Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật ở một số

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA hồ CHÍ MINH (Trang 45 - 56)

ở một số địa phương

1.6.1. Thành Phố Hà Nội

Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn nhất cả nước (3.324,92 km2) với dân số hơn 8.053.663 người. Hiện Hà Nội có 7 tôn giáo được nhà nước công nhận có tư cách pháp nhân, trong đó đạo Phật là tôn giáo lớn nhất [14].

Đạo Phật ở Hà Nội có quá trình lịch sử lâu dài. Từ ngàn năm trước, khi Thăng Long trở thành kinh đô của nước Đại Việt, đạo Phật đã hiện diện sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nơi đây. Hiện nay, đạo Phật ở Hà Nội có 01 Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thành phố Hà Nội (Thành hội Phật giáo Hà Nội) và 30 Ban Trị sự GHPGVN quận, huyện với trên 2060 Tăng Ni, khoảng 1000 chức việc, 800.0000 tín đồ, 2059 cơ sở tự viện, 01 trường Trung cấp Phật học Hà Nội [20].Thời gian qua, đạo Phật ở Hà Nội tích cực thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Chùa tiên tiến”, triển khai các khóa tu cho học sinh, sinh viên, có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo.

Sư ra đời của Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác tôn giáo, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo,… đã tạo hành lang pháp lý ổn định, nhất quán, trong công tác QLNN về đạo Phật trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó, đạt được một số kết quả sau:

Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật ở Hà Nội.

Thứ nhất, Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Sở

Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn cấp phép sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới rất nhiều cơ sở thờ tự như chùa Bà Đá, Chùa Châu Lâm, Chùa Diên Hựu, … Các vấn đề liên quan đến khiếu kiện, khiếu nại tranh chấp đất đai có liên quan đến cơ sở tự viện đã được các cấp chính quyền thành phố quan tâm, xem xét, giải quyết đúng quy định của pháp luật. Đối với những việc phát sinh, tiềm ẩn phức tạp, Ban Tôn giáo thành phố đã chủ động phối hợp với UBND các quận, huyện nơi phát sinh vụ việc giải quyết theo thẩm quyền, ổn định tình hình tại địa phương, không làm phát sinh các vấn đề phức tạp, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.

Thứ hai, Mở các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ chức

sắc, chức việc của đạo Phật trên địa bàn. Từ năm 2012 đến này, mỗi năm thành phố mở 6 đến 10 lớp. Ngoài ra mở các lớp bồi dưỡng chuyên hoạt động

về tôn giáo, chấp thuận việc phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc tôn giáo đạo Phật theo đúng quy định.

Thứ ba, Giải quyết kịp thời các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng,

như đề nghị tổ chức các khóa tu có quy mô lớn, đồng ý cho việc Tăng Ni an cư kết hạ.

Thứ tư, Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với cơ

quan chức năng tổ chức các hoạt động tôn giáo trong dịp lễ tết trọng đại của đạo Phật như Lễ Phật Đản, Lễ An cư kết hạ và tết Nguyên Đán.

Thứ năm, Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo

vững về chuyên môn, nghiệp vụ, gần gũi với chức sắc, tín đồ đạo Phật. Đồng thời đưa hoạt động đạo Phật đi vào nề nếp, từng bước giúp chức sắc, tín đồ hành đạo trong khuân khổ pháp luật, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Một số tồn tại, hạn chế trong công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Phật ở Hà Nội, cụ thể như sau:

Một là, Một số cán bộ, đảng viên cấp cơ sở chưa nhận thức rõ được tầm

quan trọng của công tác tôn giáo nên chưa phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo mà phổ biến còn giao khoán cho Mặt trận Tổ quốc và các ngành chức năng. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp quận, huyện nhiều nơi còn kiêm nhiệm và thay đổi qua các kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân. Vì vậy xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo ở các cấp là vấn đề có ý nghĩa then chốt và quyết định.

Hai là, QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói chung và đạo Phật nói

riêng còn nhiều sơ hở, việc xây dựng những quy định, văn bản pháp quy để chủ động hướng dẫn các tôn giáo thực hiện chính sách tôn giáo còn nhiều hạn chế. Do vậy, bị động trong việc đưa ra các biện pháp giải quyết, để sự việc lan rộng, kéo dài, nhất là những khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến nhà đất, xây dựng, cải tạo lại nơi thờ tự, thuyên chuyển tu sĩ.

