3.3. Kiến nghị
3.3.3. Đối với UBND cấp huyện
Tăng cường chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp phòng LĐTBXH và UBND cấp xã thực hiện kịp thời chế độ, chính sách ưu đãi người có công theo
quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo việc thực hiện chi trả chế độ trợ cấp cho người có công đúng kỳ, đủ số tiền, đến tận tay đối tượng được thụ hưởng chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trước ngày 05 hàng tháng.
Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn không bố trí cán bộ bán chuyên trách làm công tác chi trả chế độ, chính sách cho người có công.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách. Thực hiện xã hội hoá sâu hơn, thường xuyên hơn các phong trào và việc làm tình nghĩa như: Ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; xây nhà tình nghĩa; chăm sóc giúp đỡ thương bệnh binh nặng, bố, mẹ liệt sỹ già yếu, cô đơn; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng và phụng dưỡng thân nhân liệt sĩ neo đơn; ưu tiên đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm đối với con thương binh, con liệt sĩ và người có công. Biểu dương, khen thưởng các tâp thể, cá nhân làm tốt phong trào “đền ơn đáp nghĩa” và chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Tiểu kết chương 3
Chính sách đối với người có công là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và nhà nước ta, thể hiện rõ tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”. Cùng với sự phát triển của đất nước, các chính sách đối với người có công đã từng bước hoàn thiên, tương đối toàn diện, bao phủ hầu hết các đối tượng người có công.
Về cơ bản, các chính sách đã bảo đảm công bằng và tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Mức trợ cấp đối với người có công thường xuyên được điều chỉnh phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài chính sách trợ cấp còn chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm, miễn giảm thuế…và sự tham gia có trách nhiệm của toàn xã hội đối với người có công.
Vì vậy, thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện An Lão đã có nhiều nỗ lực trong công tác triển khai, đồng thời cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện đòi hỏi phải dựa vào thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội phát sinh và những yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra, từ đó đề ra nhứng giải pháp có tính khoa học, hữu hiệu và đồng bộ nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời từng bước xem xét, đề xuất kiến nghị sửa đổi nhằm hoàn thiện chính sách đối với người có công tại huyện An Lão nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.
KẾT LUẬN
Chính sách đối với người có công là một bộ phận quan trọng trong chính sách xã hội góp phần ổn định xã hội. Mục đích của chính sách đối với người có công nhằm xoa dịu đi những đau thương mất mát của đối tượng thương binh, liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công với cách mạng. Đồng thời, thể hiện tấm lòng biết ơn, kính trọng đối với những người đã hy sinh xương máu của mình để bảo vệ quê hương đất nước. Qua việc thực hiện chính sách đối với người có công để giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây đến thế hệ trẻ hôm nay và mai sau tiếp bước cha ông của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những năm qua, cơ quan thường trực LĐTBXH luôn kịp thời tham mưu UBND huyện An Lão chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chế độ theo quy định chính sách đối với người có công. Huyện đã giải quyết tốt công tác xác nhận hồ sơ cho người có công với cách mạng và thân nhân theo đúng quy định, nhất là chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ; hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; các chế độ trợ cấp một lần. Hiện nay, toàn tỉnh có 1120 người được công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Và để thực hiện tốt hơn nữa chính sách đối với người có công tại huyện An Lão, trong thời gian tới huyện cần triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quán triệt, phổ biến đầy đủ và kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các cấp ủy đảng, chính quyền và người có công; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về truyền thống đấu tranh cách mạng, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với người có công. Các cấp, các ngành phải xây dựng chương
trình hành động cụ thể với nội dung thiết thực, đưa vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, huy động các nguồn lực xã hội, vận động các tổ chức, cá nhân tích cực hưởng ứng tham gia công tác chăm sóc người có công với nước trên địa bàn huyện.
Cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước của chính quyền các cấp và trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn đối với công tác người có công; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện của các cấp, các ngành, các địa phương, cơ sở; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các ngành, đoàn thể có liên quan với cấp ủy, chính quyền địa phương; thực hiện công khai, dân chủ, công bằng, đúng quy định việc xét duyệt, thẩm định, chi trả chế độ đối với người có công với nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động thương binh xã hội (2013), Thông tư số 05/2013/TT- BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ LĐTBXH Hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi Người có công với cách mạng và thân nhân.
2. Bộ Lao động thương binh xã hội (2014), Thông tư số 16/2014/TT- BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ LĐTBXH Hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đã người có công cách mạng.
3. Bộ Lao động thương binh xã hội (2016), Thông tư số 25/2016/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc Hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
4. Bộ Lao động thương binh xã hội (2020), Thông tư số 03/2020/TT- BLĐTBXH ngày 25/02/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với Cựu chiến binh theo quy định tại Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh.
