Đánh giá quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 75 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các Sở, Ban, Ngành liên quan... nắm danh sách các đơn vị mới, thành lập khai thác, tuyên truyền, cung cấp văn bản về chế độ chính sách, hướng dẫn đơn vị lập hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Do đó việc quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với lao động tại các doannh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, như sau:

2.3.1.1. Công tác thu Bảo hiểm xã hội

- Khai thác doanh nghiệp nông nghiệp tham gia Bảo hiểm xã hội có xu hướng tăng thể hiện ở doanh nghiệp tham gia BHXH so với thực tế có xu hướng tăng từ 79 doanh nghiệp năm 2017 lên 116 doanh nghiệp năm 2020.

- Số đối tượng thu BHXH trên địa bàn từng bước được mở rộng đối với tất cả người lao động làm công ăn lương ở các khối doanh nghiệp và cơ quan ban ngành. Riêng đối với số lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp tham gia Bảo hiểm xã hội có xu hướng tăng hàng năm, cụ thể năm 2017 là 11.014 người đến năm 2020 đã là 14.539 người.

- Luôn hoàn thành kế hoạch thu BHXH Việt Nam giao: Số tiền thu BHXH tại tỉnh tăng cao qua các năm từ 1.874 tỷ đồng năm 2017 lên 2.386 tỷ đồng năm 2020. Nguyên dân là do nhận thức được công tác thu BHXH của ngành là rất quan trọng, có thu tốt mới đảm bảo nguồn chi, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển quỹ BHXH góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ có nền tảng vững chắc cho sự nghiệp BHXH tỉnh Đắk Lắk nói riêng và BHXH Việt Nam nói chung, cụ thể:

- Thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh, đồng thời tham mưu, đề xuất các biện pháp có tính khả thi giúp cấp ủy và chính quyền chỉ đạo cơ sở thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH cho người lao động.

- Mức tiền lương căn cứ đóng BHXH: Đối với các doanh nghiệp Nhà nước và khối hành chính sự nghiệp thì lao động càng làm việc lâu năm thì mức lương càng tăng dần dẫn đến hệ số lương để trích nộp BHXH cũng tăng. Mặt khác, do sự phát triển của nền kinh tế nước ta, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu cho cuộc sống ngày càng lớn, đòi hỏi phải có mức thu nhập càng cao. Vì vậy, trong những năm qua, Nhà nước đã tăng mức lương cơ sở dẫn đến mức lương trích nộp BHXH được tăng lên, làm cho số phải nộp cho quỹ BHXH cũng phải tăng lên.

- Tỷ lệ nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp nông nghiệp: trong giai đoạn 2017- 2020 tỷ lệ nợ đọng có xu hướng biến động tăng, giảm qua các năm. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thu-chi của BHXH.

- Công tác quản lý thu được kiện toàn và thống nhất trong toàn tỉnh: BHXH tỉnh Đắk Lắk đã đưa ra được hệ thống biểu mẫu báo cáo, thống kê số liệu thu, quản lý, phân cấp thu được thống nhất trong toàn tỉnh, giao kế hoạch thu cho các đơn vị cấp dưới luôn sát với thực tế, ban hành quy trình quản lý thu dựa trên tình hình cụ thể của địa phương.

- Năng lực cán bộ công chức dần được nâng cao: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao, cán bộ BHXH đã thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt tình hình thực hiện và tham gia BHXH của đơn vị sử dụng lao động và người lao động.

- Qua tiến hành điều tra 21 doanh nghiệp thì loại hình công ty TNHH chiếm 85,7%, số thu lớn hơn số chi từ 1,15 đến 1,2 lần. Mức độ nắm bắt thông tin của DNNN mới ở mức độ tương đối và thỉnh thoảng. Tỷ lệ mức đóng BHXH tương đối cao trên 90%.

- Với lao động làm việc trong các DNNN phân lớn nữ giới với độ tuổi chủ yếu trên 35 tuổi. Tuy có sự quan tâm đến BHXH nhưng mức độ tìm hiểu của lao động mới chỉ là thỉnh thoảng và mức đóng BHXH của lao động trên 80%.

