Thực trạng chính sách đối với thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách đối với thanh niên trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 35 - 40)

2.1. Thực trạng chính sách đối với thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk

2.1.1. Khái quát một số điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk là tỉnh miền núi Tây Ngun có diện tích tự nhiên 1.303.049 ha; Có vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai; Phía đơng giáp các tỉnh Phú n, Khánh Hồ; Phía nam giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nơng; Phía tây giáp tỉnh với tỉnh Mondulkiri - Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 73 km.

Đặc điểm địa hình: Có hướng thấp dần từ đơng nam sang tây bắc: nằm ở phía tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven các dịng sơng chính. Độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh núi Chư Yang Sin có độ cao 2442 m so với mực nước biển, đây cũng chính là đỉnh núi cao nhất ở Đắk Lắk.

Dân số ước tính hơn 1,9 triệu người; có 15 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có 01 thị xã, 01 thành phố và 13 huyện); 184 đơn vị xã, phường, thị trấn (gồm: 20 phường, 12 thị trấn và 152 xã); 2.481 thôn, buôn, tổ dân phố (gồm: 1.559 thôn, 599 buôn, 323 tổ dân phố) với 49 dân tộc cùng sinh sống; dân tộc thiểu số chiếm hơn 31% trên tổng dân số của tỉnh; trong đó dân tộc tại chỗ chiếm tỷ lệ khoảng 19,4%.

Thanh niên tỉnh Đắk Lắk có 457.515 thanh niên, chiếm khoảng 24,4% dân số tồn tỉnh, trong đó thanh niên ở nơng thơn có 367.103 người (chiếm 80,2%); Thanh niên ở đơ thị có 90.412 người (chiếm 16,8%); Thanh niên là công chức, viên chức và người lao động có 7.230 người; Thanh niên trong lực lượng vũ trang có 4.126 người; Thanh niên là học sinh, sinh viên có 77.006 người; Thanh niên các dân tộc thiểu số có 116.095 người; Thanh niên tín đồ các tơn giáo có 56.143 người.

Trong q trình thực hiện chương trình phát triển thanh niên tỉnh Đắk Lắk, nhận thức các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đồn thể và toàn xã hội về thanh niên nói chung và cơng tác quản lý nhà nước về thanh niên có nhiều chuyển biến tích cực; cơng tác giáo dục, bồi dưỡng thanh niên được chú trọng, tăng cường; các cơ chế, chính sách bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thanh niên được thực hiện nghiêm túc; nhận thức chính trị, tính tích cực xã hội, lối sống của thanh niên có chuyển biến tốt; tỷ lệ thanh niên nhiệt huyết phấn đấu gia nhập tổ chức Đoàn, phấn đấu trở thành đoàn viên ưu tú và mong muốn phấn đấu được đứng vào hàng ngũ của Đảng có xu hướng ngày càng tăng.

Trong thời gian tới nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên xoay quanh các vấn đề chính cần được nhà nước, xã hội quan tâm đáp ứng là: Đầu tư các chương trình sáng tạo tuổi trẻ lập nghiệp xây dựng các mơ hình kinh tế - xã hội; việc làm, thu nhập, học tập và vui chơi giải trí. Thanh niên cũng có nhu cầu học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học hoặc học thêm các kỹ năng sống để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc hoặc làm thêm góp phần nâng cao thu nhập. Thanh niên mong muốn đươc rèn luyện và trưởng thành thông qua việc tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện, nhân đạo và các hoạt động tình nguyện.

Tuy nhiên, trước những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, vẫn còn một bộ phận nhỏ thanh niên có bản lĩnh kém, khơng làm chủ được bản thân, sống thực dụng, chạy theo hưởng thụ vật chất, ít hoặc không quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội; ứng xử thiếu văn hóa, dễ mắc phải các sai phạm về đạo đức, tiêu cực và tệ nạn xã hội, có thể bị lợi dụng, kích động, lơi kéo vào các hành vi gây rối, vi phạm pháp luật; trình độ học vấn, trình độ chun mơn ở một bộ phận thanh niên còn thấp so với nhu cầu lao động xã hội, nhất là ở các vùng khó khăn, vùng xa trung tâm và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp,...là vấn đề nổi cộm cần quan tâm.

2.1.3. Tổ chức thanh niên và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thanh niên tỉnh Đắk Lắk thanh niên tỉnh Đắk Lắk

Đồn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk hiện nay có 22 đơn vị trực thuộc, trong đó, có 15 Huyện, Thị, Thành đồn và 07 Đồn trực thuộc; có 573 tổ chức cơ sở Đoàn và 5.749 chi đồn; có 119.704 đồn viên (trong đó có 56,370 đồn viên nữ; 26,439 đoàn viên là người dân tộc thiểu số; 14,784 đồn viên tơn giáo). Có 184 cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn; có 97 cán bộ chuyên trách cấp huyện và tương đương; có 47 cán bộ chuyên trách cấp tỉnh (tại 7 ban, bộ phận trực thuộc cơ quan Tỉnh đoàn).

