Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối vớ

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA hồ CHÍ MINH (Trang 105 - 120)

đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới

3.3.1. Nâng cao nhận thức tuyên truyền cho cán bộ, công chức và chức sắc, tín đồ đạo Phật về công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Cần nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, chức sắc, tín đồ của đạo Phật trên địa bàn tỉnh về công tác tôn giáo theo tinh thần Hiến Pháp năm 2013 và các văn bản chỉ đạo về công tác tôn giáo của Trung ương. Theo đó, tôn giáo là nhu cầu về tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân, sẽ tiếp tục tồn tại trong quá trình xây dựng CNXH. Chức sắc, tín đồ đạo Phật là đồng bào, là công dân Việt Nam trong khối đại đoàn kết dân tộc. Đạo Phật và các tổ chức của đạo Phật là những thực thể xã hội đã và đang thích ứng với CNXH, có khả năng và quyền tham gia tích cực vào nhiều lĩnh vực xã hội, góp phần xây dựng và phát triển tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở triển khai nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về hoạt động tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng trong cán bộ, công chức và chức sắc, tín đồ cùng nhân dân để họ nhận thức rõ yêu cầu nhiệm vụ của công tác tôn giáo trong tình hình mới.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thực, trách nhiệm của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhất là đối với cấp ủy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở về vai trò, nhiệm vụ của tôn giáo trong tình hình mới. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, nhằm giúp tín đồ của đạo Phật thực hiện tốt phương châm: “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, gắn bó với dân tộc, xây dựng cuộc sống “tốt đời đẹp đạo”. Do vậy, trong thực hiện cần phân định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, công tác QLNN của chính quyền các cấp, không ngừng phát huy vai trò vận động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong việc động viên

tín đồ Phật tử tham gia thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, đoàn kết, phần đấu xây dựng Vĩnh Phúc trở thành tỉnh ngày càng giàu mạnh. Để đạt được hiệu quả, UBND tỉnh cần coi trọng tổ chức cho cán bộ, công chức, nhân dân nói chung và chức sắc, tín đồ của đạo Phật nói riêng học tập các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác tôn giáo. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích, giác ngộ cho chức sắc, chức việc, tín đồ của đạo Phật hiểu về trách nhiệm của mình đối với dân tộc và đất nước, góp phần tăng cường sự đồng thuận giữa đồng bào tôn giáo và không theo tôn giáo cũng như giữa tín đồ các tôn giác khác nhau. Qua đó, để nhân dân nắm và thực hiện tốt các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước ta. Đây cũng chính là cơ sở để nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhận rõ những hành vi lợi dụng tôn giáo hoạt động trái phép, kích động chia rẽ nhân dân trên địa bàn tỉnh, chia rẽ dân tộc, gây rối, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong báo cáo đánh giá kết quả thực hiện phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 - 2020, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhận định: “Tình hình tôn giáo ổn định, đa số chắc sắc, chức việc và đồng bào có đạo yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, góp phần đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc, vu cáo chính quyền vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo” [21, tr.45].

Trải qua các giai đoạn phát triển, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược và có ý nghĩa quan trọng và để ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tôn giáo trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa IX nêu rõ: “Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo”. Đây là một quan điểm đúng đắn cần được nhận thức sâu sắc, vì công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc xác định: “Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Từ quan điểm này, thấy rằng Chức sắc, tín đồ phật tử là một bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc, vì vậy để làm tốt công tác tôn giáo phải có sự tham gia hoạt động của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh do Đảng lãnh đạo.

Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội trên địa bàn tỉnh đối với công tác tôn giáo. Để làm tốt vấn đề này, đòi hỏi Đảng ủy, Chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh cần thực sự quan tâm, lãnh đạo việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với hoạt động của đạo Phật một cách đồng bộ, có tính thống nhất cao; cần phân định rõ vai trõ lãnh đạo của cấp ủy Đảng, công tác QLNN đối với hoạt động đạo Phật của chính quyền địa phương và không ngừng phát huy vai trò vận động của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng trong việc động viên chức sắc, tín đồ đạo Phật tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, đoàn kết xây dựng cuộc sống mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh trong điều kiện mới

Nhằm đảm bảo quyền tự do TNTG cho người dân, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định cần “từng bước hoàn thiện đồng bộ và thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo [22, tr.64]. Do vậy trong những năm gần đây Nhà nước xây dựng và ban hành một hệ thống văn bản pháp luật khá hoàn thiện tạo những điều kiện thuận lợi cho chức sắc, tín đồ, của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện các quyền tự do sinh hoạt tôn giáo của mình.