2.3.1.2. Công tác chi Bảo hiểm xã hội

* Về phía doanh nghiệp nông nghiệp: Các DNNN đảm bảo thời gian giải quyết chế độ và phương thức chi trả: Theo điều tra, thời gian giải quyết chế độ mới chỉ ở mức bình thường và phương thức chi trả các chế độ BHXH mới chỉ ở mức thuận tiện.

* Về phía lao động làm việc trong doanh nghiệp nông nghiệp

Các lao động làm việc trong các DNNN cho rằng kết quả số người đã được thanh toán các chế độ BHXH cao nhưng mới chỉ trên 60%. Tuy nhiên, việc thanh toán các chế độ vẫn còn đang ở mức thấp.

Về thời gian giải quyết các chế độ và phương thức chi trả các chế độ BHXH trong 105 lao động thì 99% lao động cho rằng phương thức chi trả BHXH là hợp lý, thời gian giải quyết các chế độ mới đang chỉ ở mức trung bình.

2.3.2. Những hạn chế

2.3.2.1. Đối với công tác thu Bảo hiểm xã hội

- Số doanh nghiệp nông nghiệp tham gia đóng BHXH còn thấp, mặc dù được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế được tham gia BHXH nhưng thực trạng tồn tại cho thấy vẫn còn một bộ phận rất lớn người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nông nghiệp chưa tham gia BHXH.

- Mức tiền lương sử dụng để làm căn cứ tính đóng BHXH hàng tháng thấp so với thu nhập thực tế của người lao động, mức hưởng so với mức đóng thì quá cao (tối đa 75% so với mức đóng). Tuy nhiên, do mức tiền lương làm căn cứ để đóng thấp nên mức

- Số lao động tham gia đóng vào quỹ BHXH còn thấp: So với số lao động thực tế trên địa bàn tỉnh thì tỷ lệ số lao động tham gia BHXH còn rất nhỏ. Doanh nghiệp nông nghiệp thì tỷ lệ lao động tham gia BHXH rất thấp là do đa số bộ phận người lao động nông nghiệp có thu nhập thấp chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

- Tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH tuy giảm nhưng vẫn còn phổ biến: Số tiền nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp nông nghiệp tuy giảm nhưng so với số thu thì tỷ lệ nợ này vẫn đáng kể.

- Công tác phối hợp quản lý thu BHXH còn thiếu đồng bộ: Chưa có sự phối hợp giữa các ngành các cấp có liên quan với cơ quan BHXH trong quản lý thu BHXH nên chưa nắm chắc được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp nông nghiệp.

- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nông nghiệp tìm hiểu về Luật BHXH còn rất ít, chưa khuyến khích người lao động đóng cao hưởng cao.

2.3.2.2. Đối với công tác chi Bảo hiểm xã hội

- Trong quản lý chi BHXH: Trong thời gian qua thực hiện quản lý chi trả chế độ BHXH và giải quyết chính sách cho người lao động tham gia và được hưởng BHXH đã có rất nhiều hiện tượng cá nhân, tổ chức có hành vi, vi phạm gây thất thoát tiền của quỹ BHXH.

- Nguồn kinh phí chi BHXH chưa được quản lý chặt chẽ: Tình trạng lạm dụng quỹ BHXH để hưởng các chế độ BHXH ở một số địa phương và đơn vị sử dụng lao động vẫn còn phổ biến gây thất thoát nguồn kinh phí chi BHXH.

- Quy định thủ tục thụ hưởng BHXH còn rườm rà, phức tạp.

- Công tác thanh tra, kiểm tra trong chi trả các chế độ BHXH còn hạn chế: Mặc dù BHXH tỉnh đã có Phòng Thanh tra - Kiểm tra, thực hiện chức năng kiểm tra và giám sát hoạt động BHXH nhưng chưa chủ động tập trung thời gian và chương trình cụ thể đi sâu xuống các cơ sở, địa điểm chi trả, các đơn vị sử dụng lao động để nắm bắt tình hình của đối tượng.