Ba là, Công tác tuyên truyền giáo dục, vận động chức sắc tuy đạt được một số kết quả, song chưa thường xuyên. Kinh phí cho công tác vận động còn quá hạn hẹp.

Bốn là, Công tác xây dựng Đảng trong vùng đồng bào có đạo hiện chưa

được chính quyền cơ sở và các đoàn thể quan tâm. Do vậy, đội ngũ nòng cốt, cốt cán, đảng viên, đoàn viên còn ít, tác dụng còn hạn chế.

Như vậy công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Phật ở Hà Nội hiện nay cần sự phối hợp của các ngành, các cấp chính quyền địa phương và không thể tách rời việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Vì vậy công tác tôn giáo, nhất là công tác giải quyết các vụ khiếu kiện có liên quan đến hoạt động của đạo Phật cần có một hệ thống giải pháp mang tính cơ bản và toàn diện.

1.6.2. Tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, có diện tích khoảng 3.528,1 km2 với dân số 1,4 triệu người gồm 34 dân tộc anh em. Trên địa bàn tỉnh hiện có 03 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân là Phật giáo, Công giáo và đạo Tin Lành [15].

Đạo Phật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có 167 Tăng Ni đang sinh hoạt tôn giáo tại 328 ngôi chùa, với lượng tín đồ là 94.800 phật tử chiếm 7,29% dân số tỉnh. Về tổ chức cấp tỉnh có Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Phú Thọ, 13 Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện, thành, thị và 225 Ban Đại diện Phật giáo xã, phường, thị trấn [9]. Những năm qua, tình hình hoạt động tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng trên địa bàn tỉnh được Đảng, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo cơ bản tuân thủ theo quy định của pháp luật. Các ngày lễ trọng của đạo Phật như: Lễ Phật đản, lễ Vu Lan, … được tổ chức trang trọng, thu hút đông đảo tín đồ và nhân dân tham gia. Việc chia tách, thành lập các tổ chức tôn giáo cơ sở; đưa người đi đào tạo tại các trường đào tạo Phật học, phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, cải tạo xây dựng nơi thờ tự được các cấp chính quyền của tỉnh quan tâm và tạo điều kiện. Tỉnh đã tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức tôn giáo cho cán bộ

cơ sở tại các huyện Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tam Nông, Yên Lập, Cầm Khê, Thanh Ba, Đoan Hùng và Hạ Hòa. Tín đồ của đạo Phật yên tâm phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, nhân đạo từ thiện. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Phú Thọ tổ chức tặng nhà tình nghĩa và hàng trăm suất quà cho các hộ gia đình khó khăn với giá trị hàng trăm triệu đồng. Với phương châm sống tốt đời đẹp đạo, đạo Phật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển của tỉnh.

Quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung và hoạt động của đạo Phật nói riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Cơ quan chức năng cần tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo cho đồng bào có đạo, chính quyền địa phương cấp huyện, xã cần phải sâu sát nắm bắt tình hình tôn giáo cơ sở để có hướng chỉ đạo, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh.

Để đạt được những kết quả trong QLNN về tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng, trong những năm tới, tỉnh Phú Thọ cần tiếp tục thực hiện một số biện pháp sau:

Một là, Phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong

giải quyết vấn đề tôn giáo và QLNN đối với tôn giáo.

Hai là, Cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giác dục

pháp luật và hệ thống thông tin tới đồng bào, chú trọng giúp đỡ nhân dân vùng khó khăn thoát nghèo.

Ba là, Tăng cường công tác kiểm tra và kịp thời giải quyết khiếu nại liên

quan đến tôn giáo, kiên quyết đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo.

Bốn là, Phải hết sức coi trọng vai trò của chức sắc tôn giáo và dùng tôn

giáo để giải quyết vấn đề tôn giáo. Hướng dẫn tạo điều kiện giúp đỡ các chức sắc tôn giáo trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo theo đúng quy định của pháp luật.

Năm là, Kiện toàn bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác tôn giáo và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.

Sáu là, Phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần của nhân dân.

