Sự liên kết giữa các đô thị

Một phần của tài liệu (Trang 48)

M ẦU

2.2.4Sự liên kết giữa các đô thị

7. Bố cục

2.2.4Sự liên kết giữa các đô thị

àng Ngoài các đô thị đã hình thành một mắc xích, hệ thống thƣơng mại. Vào khoảng giữa thế kỷ XVII, dọc theo bờ biển vƣơng quốc An Nam (bao gồm cả àng Trong và àng Ngoài) có khoảng 50 hải cảng quy mô, mỗi cảng có thể chứa ít nhất mƣời lăm đến hai mƣơi tàu lớn cùng một lúc. Các cảng này thƣờng có sông lớn đổ ra biển và an toàn đến mức các tàu thuyền trú ngụ qua đêm đều không cần buông neo.

Cửa ngõ lƣu thông của àng Ngoài với thế giới bên ngoài trong thế kỷ XVII là vùng cửa sông Thái Bình. Các thƣơng thuyền ngoại quốc nhƣ Trung Hoa, Nhật Bản, Bồ ào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... đến buôn bán với àng Ngoài trong thế kỷ XVII đều đi vào cửa sông Thái Bình.

Vào thế kỷ XVII và XVIII, thƣơng thuyền châu Âu đến giao dịch với àng Ngoài đều đi vào vịnh Bắc Bộ, sau đó vƣợt qua các bãi cát nổi trƣớc cửa sông Thái Bình để vào buông neo ở quanh khu vực Thị trấn Doméa nằm cách biển khoảng 6

hải lý; rồi chờ các thƣơng nhân của họ kinh doanh trên Kẻ Chợ và Phố Hiến chuyển hàng xuống để đƣa đi bán ở các thị trƣờng khu vực và quốc tế.

Nhƣ vậy, xét một cách tổng thể, sự thịnh đạt của ngoại thƣơng àng Ngoài thế kỷ XVII có liên quan trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của hệ thống thƣơng mại xoay quanh ba khu vực là Doméa, Phố Hiến và Kẻ Chợ với 3 chức năng khá riêng biệt nhƣng có quan hệ hữu cơ với nhau.

Doméa đơn thuần là một bến neo đỗ tàu hoặc bến cảng, đồng thời là nơi lƣu trú tạm thời của thủy thủ đoàn trong khoảng 2-3 tháng để chờ nhận hàng và khởi hành đi Nhật Bản hoặc các cảng ông Nam Á. Nơi đây cũng đồng thời là nơi bốc hàng hóa xuất khẩu (tơ lụa, gốm sứ àng Ngoài) lên tàu và dỡ hàng hóa nhập khẩu (hƣơng liệu, vải vóc, bạc, đồng...) xuống ghe thuyền địa phƣơng để đƣa lên Kẻ Chợ, Phố Hiến.

Phố Hiến nổi tiếng với Hiến Ty là nơi ngƣời Hoa và ngƣời Nhật giao dịch nhộn nhịp trong khoảng ba thập niên đầu thế kỷ XVII và là nơi ngƣời Hà Lan đặt thƣơng điếm trong một vài năm đầu đến thông thƣơng với triều đình Lê - Trịnh. Nhƣ vậy, trong phần lớn thế kỷ XVII và XVIII, Phố Hiến là một trung tâm hành chính và một trạm kiểm soát khá quy mô, đồng thời có vị trí kinh tế khá quan trọng trong sự mở rộng của nền kinh tế hàng hóa nói chung và ngoại thƣơng àng Ngoài nói riêng.

Thăng Long-Kẻ Chợ là trung tâm chính trị và thƣơng mại lớn nhất của àng Ngoài. Về kinh tế nói chung và ngoại thƣơng nói riêng, Thăng Long là trung tâm thƣơng mại đầu tàu, nơi diễn ra các hoạt động giao dịch với quy mô lớn. Hàng hóa xuất khẩu trọng yếu nhƣ tơ lụa, quế, xạ hƣơng... đều đƣợc đƣa về bán ở đây. Không chỉ là trung tâm tập kết hàng hóa, Thăng Long đồng thời là một trung tâm sản xuất quy mô với các làng nghề thủ công. Vì thế, trong bối cảnh ngoại thƣơng àng Ngoài thế kỷ XVII, Thăng Long là điểm sản xuất, tập kết và phân phối hàng hóa.

