Khái niệm về lòng Hiếu thảo và một số quan niệm về chữ Hiếu trong

Một phần của tài liệu Đạo hiếu trong phật giáo và việc nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ việt nam hiện nay (Trang 36 - 53)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Khái niệm về lòng Hiếu thảo và một số quan niệm về chữ Hiếu trong

trong lịch sử.

* Khái niệm lòng hiếu thảo

Chữ HIẾU được Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh định nghĩa là “hết lòng thờ cha mẹ”. Từ điển tiếng Việt cũng nói tương tự: Hiếu là “lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ”.

Theo Hán - Việt tự điển định nghĩa: Hiếu (thảo): “Con thờ cha mẹ hết lòng gọi là hiếu” [12, tr.137].

Trong Nho giáo, chữ Hiếu mang một nội dung rộng lớn hơn nhiều những điều vắn tắt kể trên. Nho gia cho rằng: Hiếu là kinh sách của trời, nghĩa lý của đất mà con người có bổn phận phải tuân theo. (Phù Hiếu, Thiên chi kinh, Địa chi nghĩa, Dân chi hành giả).

Theo Phật Quang Đại Từ Điển quyển 2: Hiếu có nghĩa là hết lòng thành kính và phụng dưỡng cha mẹ. Những ai siêng năng tu tập hiếu dưỡng cha mẹ thì phước báu bằng với phước cúng dường chư Phật. Nếu cung cấp tứ vật dụng cho cha mẹ thì là hiếu thế gian, còn đem Phật pháp hướng dẫn cha mẹ là hiếu xuất thế gian[27, tr.2137].

* Một số quan niệm về chữ Hiếu trong lịch sử - Hiếu trong dân gian Việt Nam

Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo được xem là một di sản quí báu, một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng và giữ gìn. Khi Phật Giáo xuất hiện ở Việt Nam thì đạo đức dân tộc và đạo đức Phật

Giáo hòa quyện vào nhau như nước với sữa. Do người Việt sẵn có tinh thần yêu chuộng đạo hiếu và giá trị giải thoát nên đã tiếp nhận giáo lý Phật Giáo một cách dễ dàng. Làm người ai cũng mang ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Người Phật tử Việt Nam hướng về Lễ hội Vu Lan vào ngày rằm tháng bảy mỗi năm là thực hiện một phương thức báo hiếu vốn có từ lâu đời, và xem đó như là một tín ngưỡng truyền thống. Đây là nét đẹp của đạo hiếu xuyên suốt chiều dài lịch sử vốn có trong dân gian Việt Nam.

Trong văn học dân gian còn lưu lại những dấu tích về tấm lòng yêu chuông đạo hiếu của người con Việt. Trải qua bao giai đoạn thăng trầm của lịch sử với những phương diện trong đời sống con người, như kinh tế, chính trị, văn hóa và nghệ thuật nó cùng ảnh hưởng tương tác giúp cho người Việt Nam làm nên văn hóa của dân tộc trong quá khứ và hiện tại. Văn học dân gian Việt Nam đã đề cao văn hóa gia đình và dòng tộc. Trong truyền thuyết hay truyện cổ tích, người Việt luôn tự hào là thuộc dòng giống con rồng cháu tiên. Lạc Long Quân như là một người cha mẫu mực, anh hùng, thương yêu và che chở con cái lúc hoạn nạn, thường khuyên mọi người ăn ở hiền lành, sống đúng đạo lý cha con và tình nghĩa vợ chồng. Đó là ý thức về hiếu hạnh, đặt nền tảng gây dựng đạo đức xã hội.

Câu chuyện về sự tích bánh chưng bánh dầy đã bày tỏ công lao sanh dưỡng của cha mẹ. Lang Liêu, vị hoàng tử thứ mười tám, là người con hiếu thảo, hiền lành đã dâng lên vua cha thứ bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dầy tượng trưng cho trời, với ý nghĩa xem công cha nghĩa mẹ to lớn như trời cao đất rộng, che chở cho con cái sống an vui giữa đời. Do vậy mà được vua Hùng truyền trao ngôi vua. Tiền bạc, vàng ngọc châu báu, của ngon vật lạ của các người con khác dâng lên đều bị vua từ chối. Ý thức ấy như ngọn gió đạo đức đã thổi vào luồng văn hóa dân tộc để xây dựng nền đạo lý lâu dài. Chiếc bánh chưng, bánh dầy đã trở thành một sản phẩm cổ truyền, một chứng tích

của đạo lý, chiếc bánh ấy thường được dâng cúng tổ tiên trong dịp Tết Nguyên Đán và các lễ hội hàng năm.

