Định hướng hoạt động tiếp công dân từ 2020 đến 2030

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc ubnd tỉnh đắk lắk (Trang 86 - 92)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.Định hướng hoạt động tiếp công dân từ 2020 đến 2030

Để công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC đi vào nề nếp, đạt hiệu quả, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả bộ máy hành chính và luôn xác định công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là trách nhiệm đối với nhân dân. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương phải thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân thường xuyên, định kỳ, đột xuất, gắn việc tiếp công dân với việc giải quyết KNTC.

Quan tâm củng cố, kiện toàn bộ máy, bố trí người làm công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC theo hướng chuyên nghiệp, am hiểu chính sách, pháp luật, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy, tôn trọng nhân dân, lắng nghe, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền KNTC.

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp tiếp công dân và đối thoại với người dân trong quá trình giải quyết KNTC, KNPA.

Tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác tiếp công dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng thường xuyên. Các cơ quan truyền thông cần đổi mới, nâng cao chất lượng, sắp xếp, tăng thời lượng chuyên đề về công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC để dư luận hiểu đúng tình hình, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của người KNTC, tránh sự lợi dung của các phần tử xấu. Kiên quyết xử lý những người lợi dụng quyền KNTC gây rối an ninh,

trật tự, chống người thi hành công vụ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

3.2. Một số giải pháp nâng cao công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản và tổ chức bộ máy

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy có sự mâu thuẫn về việc thành lập Ban Tiếp công dân Trung ương và Ban tiếp công dân cấp tỉnh được quy định tại Luật Tiếp công dân 2013 và Nghị định 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tiếp công dân, cụ thể như sau:

(1) Theo Luật Tiếp công dân 2013: Tại khoản 2, Điều 11: Ban tiếp công dân Trung ương thuộc Thanh tra Chính phủ; khoản 2, Điều 12: Ban tiếp công dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, do một Phó Chánh Văn phòng phụ trách, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh.

(2) Theo Nghị định 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014: khoản 1, Điều 9 quy định Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương tương đương Vụ trưởng, Phó Trưởng Ban Tiếp công dân trung ương tương đương Phó Vụ trưởng do Tổng thanh tra Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; tại khoản 2, Điều 9 quy định Trưởng Ban Tiếp công dân cấp tỉnh do một Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân phụ trách, Phó Trưởng Ban Tiếp công dân cấp tỉnh tương đương cấp Trưởng phòng. Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Tiếp công dân cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Như vậy, đã có sự không thống nhất trong việc thành lập Ban tiếp công dân giữa Trung ương và ở cấp tỉnh. Trong khi đó, chức năng của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp Chính phủ, UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, thanh tra, giải quyết khiếu

nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, Ban tiếp công dân tỉnh trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh quản lý là không phù hợp với thực tế, việc triển khai nhiệm vụ có nhiều vướng mắc. Vì vậy, tác giả nhận thấy rằng cần có sự thống nhất mô hình ban tiếp công dân từ Trung ương xuống địa phương để tạo sự thuận tiện trong việc quản lý cũng như chỉ đạo điều hành.

Bên cạnh đó, cần sửa đổi, bổ sung quy định tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo tại Luật Tiếp công dân theo hướng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phép ủy quyền cho cấp phó tiếp công dân định kỳ trong một số trường hợp nhất định như: Có lịch công tác đột xuất, trừ trường hợp phức tạp thì thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải trực tiếp tiếp công dân (nhưng vẫn phải đảm bảo số lượng tiếp công dân tối thiểu trong 01 năm của người đứng đầu) và tăng số ngày tiếp của lãnh đạo các cấp các ngành so với quy định cũ để đảm bảo tính khả thi trong công tác tiếp công dân. Đồng thời, đảm bảo quyền lợi của công dân khi muốn gặp trực tiếp lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị để thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Sửa đổi Luật Tiếp công dân theo hướng đối với các cơ quan HCNN không có hoặc có rất ít công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì Thanh tra hoặc Ban Tiếp công dân địa phương phối hợp, phân bổ thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.

3.2.2. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu công tác tiếp công dân

Thực hiện đúng quy định của Bộ Chính trị và pháp luật về trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu cấp ủy và người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, bí thư, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cần tăng cường

chỉ đạo, đôn đốc người đứng đầu các sở, ban, ngành thực hiện việc tiếp công dân theo quy định, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp bách.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk cần nhận thức rõ ràng, cụ thể hơn nữa trách nhiệm của mình; sâu sát, quyết liệt, trực tiếp đối thoại với người dân, có biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời, không để các vụ việc phát sinh thành “điểm nóng” gây phức tạp về an ninh, trật tự. Hằng năm, khi ban hành Kế hoạch thanh tra, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành cần tập trung vào thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đồng thời xử lý trách nhiệm đối với cá nhân có sai phạm. Nâng cao trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra khi đi thanh tra trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk.