Nhƣ vậy sự mở rộng của nền ngoại thƣơng àng Ngoài trong thế kỷ XVII gắn chặt với sự hình thành của hệ thống thƣơng mại liên hoàn Doméa-Phố Hiến-Kẻ Chợ. Khác với đô thị ở àng Ngoài, các đô thị ở àng Trong không hình thành một hệ thống thƣơng mại với mỗi đô thị có mỗi chức năng riêng nhƣ trên. các đô thị ở

àng Trong phát triển giao lƣu buôn bán và Hội An đƣợc xem là nơi buôn bán xầm uất nhất của àng Trong nói riêng và ại Việt nói chung thời bấy giờ.

2.3 Nguyên nhân dẫn đến nét tương đồng trong sự phát triển của các đô thị ở Đàng Trong và Đàng Ngoài

Vị trí địa lí thuận lợi là một lí do dẫn đến việc phát triển các đô thị thời kì này. Cụ thể

Thăng Long là kinh đô của nƣớc ta, là trung tâm của đất nƣớc đƣơng thời, việc giao thông liên lạc giữa Thăng Long với các địa phƣơng khác trong nƣớc, bằng đƣờng thủy cũng nhƣ đƣờng bộ đều thuận tiện dễ dàng. Là nơi “Muôn vật cự kì giàu thịnh đông vui. Xem khắp nƣớc Việt, đấy là chỗ đất đẹp nhất, thật là nơi đô hội trọng yếu để bốn phƣơng tụ hội”

Phố Hiến xƣa nằm sát bên bờ tả ngạn sông Hồng, nhƣng do phù sa bồi đắp nên ngày nay đã ở cách dòng sông khoảng chừng 2 km. Theo đƣờng sông, Phố Hiến cách Hà Nội 55 km. Trƣớc đây từ Thăng Long xuôi thuyền xuống Phố Hiến mất khoảng 2 ngày, ngƣợc dòng lên Kinh đô mất 3 ngày. Vị trí của Phố Hiến có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tuyến giao thông đƣờng thuỷ thuộc hệ thống sông Hồng-sông Thái Bình nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Các nhà địa chất chia châu thổ Bắc Bộ thành 3 vùng, tƣơng ứng với ba thời kỳ kiến tạo lớn: Thƣợng châu thổ với đỉnh của các triền sông là Việt Trì; Trung châu thổ với đỉnh là Cổ Loa; và Hạ châu thổ với đỉnh là Phố Hiến, từ đó các nhánh sông trải ra vùng đồng bằng nhƣ những chiếc nan quạt. Bằng đƣờng thuỷ, từ Phố Hiến có thể liên lạc tới hầu hết các địa phƣơng thuộc các trấn Sơn Nam, Hải Dƣơng, An Quảng. Phố Hiến là nơi trung chuyển, cửa ngõ án ngữ hoặc thông thƣơng của mọi tuyến giao thƣơng đƣờng sông từ vùng biển Bắc Bộ đi sâu vào đất liền tới Kinh thànhThăng Long, qua các tuyến sông áy, sông Hồng, sông Thái Bình.

Thƣơng cảng - đô thị Hội An nằm ở hạ lƣu sông Thu Bồn - cách à Nẵng 30 km về phía ông Nam. Phía ông nối với biển ông thông qua cửa ại Nam. Phía Tây giáp huyện iện Bàn. Phía Nam giáp Duy Xuyên. Vào các thế kỷ trƣớc, Hội An còn thông thƣơng với à Nẵng qua con sông Cửa Cò. Thông qua sông Thu Bồn, Hội An nối với kinh đô Trà Kiệu, với khu thờ tự Mỹ Sơn ở thƣợng lƣu và thông qua

các đƣờng sông, đƣờng bộ, nối với núi rừng lâm thổ sản miền Tây, cũng nhƣ với kinh đô Phú Xuân Huế ở phía Bắc và các dinh trấn phía Nam. Nói nhƣ vậy để thấy rằng, thƣơng cảng Hội An là cửa ngõ giao lƣu hàng hóa thị trƣờng trong nƣớc và hệ thống hàng hải quốc tế. Các thế kỷ XVI, XVII, XVIII, Hội An trở thành thƣơng cảng quan trọng của con đƣờng tơ lụa trên biển, thu hút nhiều thuyền buôn nƣớc