5. Bộ Quốc phòng (2013), Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 07/11/2013
của Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
6. Bộ Y Tế, Bộ Lao động thương binh xã hội (2013), Thông tư liên tịch số 41/2013/BYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013 của Bộ Y tế và Bộ LĐTBXH Hướng dẫn giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi
nhiễm chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.
7. Bộ Y Tế, Bộ Lao động thương binh xã hội (2016), Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 Hướng dẫn khám, giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật, có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".
9. Chính phủ (2014), Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi Người có công với Cách mạng.
10. Chính phủ (2017), Nghị định số 70/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2017 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
11. Chính phủ (2018), Nghị định 99/2018/NĐ-CP ngày 12/07/2018 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
12. Chính phủ (2019), Nghị định 58/2019/NĐ-CP ngày 01/07/2019 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
13. Đỗ Căn (2018), Quân đội tiếp tục thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng, Tạp chí Tổ chức nhà
nước, số 7/2018.
14. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình khoa học chính sách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Hữu Hải (2013), Chính sách công - Những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Thu Hoài (2013), Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước Việt Nam đối với thương binh liệt sĩ và người có công với cách mạng từ năm 1991 đến năm 2010, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Duy Kiên (2012), Chính sách người có công - là trách nhiệm của toàn dân, Tạp chí Tuyên giáo số 7/2012.
18. Đặng Thị Phương Lan, Phạm Hồng Trang (2012), Giáo trình ưu đãi xã hội, Nxb Lao động - xã hội.
19. Lê Thị Thanh Phúc (2017), Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Học
viện Hành chính Quốc gia.
20. Nguyễn Hoài Thu (2019), Hoàn thiện pháp luật về ưu đãi người có công
với cách mạng, Tạp chí Khoa học nội vụ, số 31/2019.
21. Văn Tất Thu (2016), Năng lực thực hiện chính sách công - những vấn đề
lý luận và thực tiễn, Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước.
22. Nguyễn Minh Thuyết (2012), Chính sách và công cụ phân tích, Bài giảng tại Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
23. Đậu Thị Tình (2016), Đánh giá nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc người có công với cách mạng (Nghiên cứu tại xã Quỳnh Văn - Quỳnh Lưu, Nghệ An), Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Nxb Khoa học xã hội.
25. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2012), Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội Sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
26. Ủy ban nhân dân huyện An Lão (2017), Báo cáo thực hiện chính sách người có công năm 2017
27. Ủy ban nhân dân huyện An Lão (2018), Báo cáo thực hiện chính sách người có công năm 2018
28. Ủy ban nhân dân huyện An Lão (2019), Báo cáo thực hiện chính sách người có công năm 2019
29. Văn phòng Quốc hội (2019), Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
30. Lê Thị Thanh Vân (2016), Thực hiện chính sách ưu đãi cho người có công trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ,
PHỤ LỤC PHỤ LỤC I
MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁC MẠNG
(Kèm theo Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2019) Đơn vị tính: nghìn đồng
A. MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI HÀNG THÁNG
TT Đối tượng người có công Mức trợ cấp, phụ cấp Trợ
cấp
Phụ cấp
1 Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945:
- Diện thoát ly 1.815 308/1
thâmniên
- Diện không thoát ly 3.081
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 từ trần
1.624
- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổitrở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêmtrợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng
1.299
2 Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 từ trần
911
- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống côđơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng
1.299
3 Thân nhân liệt sĩ:
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ
1.624
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ
3.248
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 3 liệt sĩtrở lên
4.872
- Trợ cấp tiền tuất đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác (diện không hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng)
1.624
- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởngtrợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng
1.299
4 - Bà mẹ Việt Nam anh hùng (hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo mức trợcấp tiền tuất
đối với thân nhânliêt sĩ quy định tại mục 3) - Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình
1.624
5 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến
1.361
6 - Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh) - Thương binh loại B
Phụ lụcII
Phụ lụcIII - Thương binh, thương binh loại B suy giảm
khả năng lao động từ81% trở lên
815
- Thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên có vết thương đặc biệt nặng
1.670
- Người phục vụ thương binh, thương binh loại B ở gia đình:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên 1.624 + Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
có vết thương đặc biệt nặng
2.086
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 61%trở lên từ trần
911
- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởngtrợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng
thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng 7 - Bệnh binh:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 41% - 50% 1.695 + Suy giảm khả năng lao động từ 51% - 60% 2.112 + Suy giảm khả năng lao động từ 61% - 70% 2.692 + Suy giảm khả năng lao động từ 71% - 80% 3.103 + Suy giảm khả năng lao động từ 81% - 90% 3.714 + Suy giảm khả năng lao động từ 91 % -100% 4.137 + Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ
81%trở lên
815 + Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ
81%trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng
1.624
- Người phục vụ bệnh binh ở gia đình:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên 1.624 + Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
có bệnh tật đặc biệt nặng