Tuy nhiên, qua 3 năm triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, theo ông Nguyễn Phúc Nguyên - Vụ trưởng Vụ Phật Giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết:

“Một số kết quả đạt được như quyền tự do tôn giáo của nhân dân được đảm bảo, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của chức sắc, tín đồ đạo Phật và đông đảo nhân dân được đáp ứng, hoạt động của tổ chức, cá nhân tôn giáo thuận lợi, quyền bình đẳng trước pháp luật của tổ chức tôn giáo được đảm bảo, chức sắc, tín đồ tiếp tục tin tưởng vào chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nguồn lực tôn giáo đóng góp cho xã hội ngày càng nhiều, hành lang pháp lý trong lĩnh vực tôn giáo ngày càng vững chắc và ổn định, thủ tục hành chính đơn giản cơ bản phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của đồng bào tôn giáo, hiệu lực hiệu quả QLNN được tăng cường đáp ứng công tác tôn giáo trong tình hình mới”.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng bộc lộ một số bất cập, hạn chế gây khó khăn cho hoạt động tôn giáo, thực tiễn công tác QLNN về tôn giáo cho thấy việc xác định cơ sở pháp lý của chùa chưa phù hợp. Căn cứ vào Khoản 13, Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo quy định: “Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo”. Khoản 14 Điều 2 quy định: “Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo”. Theo Điều 57 Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “ Đơn vị cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là chùa, tổ đình, tự viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm Phật đường (gọi chung là tự viện” dưới sự quản lý của các cấp giáo hội”. Có sự thiếu thống nhất trong văn bản pháp luật về xác định địa vị pháp lý của chùa. Bởi theo điều 57, chùa không phải là một cấp hành chính đạo nhưng là đơn vị cơ sở, là tổ chức tôn giáo trực thuộc trong hệ thống cơ cấu tổ chức của Giáo hội. Thực tiễn quản lý cho thấy, việc xác định chùa như cơ sở tôn giáo là chưa phù hợp, bởi chùa có cơ sở vật chất (đất đai, tài sản), có các công trình tôn giáo (chính điện, nhà tổ, trai đường, …), có nhân sự quản lý

điều hành (Trụ trì, Ban Trụ trì hoặc Ban Quản trị,…) . Vị Vậy, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo xem chùa là cơ sở tôn giáo gây không ít khó khăn cho cơ quan QLNN các cấp khi xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến tổ chức, nhân sự, hoạt động của chùa như thành lập, bổ nhiệm, hoạt động nghi lễ, hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng khi xác định chủ thể về mặt thủ tục pháp lý trong việc giao đất, cấp giấy phép xây dựng; hoăc trong việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, chủ thể thực hiện đăng ký là tổ chức tôn giáo là Hội đồng Trị sự GHPGVN với một bên là cơ quan giải quyết là Ủy ban nhân dân cấp xã không phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính… nên đòi hỏi nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong QLNN về tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng là cần thiết và tập trung vào một số nội dung sau: Ban Tôn giáo tỉnh cần tham mưu cho Sở Nội vụ, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo để chính quyền các cấp triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh.

Đối với các chính sách quan trọng về tôn giáo cần phải được nhà nước và các cấp chính quyền thể chế hóa kịp thời để vận dụng áp dụng vào thực tiễn công tác QLNN về tôn giáo, cho đến nay chưa có chế tài xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân tôn giáo.

Ban Tôn giáo tỉnh cần phối hợp với các sở, ban, ngành của địa phương nghiên cứu và ban hành các quy định cụ thể nhằm hỗ trợ khuyến khích các tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng tham gia vào các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa, từ thiện nhân đạo. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định tôn giáo tham gia vào hoạt động xã hội để tạo điều kiện pháp lý cho hoạt động quản lý về tôn giáo của các cơ quan có thẩm quyền.

Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất với Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các bộ ngành rà soát các quy định pháp luật có liên quan trên lĩnh vực TNTG như: xây dựng các cơ sở kiến trúc tôn giáo, đất đai, bổ sung thêm một số quy định về hoạt động cải tạo, nâng cấp trùng tu và xây mới đối với cơ sở thờ tự tôn giáo, trong đó có cơ sở thờ tự của đạo Phật cho phù hợp hơn với thực tiễn.

Đề xuất Chính phủ sớm xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật xử phạt trong vi phạm hoạt động tôn giáo để làm căn cứ pháp lý, tạo điều kiện cho người làm công tác tôn giáo thực hiện tốt trách nhiệm của mình.

Ban Tôn giáo Chính phủ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chức sắc, tín đồ là người nước ngoài đến truyền đạo tại Việt Nam cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Ban Tôn giáo tỉnh tiếp tục nghiên cứu Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định 162/2017/NĐ-CP để xây dựng những văn bản hướng dẫn quy trình thủ tục, thẩm quyền cho phép thành lập các cơ sở thờ tự của đạo Phật, việc chuyển nhượng, hiến tặng đất cho cơ sở tôn giáo đạo Phật, việc thẩm quyền thừa nhận chức vụ của người được phong chức thuộc thẩm quyền quản lý về tôn giáo cấp tỉnh nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú xem xét, chấp thuận.

Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh hội nghị, tổ chức các lớp học để quán triệt Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 162/2017/NĐ-CP và những văn bản quy phạm pháp luật khác về tôn giáo cho cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo, chức sắc, tín đồ đạo Phật.

3.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với đạo Phật trên địa bàn tỉnh

Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo nói chung và hoạt động của đạo Phật nói riêng trong thời gian qua gặp không ít khó khăn, tình hình hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tiềm ẩn nhiều phức tạp. Cho nên, muốn quản lý tốt hoạt động của đạo Phật phải có bộ máy làm công tác tôn giáo chuyên trách ở các cấp đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu của tỉnh trong

giai đoạn hiện nay, khi mà một số phần tử luôn tìm cách lợi dụng hoạt động của đạo Phật để trục lợi, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc giữa đồng bào theo và không theo tôn giáo.

Để quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật cần có bộ máy là các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó có UBND các cấp, Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ và nhân sự làm công tác QLNN về tôn giáo. Vì vậy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phải tập trung xây dựng tổ chức bộ máy và sắp xếp nguồn nhân lực hợp lý, đáp ứng yêu cầu của QLNN đối với hoạt động của đạo Phật, đó là:

Một là, Kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức QLNN đối với hoạt động

của đạo Phật trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng các chức danh công chức cấp xã thực hiện QLNN về tôn giáo. Hiện nay, ở cấp xã chỉ quy định chung việc QLNN về tôn giáo do công chức giữ vai trò chủ chốt kiêm nhiệm mà chưa quy định cụ thể về chức danh công chức nào sẽ kiêm nhiệm. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng. Bên cạnh đó, việc quản lý tôn giáo ở mỗi xã, phường do một công chức khác nhau thực hiện dẫn đến việc không đồng nhất, khó quản lý, ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi công vụ của công chức.

Hiện nay, Công tác tham mưu QLNN về tôn giáo và đạo Phật ở cấp huyện được giao cho phòng Nội vụ, song số lượng cán bộ công chức Phòng Nội vụ được giao nhiệm vụ quản lý về tôn giáo rất ít (01 Phó Phòng chịu trách nhiệm QLNN về tôn giáo và 01 công chức chuyên môn). Tại những huyện, thị xã, thành phố, có ít tôn giáo và tín đồ tôn giáo thì cán bộ, công chức có thể đảm nhiệm được. Tuy nhiên, tại một số huyện, thị, thành phố có số lượng tín đồ đông, nhiều tôn giáo hoạt động sẽ dẫn tới tình trạng quá tải, sai sót trong quản lý. Do vậy, cần tăng cường, bổ sung thêm cán bộ, công chức tại các huyện, thành phố mà tình hình tôn giáo phức tạp, nhiều tôn giáo

hoạt động, số lượng tín đồ đông để kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh, thực hiện tốt công tác QLNN về tôn giáo nói chung và đạo Phật

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA hồ CHÍ MINH (Trang 105 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)