Hệ thống phƣờng thủ công ở các đô thị

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 40)

M ẦU

7. Bố cục

2.2.2 Hệ thống phƣờng thủ công ở các đô thị

Trong các đô thị ở àng Trong và àng Ngoài thời kì này, vốn phức hợp hợp kinh tế gồm cả nông nghiệp, thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp nhƣng hoạt động công thƣơng nghiệp giữ vai trò chi phối và tiêu biểu. Thăng Long và Phố Hiến, thƣơng nhân tổ chức việc buôn bán thành các phƣờng, phố chuyên một mặt hàng nhất định. Nhƣ ở Thăng Long qua tƣ liệu cũ để lại thì khu vực sầm uất đông vui nhất là huyện Thọ Xƣơng (tức quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trƣng hiện nay) mà ngƣời ta quen gọi là khu phố cổ. Nơi đây là cửa hàng, cửa hiệu buôn bán hay sản xuất hàng thủ công chen vai sát vách nhau tạo thành những dãy phố, mỗi phố bán

một mặt hàng hay có một nghề riêng biệt và ngƣời ta lấy luôn tên sản phẩm để đặt tên cho phố. iều này, thể hiện rõ trong ca dao với đầy đủ tên 36 phố ở Kẻ Chợ.

“Rủ nhau chơi khắp Long Thành Ba mƣơi sáu phố rành rành chẳng sai.

Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai

Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay Mã Vĩ, Hàng iếu, Hàng Giầy

Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng àn Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang

Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng ồng Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu ông Hàng Hòm, Hàng ậu, Hàng Bông, Hàng Bè

Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà

Qua đi đến phố Hàng Da

Trải xem phƣờng phố thật là cũng xinh Phồn hoa thứ nhất Long Thành Phố giăng mắc cửi đƣờng khoanh bàn cờ”.

Ba sáu phố phƣờng của Thăng Long - Hà Nội xƣa không còn nguyên vẹn là phố phƣờng của Hà Nội hôm nay. Ngày xƣa phƣờng không chỉ là tổ chức của những ngƣời cùng nghề, nhƣ phƣờng chèo, phƣờng mộc, phƣờng thợ nhuộm, phƣờng buôn, “buôn có bạn, bán có phƣờng”….mà còn là những đơn vị hành chính cấp cơ sở. Sách “Dƣ địa chí” của Nguyễn Trãi đã ghi: “Kinh đô (Thăng Long) có một phủ, hai huyện.

Phủ là Phụng Thiên, huyện là Thọ Xƣơng và Quảng ức. Mỗi một huyện đều có 18 phƣờng. ến cuối thế kỷ XVIII, Thăng Long vẫn giữ nguyên 36 phố phƣờng nhƣ cũ, trong đó có phƣờng làm nghề nông, phƣờng thợ thủ công và phƣờng buôn bán. Các phƣờng làm nghề nông ít biến động về địa giới cũng nhƣ tên gọi. Ví dụ phƣờng Nghi Tàm, Quảng Bá, Tây Hồ, Thịnh Quang, Nhƣợc Công (Thành Công), Kim Hoa, ông Tác…