- Còn sử dụng tiền mặt nhiều trong chi trả: Chưa hướng dẫn khuyến khích đối tượng hưởng lương qua tài khoản thẻ rút tiền tự động, phần lớn đối tượng đang hưởng bằng tiền mặt.

2.3.2.3. Chế độ chính sách của nhà nước về Bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước thì chính sách của Nhà nước về BHXH có nhiều thay đổi như chính sách tiền lương tiền công, hằng năm chính phủ có sự điều chỉnh lương tối thiểu cơ sở, theo đó thì mức đóng và mức hưởng BHXH cũng thay đổi dần để phù hợp với nhu cầu cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp cho rằng tỷ lệ đóng BHXH còn khá cao nên các doanh nghiệp còn né tránh hoặc đóng BHXH cho người lao động theo mức lương tối thiểu.

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Trong quản lý thu

- Nhận thức của một số chủ sử dụng lao động về chính sách BHXH còn hạn chế, vì lợi nhuận, chủ sử dụng lao động bất chấp các quy định của pháp luật trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động mà họ đang sử dụng nhất là các đơn vị thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, khu vực sử dụng lao động tự do, hộ cá thể.

- Tiền lương của người lao động hoạt động trong các doanh nghiệp không cao, lương không cao dẫn đến mức đóng thấp nên mức hưởng cũng không cao.

- Người lao động chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về lợi ích mà chính sách BHXH mang lại nên còn nghĩ đóng BHXH thì dễ nhưng lấy lại tiền thì khó, sợ bị trích lương giảm thu nhập. Nhiều người lao động tuy đã hiểu về lợi ích BHXH mang lại nhưng chủ sử dụng lại không tham gia nhưng không giám đấu tranh do sợ mất việc làm.

- Chế tài xử phạt của cơ quan BHXH chưa đủ sức răn đe, cơ quan BHXH có trực tiếp phát hiện ra các sai phạm nhưng thẩm quyền xử phạt lại không thuộc về cơ quan BHXH.

- Cơ chế phối hợp thực hiện Luật BHXH nói chung, trong quản lý đối tượng thuộc diện phải thu BHXH theo Luật định nói riêng còn nhiều bất cập. Chưa có một văn bản pháp lý nào chính thống quy định về sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong thực hiện thu BHXH cũng như kiểm tra kiểm soát các đơn vị tham gia BHXH.

- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nông nghiệp thường là lao động phổ thông nên khả năng tiếp cận luật BHXH còn hạn chế.

2.3.3.2. Trong quản lý chi

BHXH bằng cách khai tăng số ngày nghỉ ốm hoặc bị tai nạn do say rượu nhưng vẫn xác nhận là tai nạn lao động để thanh toán chế độ.

- Chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH phải gắn liền với việc quản lý hồ sơ hưởng BHXH. Đắk Lắk là một trong những tỉnh có số đối tượng hưởng BHXH tương đối nhiều và đủ loại chế độ, có những chế độ hầu như các tỉnh không có mà Đắk Lắk có (ví dụ: Công nhân cao su).

- Cơ quan BHXH chưa xây dựng được cơ chế cụ thể về phối hợp với chính quyền địa phương, biện pháp xử lý chưa kiên quyết, thiếu kiểm tra để sớm phát hiện chấn chỉnh, phân công nhiệm vụ chưa rõ ràng và đầy đủ tính pháp lý, nghĩa vụ chưa đi đôi với quyền lợi, chưa có sự ràng buộc trách nhiệm vật chất khi để xảy ra cắt chậm.

- Đối với chi trả các chế độ thuộc nguồn NSNN đảm bảo còn bị động, BHXH tỉnh không chủ động được trong vấn đề kinh phí bởi nguồn chi này do cấp trên chuyển về còn chậm, ở những huyện vùng núi, vùng sâu, vùng xa do địa bàn rộng, đối tượng hưởng BHXH ở phân tán, phương tiện đi lại không thuận lợi. Nên việc chi trả qua tài khoản thẻ rút tự động còn hạn chế.

2.4. Nguyên nhân của những kết quả quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)