Trong ca dao Việt Nam, tiếng nói đạo đức mang truyền thống văn hóa dân tộc được kết tụ mấy nghìn năm lịch sử. Với những lời lẽ mộc mạc, dễ hiểu đã đề cao được công lao dưỡng dục của cha mẹ, nó không nằm trong phạm vi văn chương bác học, mà trở lại gần gủi và phổ cập với đời sống con người qua bao thế hệ:

Công cha nhơ núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ca dao Việt Nam đã diễn tả tình cha mẹ rất chính xác. Cha thương con cứng rắn, nghiêm nghị nên được ví với sự sừng sửng của núi Thái, một ngọn núi to lớn, hùng vĩ. Mẹ thương con ngọt lịm dịu dàng nên được sánh ví với suối nguồn chảy tuông êm ả, nhẹ nhàng, bất tận. Ca dao Việt Nam còn nhấn mạnh đến nỗi cực nhọc chín tháng cưu mang, ba năm bồng ẳm của người mẹ:

Nhớ ơn chín chữ cù lao Ba năm nhủ bộ biết bao nhiêu tình.

Chính vì công lao sâu dày của cha mẹ là không cùng, ca dao Việt Nam khẳng định vị trí của cha mẹ là vô song, không có gì có thể sánh bằng. Một khi cha mẹ mất, con cái phải chật vật, đau khổ và dường như mất cả ý nghĩa của cuộc đời:

Còn cha còn mẹ thì hơn Mất cha mất mẹ như đờn đứt dây.

Trong các thứ tình cảm, ca dao khẳng định tình cảm giữa mẹ con và con cái là cao quý nhất, vượt hơn tình yêu đôi lứa:

Cha mẹ già thật đã khó tìm Ðạo vợ chồng chẳng hiếm chi nơi.

Ca dao còn sánh ví cha mẹ như Phật, mà theo kinh điển Phật là đấng cao quý nhất trong ba cõi, là thầy của chư thiên và loài người. Nghĩa là ca dao đã trân trọng đặt cha mẹ lên vị trí tôn quý nhất trong tam giới:

Gió đưa cành trúc la đà

Cha mẹ còn sống Phật đà hiện thân.

Do sự tôn kính đó, ca dao đã dạy trước phải kính dưỡng đức Phật - Cha mẹ trong nhà rồi sau mới kính dưỡng đức Phật ngoài đồng. Trên cơ sở này, ca dao có quan điểm rằng sự đi tu với hình thức "cắt ái từ thân, xuất ly gia đình" không còn là điều tiên quyết:

Tu đâu cho bằng tu nhà Thờ cha kính mẹ cũng là chân tu.

Tình cảm hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đã trở nên một thứ tình cảm gắn bó. Và do vậy, phận làm con phải luôn kính cha thương mẹ:

Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha.

Tuy nhiên ca dao cũng tích cực lên án những hạng người con bất hiếu, bỏ quên công ơn sanh thành dưỡng dục lao khổ của cha mẹ, trở lại tính tháng đếm ngày với cha mẹ, khi phải nuôi nấng cha mẹ:

Mẹ nuôi con bằng non bằng bể Con nuôi mẹ con kể từng ngày.

Ca dao cũng khen ngợi những người con có hiếu thảo, tảo tần chịu gian khó, hiếu dưỡng cha mẹ từng cái ăn cái uống, cho thỏa dạ chân tình:

Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già.

Ca dao Việt Nam còn tin vào nghiệp báo luân hồi, tin vào sự tái sanh, vào kiếp sống đời sau, tin vào những thiện nhân phước báo mà con cháu làm để hồi hướng cho cha mẹ là có tác hưởng thật sự. Chính hiếu hạnh đó đã cảm hóa tâm tính cha mẹ và cộng với phước báu của con cháu đã tạo mà cha mẹ

được nhẹ nhàng lúc mất, và sanh về thế giới an lành, hạnh phúc hơn. Như vậy, ca dao cũng đã chịu ảnh hưởng tinh thần hiếu thảo trong kinh điển Phật giáo:

Ðêm nằm niệm Phật Thích-ca Cầu cho cha mẹ kết hoa liên đài

Về cảnh Phật thấy hoa khai Trầm luân chấm dứt, đáo lai Niết-bàn.