3.2.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cần hoàn thiện quy hoạch về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức TCD của cơ quan, đơn vị mình; trên cơ sở đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ TCD rút ra những những ưu điểm, hạn chế để có biện pháp khắc phục. Tiến hành điều tra, thống kê trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cán bộ, công chức TCD để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng sát với yêu cầu.

Đổi mới hệ thống chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ với nội dung phù hợp tình hình TCD, KN, TC và tiêu chuẩn của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ TCD. UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Thanh tra tỉnh Đắk Lắk thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ công tác TCD, xử lý đơn thư cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ TCD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính,

đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ TCD nói riêng. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk cần đẩy mạnh thực hiện tốt các quy định về chế độ cho các cán bộ, công chức trong thời gian đi học, tạo điều kiện tốt để họ an tâm học tập. Nghiên cứu tham mưu đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ sung một số quy định cho hợp lý đối với cán bộ, công chức đi học. Chính sách đãi ngộ bảo đảm lợi ích và tinh thần đối với đội ngũ cán bộ, công chức, chế độ phụ cấp, sinh hoạt phí có ý nghĩa quyết định đến tinh thần và chất lượng công tác cán bộ.

3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hoàn thiện cơ sở, vật chất trong hoạt động tiếp công dân

Tại trụ sở TCD của tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cần thường xuyên rà soát, nâng cấp đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất; bố trí tủ sách pháp luật, báo chí, tạp chí, mục lục thủ tục hành chính,... để công dân có thể tham khảo thông tin pháp lý, tìm hiểu các thủ tục hành chính, đối chiếu với lĩnh vực mình đang cần quan tâm, giải quyết. Tài liệu, trang mục lục, thông tin pháp luật tại các địa điểm TCD cần được lược hóa những nội dung chính, dễ đọc, dễ hiểu để người dân có thể dễ dàng đọc và tra cứu nội dung; chuẩn hóa việc ghi chép sổ sách tiếp công dân thường xuyên, định kỳ và đột xuất.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo theo Văn bản số 282/TTCP-TTTT ngày 06/3/2018 của Thanh tra Chính phủ; Công văn số 2000/UBND-NC ngày 16/3/2018; Công văn 3284/UBND-NC ngày 25/4/2019 về việc sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo do Thanh tra Chính phủ xây dựng để thống nhất về quản lý, khử trùng lặp đơn thư, tăng cường công khai, minh bạch hoạt

động của cơ quan Nhà nước, tham mưu, báo cáo tình hình đầy đủ, chính xác và kịp thời về tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên phạm vi toàn quốc.

3.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Thanh tra tỉnh Đắk Lắk thường xuyên phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, công chức và người dân về các chủ trương, đường lối, các quy định pháp luật về TCD, khiếu nại, tố cáo; Luật Đất đai và các văn bản liên quan để người dân hiểu rõ pháp luật, thực hiện đúng quyền khiếu nại, tố cáo; nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện công vụ.

Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật. Đây là nhiệm vụ quan trọng, phải được thực hiện thường xuyên để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ báo cáo viên pháp luật về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong giải quyết khiếu nại. Thường xuyên nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động giới thiệu các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại nói riêng, tuyên truyền pháp luật với hình thức và nội dung phong phú, đa dạng và sinh động. Các hội thi tìm hiểu về Luật Khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại nói riêng là một trong các hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật có sức hấp dẫn và hiệu quả, thông qua các hội thi những nội dung được truyền tải đến các đối tượng một cách đơn giản, ngắn gọn, dể hiểu, dễ nhớ, sinh động hơn, tránh được sự cứng nhắc, khô khan; đối tượng tiếp cận có thể nắm được thông tin nhanh. Ngoài ra, có thể tổ chức

những buổi sinh hoạt định kỳ, đưa công tác tuyên truyền pháp luật về giải quyết khiếu nại lồng ghép vào các hoạt động phong trào khác của địa phương như: phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào xây dựng nếp sống văn minh; phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cung cấp tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Tài liệu nghiệp vụ, tài liệu pháp luật có thể gồm các đề cương tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; Sổ tay nghiệp vụ giải quyết khiếu nại; báo chí về pháp luật đất đai, khiếu nại; Sách hỏi - đáp pháp luật phổ thông; tờ rơi, tờ gấp và các tài liệu cần thiết khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc ubnd tỉnh đắk lắk (Trang 86 - 92)