Phương hướng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA hồ CHÍ MINH (Trang 102 - 105)

Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 25/NQ/TW và Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của Bộ Chính Trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Chỉ thị số 26/CT/TU ngày 24 tháng 4 năm 2018 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong tình hình mới, cụ thể như sau [45]:

Một là, Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách

nhiệm của hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo. Đồng thời, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân nhận thức rõ âm mưu của các phần tử xấu, các thế lực thù địch và chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo đạo Phật để chống phá Đảng và Nhà nước.

Công tác tuyên truyền phải thường xuyên, đa dạng, có sức thuyết phục, cần chủ động, tích cực tiếp xúc cởi mở, trân thành với chức sắc, chức việc tôn giáo để tăng cường sự hiểu biết, tạo niềm tin cho tín đồ tôn giáo hiểu, đồng tình, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia xây dựng khối đoàn kết giữa đạo với đời ngày càng vững chắc; tập trung tuyên truyền những kinh nghiệm, gương người tốt việc tốt, gương tiêu biểu, điển hình trong công tác tôn giáo để nhân rộng.

Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động quần chúng có tôn giáo, chú trọng công tác vận động chức sắc, chức việc tôn giáo. Thực hiện

hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội về vấn đề dân tộc và công tác tôn giáo.

Hai là, Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình

phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, chú trọng vùng có đông đồng bào có đạo. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tại các vùng đông đồng bào tôn giáo, lồng ghép nhiệm vụ công tác tôn giáo với các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với các mô hình “dân vận khéo” để vận động chức sắc, tín đồ và nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tham gia bảo vệ an ninh, trật tự xã hội.

Ba là, Triển khai thực hiện nghiêm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016;

Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính Phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; các văn bản chỉ đạo của tỉnh về công tác tôn giáo; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về tôn giáo.

Bốn là, Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở,

đảm bảo vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng ở vùng có đồng bào theo tôn giáo. Chú trọng công tác phát triển Đảng viên là người có đạo; quan tâm xây dựng, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán trong tôn giáo làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động tổ chức, chức sắc, tín đồ tôn giáo. Chủ động nắm chắc tình hình tôn giáo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, dứt điểm các vấn đề liên quan đến tôn giáo, không để phát sinh điểm nóng tôn giáo.

Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo cấp tỉnh, cấp huyện. Chăm lo xây dựng gắn với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới.

Năm là, Chủ động, kịp thời đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt

truyền các hoạt động mê tín dị đoan, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Thực hiện tốt chương trình hành động số 25-CTr/TU ngày 17/2/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/11/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới”.

Sáu là, Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia hoạt động quốc

tế phù hợp với đường lối ngoại giao của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình thực tiễn ở địa phương, cơ sở; chủ động thông tin, tuyên truyền đối ngoại, đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.

Sau gần 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả quan trọng, nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên về công tác tôn giáo được nâng lên, vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tôn giáo được phát huy. Công tác QLNN về tôn giáo được tăng cường, từng bước đi vào nề nếp, đời sống văn hóa và sinh hoạt tôn giáo của nhân dân được tôn trọng. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã tích cực vận động tín đồ phật tử thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hoạt động tôn giáo của đạo Phật cơ bản hoạt động bình thường, theo đúng pháp luật, các nghi lễ tôn giáo của đạo Phật được tổ chức trọng thể, trang nghiêm với quy mô hợp lý thu hút nhiều tín đồ phật tử tham gia; Các quan hệ trong và ngoài nước liên quan đến các hoạt động tôn giáo và xây dựng cơ sở thờ tự được gia tăng; hầu hết các chức sắc, tín đồ của đạo Phật phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sống “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA hồ CHÍ MINH (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)