Ðồng thời ca dao còn tin vào quy luật nhân quả, ở đây là nhân hiếu quả hiếu, nhân bất hiếu thì quả bất hiếu. Ðây chính là bài học thiết thực và có giá trị về chữ hiếu mà người Việt Nam đã sống và thực hiện từ bao đời nay:

Nếu mình hiếu với mẹ cha Thì con cũng hiếu với ta khác gì

Nếu mình ăn ở vô nghĩa

Ðừng mong con hiếu làm gì hoài công.

Nhờ có một nền tảng giáo dục luân lý đạo đức đặt trên cơ sở hiếu nghĩa như vậy, xã hội Việt Nam, con người Việt Nam đã xứng đáng với truyền thống:

Làm người hiếu nghĩa đi đầu Hiếu cha hiếu mẹ việc gì không xong.

Trên nền tảng tôn thờ đạo hiếu thảo, xã hội Việt Nam có thể được xem là một xã hội chuẩn mực về đạo đức hiếu thảo và làm người. Tuy nhiên hiếu thảo theo quan niệm ca dao Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Nó chủ yếu dạy con cái hiếu dưỡng song thân về mặt vật chất, và hình như không chú trọng đến yếu tố hiếu dưỡng tinh thần và đời sống đạo đức của cha mẹ, trong khi theo Phật giáo, hiếu dưỡng quan trọng hơn là hiếu dưỡng tinh thần. Ðây chính là lý do tại sao chúng ta phải tìm hiểu chữ hiếu qua những lời kinh Phật dạy.

- Hiếu trong Nho giáo

Hiếu là thuật ngữ Nho giáo. Khéo thờ cha mẹ thì gọi là Hiếu. Hiếu là phạm trù luân lý cơ bản nhất của Nho gia. Hiếu là nền tảng của đạo làm người, là nhân tố để hình thành nên đức Nhân của người Quân tử, một mẫu người lý tưởng trong Nho giáo. Chung quy việc tu thân để tiến đến việc tề gia, trị quốc và bình thiên hạ phải bắt đầu từ một đức tính căn bản trong mỗi người, đức tính đó không gì khác hơn là hiếu hạnh.

Sách Đại học của Nho giáo được mở đầu bằng một lời khẳng định minh bạch rằng mục đích của Đại học là soi sáng bản tính đạo đức của mình, gắn bó, thương yêu người, để mình và người cùng đạt đến chỗ chí thiện.

Lời tuyên bố này đã trở thành tư tưởng trọng tâm của nền học thuật Nho giáo và vì thế nó là yếu điểm mà các nhà Nho thường nhắm tới. Theo như lời dạy này, người Quân tử phải khởi đầu từ việc trau dồi phẩm hạnh cá nhân để kế đến là ổn định trật tự xã hội và cuối cùng là hoàn thiện nhân cách cao đẹp của mình.

Đối với các nhà Nho, trau dồi phẩm hạnh cá nhân là khởi điểm để từ đó mỗi người xây dựng cho mình một nhân cách mà tinh chất của nhân cách ấy là Nhân (lòng bác ái), đức đầu tiên trong ba đức (Nhân, Trí, Dũng, theo Khổng Tử), bốn đức (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, theo Mạnh Tử) hay năm đức (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, theo Hán Nho).

Khi Phàn Trì hỏi Nhân là gì, Khổng Tử đáp: “là thương người.”

Mạnh Tử thì cho rằng người Quân tử khác với người đời là ở cái tâm của họ, tâm người Quân tử luôn có Nhân, có Lễ. Người có Nhân biết thương người khác, người có Lễ biết kính người khác.

Theo cách lý giải của Mạnh Tử mỗi người đều vốn mang trong mình một lòng trắc ẩn, không nỡ thấy ai bị đau khổ, nên khi mình thấy một điều gì đó nguy hiểm xảy ra với người khác, mình không thể làm ngơ mà phải ra tay cứu giúp họ.