Đối với cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thanh niên trên địa bàn tỉnh: Thực hiện Thông tư số 04/2011/TT-BNV ngày 16/02/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn bổ sung nhiệm vụ, tổ chức và biên chế của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện về công tác thanh niên; UBND tỉnh đã có Cơng văn số 1561/UBND-TH ngày 06/4/2011 về việc hướng dẫn quy định nhiệm vụ và biên chế làm công tác thanh niên, theo đó:

+ Sở Nội vụ: Thực hiện Quyết định số 879/QĐ-UBND ngày 06/4/2011 UBND tỉnh về bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Sở Nội vụ; Sở Nội vụ đã ban hành Quyết định số 262/QĐ-SNV ngày 18/5/2011 về việc thành lập phịng Cơng tác thanh niên trực thuộc Sở Nội vụ để tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ; Quyết định số 272/QĐ-UBND ngày 28/01/2015 UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ; Sở Nội vụ đã ban hành Quyết định số 122/QĐ-SNV ngày 01/4/2015 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các đơn vị thuộc Sở Nội vụ. Theo đó, sáp nhập phịng Cơng tác thanh niên vào phịng Xây dựng chính quyền và đổi tên phịng thành: Phịng Xây dựng chính quyền và Cơng tác thanh niên để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên. Phân công 01 Lãnh đạo Sở phụ trách lĩnh vực Công tác Thanh niên, phân công 01 lãnh đạo phòng và 02 chuyên viên phụ trách nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên.

+ Các Sở, ngành: Mỗi đơn vị bố trí 01 cơng chức kiêm nhiệm theo dõi công tác quản lý nhà nước về thanh niên. Đến nay các Sở, ban, ngành đã bố trí một cơng chức thuộc bộ phận Văn phòng hoặc phòng Tổ chức cán bộ, kiêm nhiệm giúp lãnh đạo đơn vị thực hiện việc quản lý thanh niên và công tác thanh niên; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình phát triển thanh niên và chính sách pháp luật liên quan đến thanh niên thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở, ngành theo dõi, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

- UBND cấp huyện (Phòng Nội vụ): Mỗi đơn vị bố trí 01 biên chế chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên. Đến nay,

đã có 15/15 huyện, thành phố, thị xã bố trí, phân cơng 01 lãnh đạo phịng phụ trách và 01 công chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên trên địa bàn cấp huyện.

- UBND cấp xã: Thực hiện Thông tư số 06/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. UBND tỉnh đã có các Quyết định về giao số lượng chức danh cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và bổ sung chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên trên địa bàn cho UBND cấp xã. Đến nay, 184/184 xã, phường, thị trấn đã bố trí 01 cơng chức Văn phòng - Thống kê phụ trách thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên trên địa bàn cấp xã.

2.1.4. Chính sách đối với thanh niên ở tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 2016-2020

Trong những năm qua, thực hiện chính sách về thanh niên tỉnh Đắk Lắk có những chuyển biến tích cực. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành cơ chế, tạo ra những cơ sở và điều kiện quan trọng để huy động và tổ chức lực lượng thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tăng cường chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thanh niên; đầu tư của ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội để nâng cao trình độ, giải quyết việc làm, tạo sân chơi lành mạnh cho thanh niên. Sở Nội vụ với vai trò chức năng và nhiệm vụ được phân cơng đã có sự tham mưu tích cực với cấp ủy, chính quyền xây dựng các chương trình, kế hoạch về cơng tác thanh niên. Tổ chức đoàn các cấp đã chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan kịp thời tham mưu đề xuất cho Cấp uỷ và chính quyền cùng cấp các vấn đề liên quan đến hoạt động, nhu cầu, lợi ích và nguyện vọng chính đáng của thanh niên. Đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực xã

hội, sự quan tâm của các ngành, các cấp cho sự phát triển thanh niên và công tác thanh niên, góp phần đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa thanh niên, giải quyết được những vấn đề cấp bách trong thanh niên như giải quyết việc làm, đào tạo, bồi dưỡng nhận thức chính trị và đạo đức cách mạng cho thanh niên, nâng cao trình độ học vấn và chun mơn nghề nghiệp cho thanh niên, phát huy vai trò của thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách đối với thanh niên trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 35 - 40)