Phân tích thực trạng công tác tiếp công dân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc ubnd tỉnh đắk lắk (Trang 56 - 78)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Phân tích thực trạng công tác tiếp công dân

2.2.1. Về công tác tổ chức bộ máy

2.2.1.1. Ban tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk

Thực hiện theo quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tiếp công dân và Công văn số 1952/CV-TTCP, ngày 20/8/2014 của Thanh tra Chính phủ về việc triển khai thành lập Ban tiếp công dân các cấp; ngày 29/5/2015 UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 1315/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở tổ chức lại Phòng Tiếp dân, trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh; đồng thời, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBND tỉnh Đắk Lắk về công tác tiếp công dân.

Trụ sở làm việc của Ban Tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk được bố trí địa chỉ tại số 32 Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Trụ sở tiếp công dân tỉnh được xây dựng khang trang, rộng rãi, trang bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để phục vụ cho công tác tiếp công dân. Bố trí nơi tiếp công dân riêng của Lãnh đạo Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh và Lãnh đạo UBND tỉnh; nơi tiếp công dân trong trường hợp đông người; nơi tiếp công dân thường xuyên bảo đảm công tác tiếp công dân được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

- Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Tại Điều 2, Quyết định số 1315/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk, quy định:

+ Về chức năng: Là cơ quan tham mưu giúp lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tiếp công dân để tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân; là đầu mối tiếp nhận, phân loại, đề xuất xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy trình của Luật Khiếu nại, Luật Tố

cáo, Luật Tiếp công dân; theo dõi, đôn đốc tiến độ giải quyết của các cơ quan, đơn vị, báo cáo kết quả giải quyết cho lãnh đạo UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền.

+ Về nhiệm vụ, quyền hạn: Tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh:

(1) Giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng trình tự, thủ tục, đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật.

(2) Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; hướng dẫn, chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết đối với đơn đã tiếp nhận nhưng không thuộc phạm vi, trách nhiệm xử lý của Ban Tiếp công dân tỉnh, của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh.

(3) Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đối với những đơn, vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do Ban Tiếp công dân tỉnh chuyển đến; chủ trì, phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở và Thanh tra tỉnh kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đối với đơn, vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà Ban Tiếp công dân tỉnh chuyển đến khi được Chủ tịch UBND tỉnh giao.

(4) Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Tiếp công dân tỉnh; của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh; báo cáo định kỳ và đột xuất với UBND tỉnh, cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân, Thanh tra tỉnh và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

(5) Chủ trì tổ chức tiếp hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tổ chức tiếp, xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung; phối hợp với cơ quan công an địa phương bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh; phối hợp với cơ quan công an, UBND nơi phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh vận động, thuyết phục hoặc có biện pháp để công dân trở về địa phương xem xét, giải quyết.

(6) Phối hợp với Thanh tra tỉnh tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh trong việc: thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn; tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn đối với nhân dân, công chức, viên chức; đồng thời, hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thuộc sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

(7) Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao [25].

- Về cơ cấu tổ chức, biên chế:

Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk

(Nguồn: Số liệu tổng hợp của tác giả)

Số lượng công chức Độ tuổi Giới tính Dân tộc Đảng viên

Công chức 1 (Trưởng ban) 45 Nam Kinh X Công chức 2 (Phó Trưởng ban) 53 Nam Kinh X

Công chức 3 47 Nam Kinh X

Ban Tiếp công dân tỉnh có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và 02 công chức làm công tác tiếp công dân. Biên chế công chức của Ban Tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk nằm trong tổng số biên chế công chức của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk theo quyết định của UBND tỉnh giao hàng năm trên cơ sở đề án vị trí việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh do đồng chí Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk phụ trách mảng tiếp dân kiêm nhiệm; Phó Trưởng ban Tiếp công dân tỉnh tương đương cấp Phó Trưởng phòng. Trưởng ban, Phó Trưởng ban Tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk do Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk bổ nhiệm, miễn nhiệm. Việc thành lập và củng cố nhân sự của Ban Tiếp công dân tỉnh đã thực hiện theo đúng quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh. Nhân sự của Ban Tiếp công dân đã được xem xét bổ nhiệm theo quy định. Đây là đơn vị chuyên môn được thành lập theo Luật Tiếp công dân năm 2013, nên nhân sự của Ban Tiếp công dân tỉnh cũng được kiện toàn theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

- Về trình độ chuyên môn:

Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của Ban Tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk

Nguồn: Số liệu tổng hợp của tác giả

Số lượng công chức Trình độ Thâm niên công tác

Công chức 1 (Trưởng ban)

Đại học Trên 05 năm Công chức 2

(Phó Trưởng ban)

Đại học Trên 05 năm

Công chức 3 Đại học Dưới 05 năm

Công chức 4 Đại học Dưới 05 năm

Nhìn chung, công chức Ban tiếp công dân tỉnh đều có phẩm chất, đạo đức tốt, nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, am hiểu

thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân; đảm bảo yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao. Trưởng ban Tiếp công dân là người trực tiếp tham mưu mảng tổng hợp, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo cho lãnh đạo nên việc kiêm nhiệm trong công tác tiếp công dân rất phù hợp. Thâm niên công tác của mỗi công chức tuy có sự khác nhau nhưng với độ tuổi và sự dày dặn kinh nghiệm công việc thì việc đảm nhận công tác tiếp công dân không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức tiếp công dân kiến thức về công nghệ thông tin còn hạn chế, vì vậy, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc chưa cao.

