Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 28 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3. Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại doanh nghiệp

doanh nghiệp nông nghiệp

1.1.3.1. Khái niệm và nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể có quyền lực nhà nước bằng pháp luật đến các đối tượng được quản lý nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước. Theo đó, quản lý nhà nước là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước; là một hoạt động mang tính chấp hành-điều hành và là một hoạt động có tính liên tục. Chủ thể của hoạt động quản lý nhà nước gồm: cơ quan nhà nước, cá nhân được ủy quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.

Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội là hoạt động quản lý thể hiện quyền lực của nhà nước, cụ thể cơ quan được giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội Việt Nam là Bộ Lao động Thương binh – Xã hội thông qua và bằng công cụ pháp luật quản lý lĩnh vực bảo hiểm, đảm bảo mục tiêu phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Theo Điều 7, Luật Bảo hiểm xã hội (Số 58/2014/QH13), nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bao gồm:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. 4. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.

5. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.

6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

7. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.

1.1.3.2. Phạm vi quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại doanh nghiệp nông nghiệp

a. Quản lý thu Bảo hiểm xã hội

Thu BHXH là nguồn thu chủ yếu hình thành nên quỹ BHXH. Để quỹ BHXH là quỹ tài chính lớn mạnh và đủ sức chi trả các chế độ BHXH cho người thụ hưởng thì nguồn thu này phải được quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch theo quy định quản lý tài chính của Nhà nước. Do vậy, các nội dung cơ bản liên quan đến quản lý thu là: Quy định đối tượng tham gia BHXH; quy định mức lương, quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH; quy định quy trình thu BHXH và quy định quản lý tiền thu BHXH. Cụ thể [24]:

- Đối tượng thu Bảo hiểm xã hội: Theo quy định chung đối tượng tham gia BHXH phải là những người lao động nằm trong độ tuổi được quy định trong luật định, đang làm việc, hoạt động trong một lĩnh vực nào đó để tạo ra sản phẩm xã hội và tạo ra thu nhập cho bản thân.

Đối tượng tham gia BHXH là những người lao động trong độ tuổi lao động nằm trong diện phải tham gia BHXH theo luật định. Đầu tiên các nước đều thực hiện BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước, sau đó mới mở rộng dần ra cho người lao động khu vực ngoài quốc doanh, các thành phần kinh tế khác.

- Quỹ lương căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội

Cơ quan BHXH sẽ thu phí BHXH của đối tượng tham gia theo một tỷ lệ nhất định căn cứ theo tổng quỹ lương tháng thực tế của đơn vị sử dụng lao động và theo

một tỷ lệ quy định trên tiền lương tháng của người lao động thuộc đơn vị sử dụng lao động đó. Do vậy, cần phải quy định tỷ lệ thu BHXH và quản lý quỹ lương của các đơn vị sử dụng lao động.

Về tỷ lệ thu BHXH của người lao động và người sử dụng lao động, không phải ngẫu nhiên mà các nhà hoạch định, xây dựng chính sách BHXH định ra một tỷ lệ bất kỳ mà phải dựa trên các căn cứ pháp luật và tình hình mức lương thực tế như:

- Các chế độ và mức hưởng tối đa cho từng chế độ BHXH đã được Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.

- Mức tiền lương tối thiểu ở các thời kỳ khác nhau.

- Số người tham gia đóng góp BHXH và dự kiến số tăng lên hàng năm.

Trong nền kinh tế thị trường, BHXH được thực hiện theo cơ chế ba bên người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước:

- Người lao động khi tham gia BHXH phải đóng góp theo một tỷ lệ nhất định trên mức tiền lương hoặc thu nhập của mình để tự bảo hiểm cho mình.

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động mà họ thuê mướn hoặc sử dụng, thông qua đóng góp theo một tỷ lệ quy định trong tổng quỹ lương trả cho người lao động.

- Nhà nước với tư cách là người sử dụng lao động đối với đội ngũ công chức và những người hưởng lương từ ngân sách, có trách nhiệm đóng BHXH cho những đối tượng này, thông qua việc trích một phần từ NSNN để đóng góp BHXH. Ngoài ra, với tư cách là người quản lý xã hội Nhà nước có những đóng góp gián tiếp hoặc có những hỗ trợ cho hoạt động tài chính BHXH.

Trên cơ sở đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ đề xuất tỷ lệ thu cụ thể để hình thành quỹ BHXH theo cơ cấu:

- Phần thu của người sử dụng lao động. - Phần thu của người lao động.

- Phần thu khác.

Cơ cấu này không phải là lâu dài và cố định mà tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước qua từng giai đoạn. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tỷ lệ đóng góp của từng bên tham gia có thể có sự thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ. Tiếp đến để đảm bảo các đối tượng tham gia đóng góp theo đúng tỷ lệ đã quy định thì chính sách về quản lý thu BHXH còn phải đưa ra các quy định cụ thể để buộc các chủ thể tham gia phải thi hành nghĩa vụ đóng BHXH theo quy định.