ƣợc thành lập vào khoảng năm 1636, cảng Thanh Hà nằm ở một vị trí địa lý rất thuận lợi, thuộc xã Hƣơng Vinh, thị xã Hƣơng Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế, cách kinh thành Huế 4 km, cách cửa biển Thuận An khoảng 10km ở bờ phía tả ngạn sông Hƣơng.

Và nguyên nhân trọng yếu là lúc này chính quyền chúa Trịnh ở àng Ngoài lẫn chúa Nguyễn ở àng Trong có những chính sách để phát triển các đô thị. Cụ thể ví nhƣ ở àng Trong, chính sách của chúa Nguyễn,thứ nhất là chú trọng sản xuất và giao thƣơng nội địa làm cơ sở để giao thƣơng với nƣớc ngoài. Ngoài những hoạt động sản xuất có tính truyền thống của nền kinh tế phong kiến thông thƣờng, các chúa Nguyễn đã bƣớc đầu thoát khỏi nền kinh tế “tự cung tự cấp”, hình thành một nền kinh tế hàng hóa. ể có hàng hóa trao đổi, mua bán với thƣơng nhân nƣớc ngoài, các chúa Nguyễn vừa đẩy mạnh khai thác các sản vật do thiên nhiên ƣu đãi nhƣ trầm hƣơng, quế, yến sào, … vừa đẩy mạnh sản xuất tơ lụa, đƣờng và đặc biệt là gạo.

Hoạt động giao thƣơng quốc tế, tự bản thân nó đòi hỏi phải có lƣợng hàng hóa lớn, có tính tập trung cao theo thời điểm giao dịch tại các thƣơng cảng. Vì vậy, một trong những đặc điểm quan trọng trong chính sách nội thƣơng của các chúa Nguyễn khác với truyền thống của hoạt động kinh tế phong kiến là:

- Cho phép và khuyến khích ngƣời dân tham gia hoạt động giao thƣơng. - Các chúa Nguyễn cử các hoàng tử trực tiếp tham gia hoạt động thƣơng mại. Việc cho phép và khuyến khích ngƣời dân tham gia hoạt động thƣơng nghiệp là một chủ trƣơng rất thông thoáng và rất mới trong xã hội phong kiến. ã góp phần tạo nên một tầng lớp thƣơng nhân ngƣời Việt khá đông đảo, đóng vai trò tích cực trong việc điều khiển thị trƣờng àng Trong. Việc hình thành một tầng lớp thƣơng nhân bản địa hùng hậu sẽ là lực lƣợng thu gom, vận chuyển, trao đổi hàng hóa từ

các địa phƣơng đến tay thƣơng nhân nƣớc ngoài và ngƣợc lại: phân phối hàng hóa nhập khẩu đến các địa phƣơng. Chính việc hình thành tầng lớp thƣơng nhân bản địa đã bƣớc đầu hình thành mạng lƣới lƣu thông hàng hóa nội địa, làm cơ sở tạo ra một nền kinh tế hàng hóa phục vụ cho hoạt động thƣơng mại quốc tế đã có tác dụng kích thích sản xuất trong nƣớc. ây chính là mối quan hệ tƣơng tác tạo ra tính bền vững của hoạt động giao thƣơng mà các chúa Nguyễn đã đạt đƣợc hiệu quả rất đáng khâm phục.

Kết quả từ một vùng đất mới in đậm dấu ấn một nền văn hóa không phải của ngƣời Việt nhƣng chỉ trong vài thập kỷ đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế àng Trong đã phát triển một cách mạnh mẽ để có thể theo đuổi cuộc đối đầu Trịnh – Nguyễn phân tranh suốt một thời gian dài và cao nhất là hình thành một “vƣơng quốc mới” song song tồn tại với àng Ngoài. Chủ trƣơng và những biện pháp cụ thể trong việc phát triển nội thƣơng phục vụ ngoại thƣơng, dùng ngoại thƣơng làm đòn bẩy phát triển sản xuất nội địa thực sự là những chủ trƣơng, biện pháp mang tính phát triển bền vững nhƣ cách hiểu và cách nói hiện nay.