- Lịch và thời gian tiếp công dân:

Thường trực tiếp công dân thường xuyên vào tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày nghỉ, ngày lễ, trừ trường hợp do UBND tỉnh quyết định). Lịch tiếp công dân định kỳ và đột xuất của lãnh đạo Tỉnh ủy, Lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh vào ngày 10 và ngày 25 hàng tháng (trường hợp trùng vào ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định thì chuyển sang ngày làm việc kế tiếp), được thông báo bằng văn bản, niêm yết tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thời gian tiếp công dân hằng ngày: Buổi sáng: từ 7 giờ 00 đến 11 giờ 00; buổi chiều: từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 [23].

2.2.1.2. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh

Trong tổng số 19 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, tác giả thực hiện khảo sát, nghiên cứu thực tế tại 05 cơ quan chuyên môn, vì vậy, trong phạm vi nội dung này, tác giả trình bày cụ thể 05 tổ chức bộ máy của các cơ quan đó, cụ thể như sau:

Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trụ sở làm việc Thanh tra tỉnh được bố trí trong khuôn viên của Trụ sở Tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk. Phòng Tiếp công dân được đặt sát cửa ra vào, thuận tiện cho công dân có thể dễ dàng tìm thấy; diện tích rộng rãi, thoáng mát, được trang bị đầy đủ bàn, ghế và camera giám sát trong quá trình tiếp công dân.

Phòng Tiếp công dân Thanh tra tỉnh do đồng chí Phó Chánh Văn phòng phụ trách và 02 công chức tổng hợp (02 thanh tra viên) kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên, có 01 Thanh tra viên chính, 02 Thanh tra viên, tất cả đều tham gia lớp đào tạo bồi dưỡng công tác tiếp dân.

Lãnh đạo Thanh tra tỉnh tiếp công dân định kỳ vào ngày 16 hàng tháng, trường hợp trùng vào ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định thì tiếp vào ngày làm việc liền kề [17]. Việc tiếp công dân trong đó chủ yếu là Chánh Thanh tra tỉnh đã thực hiện đúng theo quy định của Nội quy và Luật Tiếp công dân 2013. Tuy nhiên, việc tiếp công dân định kỳ và đột xuất của lãnh đạo hầu như không có vì công dân không đăng ký trong các ngày tiếp của lãnh đạo. Số lượt tiếp định kỳ từ năm 2016 đến 2020 của công chức phụ trách tiếp công dân là 197 lượt tiếp/185 vụ việc (KN 21, TC 14, KNPA 150).

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường, đa dạng sinh học; khí tượng thuỷ

văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở.

Phòng tiếp công dân của Sở Tài nguyên và Môi trường gồm 02 đồng chí của phòng Thanh tra Sở, trong đó có 01 thanh tra viên và 01 chuyên viên, thực hiện hoạt động tiếp công dân thường xuyên.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp công dân định kỳ vào ngày thứ ba của tuần thứ nhất và ngày thứ ba của tuần thứ ba hàng tháng tại địa điểm tiếp công dân của sở, nếu ngày tiếp công dân định kỳ của Giám đốc sở trùng vào ngày lễ, tết thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo và tiếp đột xuất khi có yêu cầu theo quy định [13].

Từ năm 2016 đến 2020, số lượt tiếp công dân định kỳ và đột xuất của lãnh đạo là 11 lượt/11 vụ việc (KN 06, TC 01, KNPA 04); số lượt tiếp định kỳ từ của công chức phụ trách tiếp công dân là 198 lượt tiếp/198 vụ việc (KN 65, TC 03, KNPA 130).

- Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước trên đại bàn tỉnh về: báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình; cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm (sau đây gọi tắt là thông tin và truyền thông); các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định của pháp luật.

Phòng Tiếp công dân của Sở do công chức Thanh tra Sở thực hiện, cụ thể Chánh Thanh tra tiếp công dân thường xuyên và đột xuất (thời gian trong

giờ hành chính, tất cả các ngày làm việc trong tuần), gồm có 01 Thanh tra viên chính, 01 thanh tra viên và 02 công chức.

Giám đốc Sở trực tiếp tiếp công dân định kỳ vào ngày 10 và ngày 20 hàng tháng tại nơi tiếp công dân của Sở; trong trường hợp ngày tiếp công dân định kỳ của Giám đốc trùng với ngày nghỉ, ngày lễ thì thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp giám đốc Sở không thể tiếp công dân theo quy định thì ủy quyền cho Phó Giám đốc thực hiện việc tiếp công dân [14].

Giám đốc trực tiếp hoặc tùy theo nội dung, phân công Phó Giám đốc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật Tiếp công dân: Vụ việc gay gắt, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau.

Từ năm 2016 đến 2020, số lượt tiếp công dân định kỳ và đột xuất của lãnh đạo là 0 lượt/0 vụ việc; số lượt tiếp định kỳ từ của công chức phụ trách tiếp công dân là 13 lượt tiếp/09 vụ việc (TC 01, KNPA 08).

- Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk

Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công thương, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới, năng lượng tái tạo; hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ vật liệu xây dựng); công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; an toàn thực phẩm; lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu; thương mại biên giới; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá; chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khuyến công, quản lý cụm

công nghiệp, quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.

Giám đốc Sở tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng (nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo liền kề) và tiếp đột xuất khi có yêu cầu khẩn thiết theo quy định. Trường hợp Giám đốc Sở đi vắng thì sẽ ủy quyền cho một Phó Giám đốc Sở tiếp công dân thay. Việc tiếp công dân thường xuyên do công chức thuộc Thanh tra Sở thực hiện, hiện tại có 05 công chức luân phiên trực thường xuyên tại phòng Tiếp công dân [12].

Từ năm 2016 đến 2020, số lượt tiếp công dân định kỳ và đột xuất của

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc ubnd tỉnh đắk lắk (Trang 56 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)