Về quản lý quỹ lương của các đơn vị cần phải nắm bắt được tình hình quỹ lương của các doanh nghiệp, đơn vị, sự biến động của tiền lương qua các năm từ đó để đưa ra những biện pháp đảm bảo thu đúng, thu đủ, hạn chế tối đa việc gian lận trốn tránh đóng BHXH của các đơn vị, doanh nghiệp đối với người lao động mà họ đang sử dụng.

- Quy trình thu Bảo hiểm xã hội

Quy trình thu là cách thức mà tổ chức BHXH áp dụng để tổ chức, sắp xếp công tác thu BHXH cơ quan quản lý về lĩnh vực BHXH quy định nhằm hướng dẫn cho toàn hệ thống hoạt động theo một phương thức nhất định, tạo ra sự đồng bộ trong quản lý và để kiểm tra cho thuận tiện do vậy quy trình quản lý thu BHXH bao gồm:

Phân cấp thu BHXH: Tùy thuộc vào từng quốc gia mà thu BHXH được phân theo từng cấp, từng đơn vị để đảm bảo cho công tác thu được đồng bộ và chuyên môn hoá từng khâu.

Lập và giao kế hoạch thu BHXH: Dựa trên cơ sở đối tượng thu, mức thu BHXH tổ chức BHXH lập kế hoạch thu hàng năm để trình cấp trên và giao kế hoạch lại cho đơn vị cấp dưới.

Tổ chức thực hiện thu BHXH: Tổ chức BHXH thực hiện thu BHXH của các cơ quan, đơn vị theo tháng, quý tuỳ vào điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Lập báo cáo và quyết toán thu BHXH: Theo thời gian quy định, tổ chức BHXH ở địa phương lập báo cáo về số tiền thu, số đơn vị và số lao động tham gia BHXH gửi lên tổ chức BHXH cấp trên để báo cáo.

Kiểm tra công tác thu BHXH: BHXH cấp trên định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra công tác thu BHXH cấp dưới và các doanh nghiệp để kịp thời phát hiện những gian lận, trốn đóng tiền thu BHXH.

- Tiền thu Bảo hiểm xã hội

Theo quy định, cơ quan Bảo hiểm xã hội thu BHXH của đơn vị sử dụng lao động bằng hình thức chuyển khoản, trường hợp cá biệt phải thu bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải nộp tiền vào ngân hàng ngay trong ngày. Chậm nhất vào ngày cuối tháng các đơn vị sử dụng lao động phải nộp đủ số tiền theo thông báo đã được hai bên xác định vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH. Nếu chậm nộp sau một thời gian đã được quy định thì cơ quan BHXH sẽ tính lãi chậm nộp theo mức lãi suất do ngân hàng nhà nước quy định.

Tổ chức BHXH cấp dưới chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của tổ chức BHXH cấp trên. Tiền thu BHXH được quản lý thống nhất từ trung ương xuống địa phương. Các tổ chức BHXH cấp dưới không được sử dụng tiền thu vào bất cứ mục đích gì ngoại trừ khi có yêu cầu của tổ chức BHXH ở Trung ương

- Các chế độ Bảo hiểm xã hội

Theo Luật BHXH số 58/2014/QH ngày 20 tháng 11 năm 2014, người tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng quyền lợi theo các chế độ:

- Ốm đau - Thai sản

- Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp - Hưu trí

- Tử tuất

Quỹ BHXH là quỹ tài chính tập trung được dùng để chi trả các chế độ BHXH cho cho người lao động (còn gọi là chi BHXH) gồm chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng hưởng lương hưu hoặc hưởng tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp hàng tháng; chi phí quản lý hoạt động bộ máy của hệ thống BHXH; chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; chi khen thưởng; chi bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH, trong các nội dung chi trên thì chi BHXH cho đối tượng là khoản chi lớn nhất và chủ yếu nhất [25]; [29].

- Đối tượng thụ hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội

Quản lý đối tượng thụ hưởng BHXH là nhiệm vụ trọng tâm đối với cơ quan BHXH trong quản lý hoạt động chi trả. Quản lý đối tượng phân theo từng loại chế độ được hưởng để theo dõi đối tượng hết hạn hưởng, chết... và cắt giảm kịp thời.

Quản lý đối tượng thụ hưởng BHXH là công tác thường xuyên liên tục của cơ quan BHXH tỉnh Đắk Lắk, tránh tình trạng đối tượng chi trả không còn tồn tại mà kinh phí chi trả vẫn được cấp, gây ra sự tổn thất cho quỹ BHXH, dẫn đến tình trạng trục lợi của các đơn vị và cá nhân.

- Chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội

- Phân cấp thực hiện chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội

+ Đối với BHXH tỉnh: BHXH tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh quản lý.

BHXH tỉnh trực tiếp chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH tỉnh quản lý thu BHXH.

+ Đối với BHXH huyện: Tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản, các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH huyện quản lý thu BHXH và các trường hợp BHXH tỉnh uỷ quyền. Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động có hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định.