Thứ hai là chính sách buôn bán với thƣơng nhân nƣớc ngoài. ây chính là trọng tâm của chính sách giao thƣơng của các chúa Nguyễn. Với tƣ tƣởng của ngƣời đi mở cõi, các chúa Nguyễn chủ động mời gọi thƣơng nhân nƣớc ngoài đến buôn bán với àng Trong. ộng thái này hoàn toàn khác với thái độ “đóng cửa” của các triều đại phong kiến phƣơng ông lúc đó. Kết quả của việc chủ động “mở cửa” giao thƣơng quốc tế của các chúa Nguyễn là một sự phát triển vƣợt bậc số thƣơng thuyền tới buôn bán với àng trong vào đầu thế kỷ XVII đã vƣợt xa số thƣơng thuyền tới buôn bán với Xiêm và Cao Miên.

Chính sách giao thƣơng có tính chủ động của các chúa Nguyễn thể hiện rõ nét nhất ở việc viết thƣ, tặng quà gây thiện cảm, ký các hiệp ƣớc tạo điều kiện hay bảo hộ thƣơng nhân và hoạt động thƣơng mại của thƣơng nhân, … Có thể thống kê một số thƣ gửi thƣơng nhân nƣớc ngoài tiêu biểu mà các chúa Nguyễn đã thực hiện:

- Năm 1601 gửi thƣ cho Nhật Bản. Mối quan hệ qua thƣ từ này còn đƣợc thực hiện hàng năm cho đến 1606 và các năm: 1611, 1628, 1634, 1635...

- Năm 1617 viết thƣ cho Công ty ông Ấn Hà Lan ở Malacca mời họ đến buôn bán ở Hội An. Năm 1624 gửi thƣ cùng quà tặng cho Toàn quyền Hà Lan tại Indonexia (Nam Dƣơng) để mới thƣơng nhân Hà Lan đến giao thƣơng tại Hội An và à Nẵng. Sau thời gian gián đoạn việc giao tiếp qua thƣ lại tiếp tục vào năm 1650.

Các thƣ từ mời gọi nêu trên không chỉ thể hiện tính chủ động rất rõ ràng trong chính sách giao thƣơng quốc tế của các chúa Nguyễn mà còn góp phần xác lập vị thế của chính quyền àng Trong trong quan hệ quốc tế. Nó chứng tỏ nhận thức quốc tế của các chúa Nguyễn trƣớc thời đại mới đã đƣợc nâng lên; đồng thời nêu rõ thiện chí trong hoạt động ngoại thƣơng. Hệ quả tất nhiên là tự nó đã có tác dụng thu hút hoạt động buôn bán của thƣơng nhân nƣớc ngoài vào àng Trong ngày càng nhiều. ây chính là điều kiện cần có quan trọng của một đất nƣớc khi muốn tiếp cận và thiết lập quan hệ mua bán, trao đổi với bên ngoài.

Ngoài ra, các chúa Nguyễn còn có các biện pháp khác nhằm khuyến khích thƣơng nhân nƣớc ngoài đến làm ăn, buôn bán lâu dài ở àng Trong nhƣ: bảo hộ, ƣu đãi thuế quan, khuyến khích cƣ trú lâu dài, ký hiệp ƣớc; nhằm tạo tâm lý tin tƣởng, an toàn và ổn định trong quá trình buôn bán, trao đối hàng hóa với àng Trong nhƣ một sự bảo đảm của các chúa Nguyễn. Bằng chứng là hàng loạt cƣ dân ngƣời Nhật, ngƣời Hoa đã thƣờng trú và tham gia hoạt động thƣơng mại (cả nội và ngoại thƣơng) tại Hội An, à Nẵng lúc đó. Họ đã ít nhiều góp phần thúc đẩy sự lƣu thông hàng hóa trong nội địa và phục vụ xuất khẩu; giúp cho chính sách giao thƣơng của các chúa Nguyễn đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả nhờ mối quan hệ và phƣơng pháp buôn bán của các thƣơng nhân ngoại quốc này.

