên môn trở lên đạt trên 80%; đối với các chức danh bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân 100% đạt trình độ đại học chuyên môn trở lên.
- Đối với cán bộ cấp xã (thuộc khu vực miền núi): 90% trở lên đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị và 80% trở lên đạt trình độ trung cấp chuyên môn; phấn đấu 70% đạt trình độ đại học chuyên môn trở lên; đối với các chức danh bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân 100% đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên và 75% đạt trình độ đại học chuyên môn trở lên.
- Đối với CCCX (thuộc khu vực đồng bằng): 100% đạt trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, phấn đấu 80% đạt trình độ đại học chuyên môn trở lên. Trung cấp lý luận chính trị đạt 90% trở lên.
- Đối với CCCX (thuộc khu vực miền núi): 90% đạt trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, phấn đấu trình độ đại học chuyên môn trở lên đạt trên 75%; trình độ trung cấp lý luận chính trị 70%.
2.1.2. Hoàn thành tốt việc tinh giản biên chế và bố trí đội ngũ cán bộ theo đề án vị trí việc trí việc làm; kiện toàn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và sắp xếp chuyển đổi mô hình tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập.
2.2. Định hướng đến năm 2025
- Tiếp tục nâng cao tính chuyên nghiệp và trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo đạt chuẩn theo quy định.
- Đảm bảo bộ máy tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở được kiện toàn, sắp xếp tinh gọn, ổn định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, hoạt động đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.
Về nhiệm vụ và giải pháp:
1. Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
- Đổi mới nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nhận xét, đánh giá cán bộ;
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ;
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
- Kiên quyết tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ; coi trọng chất lượng tuyển dụng; đảm bảo nguyên tắc và phát huy dân chu trong đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ;
- Đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, đề cao vai trò người đứng dầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát;
- Thực hiện tốt cơ chế, chính sách đối với cán bộ.
2. Tập trung kiện toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm bộ máy đồng bộ, tinh gọn, ổn định, phù hợp với chức năng nhiệm vụ. [23]
Như vậy, chính sách tạo động lực làm việc có vai trò quan trọng cho việc triển khai phát huy yếu tố con người trong các cơ quan, tổ chức. Động lực làm
việc là sự thúc đẩy con người làm việc hăng say, giúp họ phát huy được sức mạnh tiềm tàng bên trong, vượt qua được những thách thức, khó khăn, hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Động lực lý giải cho lý do tại sao một người lại hành động khi người đó bắt tay vào làm việc mà không cần có sự cưỡng bức, khi đó, họ có thể làm được nhiều hơn điều mà cấp trên mong chờ ở họ.
Vì vậy, chính sách tạo động lực làm việc cho công chức là vấn đề được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm trong nhiều năm qua. Đứng trước những yêu cầu phát triển mới, việc phát huy sức mạnh và giá trị của đội ngũ nhân sự trước những cơ hội và thách thức mới là nhân tố quyết định thành bại của sự nghiệp CNH-HĐH gắn liền với cải cách hành chính nhà nước. Do đó, Đảng và Nhà nước ta nói chung và lãnh đạo tỉnh Quảng Nam nói riêng luôn nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và thúc đẩy hiệu quả thực thi công vụ của họ, hướng đến gây dựng và kiện toàn một nền hành chính Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hiện đại, ngày càng hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.