Căn cứ vào từng loại đối tượng, mức hưởng và theo nguồn đảm bảo theo quy định hiện hành để xây dựng dự toán chi BHXH cho năm sau.

+ Đối với BHXH huyện: Theo hướng dẫn của BHXH tỉnh, hàng năm BHXH huyện lập dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng trên địa bàn huyện. BHXH huyện căn cứ vào số đối tượng hàng tháng đang hưởng tại huyện, tỷ lệ đối tượng tăng giảm qua các năm trước theo từng loại đối tượng cụ thể và tình hình kinh tế phát triển của địa phương để xây dựng kế hoạch cho năm sau từ đó xây dựng dự toán chi BHXH cho năm sau. Trong năm, nếu có biến động phát sinh chi ngoài kế hoạch được duyệt, BHXH huyện phải báo cáo với Bảo hiểm xã hội tỉnh để xem xét bổ sung kinh phí kịp thời đảm bảo nguồn chi trả cho đối tượng.

+ Đối với BHXH tỉnh: BHXH tỉnh lập dự toán chi BHXH cho đối tưởng hưởng trên địa bàn toàn tỉnh. Dự toán chi BHXH được lập trên cơ sở tổng hợp dự toán chi của BHXH các huyện và chi trả trực tiếp tại tỉnh. Trong năm, nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch đã được BHXH Việt Nam duyệt, BHXH tỉnh phải báo cáo, giải trình về số chi tăng để BHXH Việt Nam xem xét cấp kinh phí để đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng.

Cấp phát kinh phí: Căn cứ trên kế hoạch đã được thống nhất và ban hành, hàng tháng kinh phí BHXH được BHXH Việt Nam cấp phát về, BHXH tỉnh tạm ứng kinh phí cho bưu điện tỉnh Đắklắk sau đó bưu điện tỉnh cấp cho các đại lý chi trả các huyện để cấp phát lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, tuất, mai táng phí cho đối tượng thụ hưởng, BHXH tỉnh trực tiếp cấp kinh phí xuống BHXH các huyện và bưu điện qua hệ thống tài khoản ngân hàng mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Lập báo cáo, quyết toán chi Bảo hiểm xã hội

+ Đối với BHXH tỉnh

Hàng tháng, căn cứ vào danh sách trả lương hưu và trợ cấp đối với các đối tượng hưởng hàng tháng, danh sách chi trợ cấp một lần và truy lĩnh do BHXH tỉnh

gửi về cho BHXH huyện chi trả, danh sách đối tượng chưa nhận trợ cấp làm căn cứ để xét duyệt chi trợ cấp cho BHXH huyện.

Hàng quý, kiểm tra xét duyệt quyết toán chi ốm đau thai sản, thẩm định chi quyết toán chi các chế độ BHXH với hoạt động tài chính của toàn tỉnh theo quy định hiện hành.

+ Đối với BHXH huyện

Hàng tháng, kế toán BHXH huyện lập hai bộ báo cáo chi lương hưu và trợ cấp BHXH, danh sách đối tượng chưa hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH, danh sách báo giảm lương hưu và trợ cấp BHXH, một bộ gửi BHXH tỉnh, một bộ lưu tại BHXH huyện.

Hàng quý, lập báo cáo chi ốm đau thai sản, báo cáo chi lương hưu và trợ cấp, báo cáo thu hồi chi sai năm trước, chi sai trong năm, danh sách đối tượng chưa hưởng trợ cấp một lần gửi BHXH tỉnh, một bản lưu tại BHXH huyện.

- Phương thức chi trả

Đối tượng hưởng BHXH nằm rãi rác trên khắp địa bàn trong toàn tỉnh. Tuỳ từng đơn vị, địa phương, địa bàn và từng loại đối tượng BHXH tỉnh Đắk Lắk đã áp dụng các phương thức chi trả trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Phương thức chi trả trực tiếp: Cơ quan BHXH tỉnh và huyện, đại lý chi trả bưu điện các huyện trực tiếp chi trả đến từng đối tượng hưởng BHXH ở các thôn buôn, xã phường thị trấn nơi đối tượng thụ hưởng cư trú. Kết thúc đợt chi trả cán bộ chi trả có danh sách đối tượng giảm, chưa nhận và quyết toán lại với kế toán BHXH huyện.

- Phương thức chi trả gián tiếp: Là phương thức chi trả cho đối tượng thụ hưởng các chế độ thông qua đại lý chi trả bưu điện hoặc qua hệ thống ngân hàng (ATM). Bưu điện tỉnh có trách nhiệm chuyển khoản số tiền chi trả của đối tượng thụ hưởng vào số tài khoản mà đối tượng thụ hưởng đăng ký và quyết toán lại với cơ quan BHXH.

Cùng với việc quản lý đối tượng thụ hưởng BHXH, thực hiện tốt các khâu trong quy trình chi trả cũng như áp dụng các phương thức chi trả hợp lý cần phải chú trọng đến quản lý nguồn kinh phí chi BHXH cho đối tượng thụ hưởng. Trong

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)