Bên cạnh đó, các chúa Nguyễn còn: ký kết Hiệp định với Hà Lan (1651), thƣơng thảo với phái đoàn thƣơng mại Anh Quốc (do Le Chappelie đại diện từ 1684 -1685 và 1695). Những hoạt động này đƣợc xem là những biện pháp phát triển giao thƣơng quốc tế mang tính “phát triển bền vững”. Thông qua cam kết, cả chính quyền àng Trong lẫn thƣơng gia nƣớc ngoài đều có cơ sở vững chắc, ổn định để thực thi các hoạt động giao thƣơng. Nó vừa là sức hút vừa góp phần thúc đẩy giao thƣơng quốc tế ở àng Trong đạt tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực lúc bấy giờ.

àng Ngoài trong các thế kỉ XVII-XVIII, chính quyền Lê – Trịnh chú trọng phát triển kinh tế công thƣơng nghiệp. Vì thế dã tạo điều kiện cho thƣơng nhân nhiều nƣớc, trong đó phần lớn là ngƣời Hoa cƣ trú ổn định và lâu dài trên lãnh thổ ại Việt. Năm 1523, vua Bồ ào Nha đã gửi một bức thƣ đến chính quyền ại Việt chính thức xin thông thƣơng và truyền đạo. ến năm 1533, giáo sĩ ngƣời Bồ ào Nha đã tới àng Ngoài truyền đạo, mở đầu cho quan hệ bang giao giữa ại Việt với các nƣớc phƣơng Tây. Sang thế kỷ XVII, ngƣời Hà Lan, ngƣời Anh và ngƣời Pháp cũng lần lƣợt đến àng Ngoài đặt quan hệ ngoại giao.

Thời kỳ này, các nƣớc phƣơng Tây đến àng Ngoài chỉ có hai hoạt động chính, đó là thông thƣơng và truyền giáo. Tuy nhiên, động cơ và mục đích của mỗi nƣớc có khác nhau. Nếu nhƣ ngƣời Hà Lan và ngƣời Anh đặt trọng tâm vào mở rộng thị trƣờng buôn bán thì ngƣời Bồ ào Nha và ngƣời Pháp lại chú ý nhiều hơn đến việc truyền đạo. Những hoạt động của ngƣời Pháp mập mờ giữa lĩnh vực tôn giáo và thƣơng mại. Ngƣời Bồ ào Nha cũng vậy, ảnh hƣởng thƣơng nghiệp của họ mờ nhạt, chủ yếu là việc truyền đạo.

Cho phép thông thƣơng và truyền đạo đồng nghĩa với việc chính quyền àng Ngoài thừa nhận có một cộng đồng ngƣời Âu sinh sống ổn định và lâu dài trên đất nƣớc. Phần lớn ngoại kiều cƣ trú trong các thƣơng điếm của họ. Thƣơng điếm của Hà Lan đƣợc lập ở phố Hiến từ năm 1637 đến năm 1700 và ở Kẻ Chợ từ năm 1644 đến năm 1700. Thời gian hoạt động ngắn hơn so với ngƣời Hà Lan nhƣng thƣơng điếm của ngƣời Anh cũng tồn tại suốt 25 năm (1672-1697). Năm 1680, Công ty ông Ấn của Pháp cũng đƣợc phép lập thƣơng điếm và hoạt động thƣơng mại liên tục trong 5 năm (1681-1686). Bên cạnh đó thì do công việc truyền giáo mà các giáo sĩ phƣơng Tây lại càng muốn cƣ trú lâu dài và hoà nhập sâu hơn vào đời sống của ngƣời dân Việt. Kết quả là đã hình thành một cộng đồng ngƣời ngoại quốc trên lãnh thổ àng Ngoài. Trong quá trình cộng cƣ đó, lẽ tự nhiên sẽ diễn ra các mối quan hệ xã hội giữa ngƣời Việt với ngƣời phƣơng Tây.

ể ổn định và phát triển xã hội, đòi hỏi Nhà nƣớc phải có những chính sách phù hợp cho ngoại kiều của từng nƣớc cũng nhƣ trong từng hoàn cảnh, từng thời kỳ lịch sử

Một phần của tài liệu (Trang 48)