Còn phƣờng buôn bán và phƣờng thợ thủ công thì đan xen nhau và thƣờng tập trung ở những nơi giao thông, buôn bán thuận tiện nhƣ phƣờng Giang Khẩu (sau đổi là Hà Khẩu vì kiêng tên Trịnh Giang), nằm ngay trên cửa sông Tô (nay là khu vực phố Nguyễn Siêu, Hàng Buồm). Từ thế kỷ thứ XVII đây đã là nơi buôn bán sầm uất, nhiều thƣơng nhân Hà Lan, Anh, Bồ ào Nha, nhất là Hoa Kiều đã mở cửa hàng buôn bán và tiệm cao lâu tại nơi này. Hay nhƣ phƣờng Diên Hƣng (khu vực Hàng Ngang) cũng là nơi buôn bán đông đúc. Những cửa hàng, cửa hiệu buôn bán hay sản xuất hàng thủ công chen vai sát vách nhau tạo thành những dãy phố, mỗi phố bán một mặt hàng hoặc hành một nghề riêng biệt. Và ngƣời ta lấy luôn tên sản phẩm để đặt tên cho phố, nhƣ Hàng Thùng, Hàng ũa, Hàng Giò, Hàng Cháo, Hàng Chè…Trong mỗi phƣờng lại bao gồm nhiều phố, phƣờng ông Các có phố Hàng Bạc, Hàng Giày, Hàng Mắm…Thợ thủ công cũng nhƣ thƣơng nhân sống rải rác trong tất cả các phố phƣờng. Phố giàu có nhƣ Mã Mây tập trung khá nhiều nhà buôn lớn, nhất là thƣơng nhân Hoa Kiều. ƣờng xá ở đây sạch sẽ, đƣợc lát đá giữa hơi nhô lên, hai bên có ngòi sâu và hẹp để thoát nƣớc mƣa hoặc nƣớc cống rãnh thải ra. Phố phƣờng Thăng Long xƣa đƣợc ngăn cách với nhau bằng những cổng lớn mà bề rộng chiếm cả mặt đƣờng, ban đêm đƣợc đóng lại nghiêm ngặt. Những chiếc cổng đƣợc xây dựng giống nhƣ bức tƣờng bằng đá, giữa trổ cửa hình chữ nhật, có khung gỗ chắc bằng bốn xà gồ bào nhẵn. Hai xà phía trên và phía dƣới của khung gỗ đục một hàng lỗ cách đều nhau. Ngƣời ta lồng vào đó hai đầu của những cây gỗ tròn, lắp song song với nhau. Những lỗ trên đƣợc đục khá sâu để có thể nhấc cây gỗ từ dƣới lên trên khi muốn rút ra. Cách làm này rất tiện, có thể mở cửa thật rộng khi rút hết các thanh gỗ hoặc mở cửa hẹp khi chỉ rút một, hai thanh. Trong phố là những dãy nhà san sát, làm theo kiểu chồng diêm mà nay ta còn thấy ở phố Hàng Buồm, Hàng Ngang, Hàng ào…nó vừa là nhà ở, vừa là cửa hiệu, lòng hẹp song rất sâu. Nếu chỉ quan sát mặt tiền nhỏ hẹp ngƣời ta sẽ không ngờ bên trong lại là những căn phòng rộng, đƣợc ngăn cách bởi nhiều khoảng sân. mỗi cửa hàng có biển biệu treo ngày trên quầy hàng, có thể là những tấm gỗ sơn màu đỏ hay xanh lá cây, trên đó có viết tên ngƣời sản xuất và tên hiệu dùng những mỹ tự bằng chữ Hán thật to: Phúc Hƣng, ại Lợi, Quảng Xƣơng…Những ngƣời bán mứt bán cả đƣờng phên

trắng hay vàng, quả rim đƣờng, kẹo màu nâu bên trong có hạnh nhân đƣợc thay bằng mầm lạc, hạt sen bọc đƣờng…Họ còn bán lẻ chum chum (rƣợu gạo), đong bằng một muôi làm bằng nửa cái vỏ dừa có cán tre.

Phố Hiến thời kì này cũng gồm có 20 phƣờng. ó là phƣờng ê cũ (cựu đê thị), phƣờng Ngoài đê (Ngoại đê thị), Phƣờng trong đê mới (Thủy đê nội thị), Phƣờng Cửa sông (Hà khẩu thị), Phƣờng Bia hậu (Hậu bi thị), Phƣờng Thủy giang nội (Thủy giang nội thị), Phƣờng Thủy giang ngoại (Thủy giang ngoại thị), Phƣờng hàng thịt, Phƣờng Vạn mới, Phƣờng Hàng sũ, Phƣờng Thợ nhuộm, Phƣờng Nồi đất, Phƣờng Hàng Cau, Phƣờng Hàng chén, Phƣờng Hàng Cá, Phƣờng Thuộc da, Phƣờng Hàng nón, Phƣờng Hàng son, Phƣờng Cửa cái, Phƣờng Hàng bè. Những tên phƣờng kể trên đã phản ánh sự tồn tại những phƣờng theo địa vực, phƣờng buôn bán những mặt hàng nhất định và những phƣờng vừa buôn vừa bán các loại hàng riêng biệt nào đó. Nó phản ánh phần nào tính đa dạng trong nghề nghiệp cƣ dân ở đây phần lớn là buôn bán. Trong các phƣờng kể trên phƣờng thủ công là nét đặc sắc của Thăng Long, Phố Hiến khác với các đô thị Hội An, Thanh Hà. Hội An, Thanh Hà tổ chức thành phố buôn bán theo thành phần cƣ dân gồm phố ngƣời ngƣời Nhật, phố ngƣời Hoa, phố ngƣời Việt. Trong những phố ấy buôn bán nhiều sản phẩm chứ không riêng một mặt hàng nào. Trong các đô thị ở àng Trong nhƣ Hội An cũng phát triển nghề thủ công nhƣ mộc, gốm.., có phƣờng tạc tƣợng ông Kiều, phƣờng chú tƣợng Phƣớc Kiều. Nhƣng hệ thống các phƣờng thủ công ở đô thị àng Trong không đa dạng phong phú nhƣ đô thị ở àng Ngoài.

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)