1.6.3. Bài học cho tỉnh Vĩnh Phúc

Trên cơ sở những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tôn giáo, những kết quả đạt được trong QLNN đối với hoạt động đạo Phật và thực trạng về tổ chức bộ máy của ngành QLNN về tôn giáo, thiết nghĩ ngành QLNN về tôn giáo của tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp cận, nghiên cứu các bài học kinh nghiệm trong QLNN đối với hoạt động đạo Phật của tỉnh bạn, vận dụng vào điều kiện thực tế của tỉnh Vĩnh Phúc để nâng cao hiệu lực, hiệu quả đối với QLNN về hoạt động đạo Phật trong giai đoạn hiện nay. Việc này, cần tập trung vào những nội dung cụ thể sau:

- Phải nhận thức đúng đắn, thống nhất về đường lối, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới, nhất là hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh, bởi đây là một tôn giáo có số lượng tín đồ lớn nhất so với các tôn giác khác trong tỉnh, quy mô hoạt động rộng khắp trong phạm vi cả tỉnh, hơn nữa lại là đạo dễ bị lợi dụng, hoạt động gần với đời sống nhân dân, bị các hoạt động tín ngưỡng đan xen.

- Tuyên truyền phổ biến sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về tôn giáo trong cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân, nhất là đối với các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ đạo Phật. Phải làm cho quần chúng nhân dân nói chung và đồng bào có đạo nói riêng hiểu đầy đủ và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách tự do tôn giáo và tự do không theo tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

- Chăm lo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mãnh, đặc biệt là vùng có đồng bào theo đạo. Xác định nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Để công tác vận động có hiệu quả cần phải có

thái độ thân thiện, thực sự gần gũi với tín đồ, chức sắc tôn giáo, phải làm tốt công tác tranh thủ chức sắc tôn giáo, nhất là chức sắc cấp cao, biết thông qua chức sắc để quản lý các hoạt động của giáo hội, thông qua giáo hội để quản lý tín đồ; khơi dậy động viên chức sắc tín đồ làm tròn nghĩa vụ công dân và nghĩa vụ tín đồ; công tác vận động phải gắn với phong trào thi đua yêu nước, coi trọng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, quan tâm tới sinh hoạt tôn giáo của quần chúng, gắn bó việc đạo với việc đời, nắm được đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán và tôn trọng các sinh hoạt văn hóa từng dân tộc. Chính quyền các cấp chủ động giải quyết kịp thời những nhu cầu tôn giáo thực tế, chính đáng của tổ chức tôn giáo và quần chúng tín đồ.

- Trên cơ sở các văn bản của cơ quan nhà nước ở Trung ương, chính quyền tỉnh kịp thời ban hành các văn bản tổ chức thực hiện đảm bảo các yêu cầu hợp pháp hợp lý và theo đúng thẩm quyền; thực hiện tốt các chính sách pháp luật về tôn giáo trên địa bàn, phát huy vai trò và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trên địa bàn trong QLNN đối với hoạt động của đạo Phật.

- Tổ chức bộ máy, tuyển dụng và sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng yêu cầu của QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đây được coi là nhiệm vụ then chốt quyết định đến hiệu quả QLNN đối với hoạt động của đạo Phật.

- Kiên quyết những mềm dẻo, linh hoạt, thận trọng trong QLNN đối với hoạt động của đạo Phật; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý các vi phạm trong hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh giáp ranh trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác tôn giáo nói chung và nhiệm vụ QLNN đối với hoạt động của đạo Phật.

- Thống nhất quan điểm việc xử lý đòi nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo đạo Phật trên địa bàn tỉnh được giải quyết theo đúng pháp luật. Đồng thời quan tâm giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của chức sắc, tín đồ phù hợp với quy định của pháp luật.

Tiểu kết chương 1

Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, công tác QLNN về tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng mang tính cấp thiết và phải tăng cường quản lý.

Trong chương 1, bước đầu tác giả đã phân tích và làm rõ một số vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đã phân tích và làm rõ một số khái niệm về tôn giáo và hoạt động của tôn giáo, quản lý nhà nước về tôn giáo, đạo Phật và quản lý nhà nước đối với đạo Phật, đây là những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài và làm cơ sở khoa học quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài.

Chương 1 cũng đã chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện QLNN đối với hoạt động của đạo Phật đó là nhằm thực hiện chức năng của nhà nước, phát huy vai trò của đạo Phật trong đời sống xã hội cũng như đáp ứng nhu cầu tôn giáo hợp pháp của công dân. Phân tích và làm rõ chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật, nội dung và phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật, các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với đạo Phật.

Ngoài ra, cũng đi sâu nghiên cứu các bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ, qua đó rút ra bài học trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Với những nội dung lý luận QLNN về hoạt động của đạo Phật ở chương 1 là cơ sở cho việc phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động của

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA hồ CHÍ MINH (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)