Ông đưa ra một ví dụ như sau: một người tình cờ thấy một em bé sắp bị rơi xuống giếng liền khởi tâm lo lắng và vội vàng đến cứu em. Người ấy khởi lên tâm thương tưởng như thế không phải vì mong cha mẹ của em bé kia sẽ trả ơn, cũng chẳng mong được bạn bè, láng giềng khen ngợi, lại cũng chẳng phải vì sợ sẽ mang tiếng xấu bởi đã không giúp người trong cơn hoạn nạn, mà đó vốn là một phản ứng tự nhiên của mỗi người. Lòng trắc ẩn này, theo ông chính là đầu mối của lòng Nhân.

Tình thương người như thế không cần học hỏi để có, không nhọc suy tư để biết, mà nó là bẩm sinh như trẻ thơ lúc nhỏ thì biết thương mến cha mẹ, lớn lên thì biết kính trọng đàn anh của mình. Sự thương mến đó là Nhân, sự kính trọng đó là Nghĩa vậy.

Như vậy hiếu thảo hay sự thương mến cha mẹ chính là cội nguồn của Nhân. Hữu Tử, một môn đồ của Khổng Tử cũng khẳng định rằng hiếu là gốc của tất cả những điều Nhân.

Từ sự phân tích trên ta có thể phần nào hiểu được vai trò của chữ hiếu trong truyền thống Nho giáo. Vì Nhân là đức tính đứng đầu trong muôn đức, là tinh chất để tạo nên nhân cách của một bậc Quân tử, mà hiếu là cội gốc của Nhân nên hiếu được xem là nền tảng đạo đức của người Quân tử.

Dù hiếu là một đức tính bẩm sinh nhưng nếu hạt giống này của lòng Nhân không được vun xới thường xuyên thì nó sẽ bị hư hoại và có thể biến mất và nếu điều này xảy ra thì lòng Nhân sẽ bị mất đi nền tảng như cây không cội, nước không nguồn và rồi nó lại bị biến dị sang một hình thái khác. Hình ảnh của những kẻ hung ác, bạo ngược trong xã hội đã phần nào chứng minh được sự thật này. Họ là những người đã đánh mất đi hạt giống của hiếu hạnh, quan hệ gia đình bị rạn vỡ để rồi trở thành những tâm hồn lạc loài giữa sa mạc ngông cuồng chỉ biết bám trụ vào những ốc đảo của lòng ham muốn thấp hèn, bại hoại. Do vậy hiếu và Nhân không thể tách rời nhau. Người có hiếu thì dễ dàng phát triển lòng Nhân mà một khi đã có Nhân thì hạnh hiếu càng sáng tỏ.

Chỉ khi nào con người biết bắt đầu từ sự hiếu thảo với cha mẹ, từ sự gắn bó với thân quyến, thì người ấy mới có thể thương yêu người khác. Đó là thứ lớp thăng tiến của Nho giáo hay là lộ trình tu đạo của người Quân tử. Sách Trung Dung có viết rằng: đạo Quân tử cũng giống như đi đường xa, muốn đi ắt phải khởi sự từ gần; cũng ví như lên cao, muốn lên ắt phải bắt đầu từ dưới thấp.

Hiếu kinh, tác phẩm chính của Nho giáo nói về đạo hiếu được mở đầu như sau: “Hiếu là gốc của đức, là nguồn của giáo…thân thể tóc da, nhận từ cha mẹ, không dám tổn thương đó là khởi đầu của hiếu. Lập thân hành đạo, dương danh với hậu thế, để làm rạng rỡ cha mẹ, đó là kết cục của hiếu. Xét về hiếu, khởi đầu là lo việc song thân, kế đến là việc vua tôi, sau cùng mới đến việc lập thân.”[8].

Bản kinh này cũng dẫn lời của đức Khổng Tử về đạo hiếu rằng: “Người con hiếu phụng dưỡng cha mẹ, ăn ở phải hết sức cung kính, cung dưỡng cha mẹ phải hết mực vui vẻ, khi cha mẹ đau ốm phải lo lắng hết lòng, khi lo việc tang lễ phải cực kỳ thương xót, khi cúng tế cha mẹ phải vô cùng trang nghiêm.”[8].

Hai đoạn này trong Hiếu kinh đã tóm thâu được ý nghĩa của chữ hiếu trong Nho giáo. Người con hiếu là người luôn giữ gìn và không làm tổn thương đến thân thể mà cha mẹ đã sanh ra, phải sống làm sao hầu để lại danh thơm tiếng tốt ở đời, làm cho cha mẹ, dòng tộc mình được rạng rỡ, lo cho chữ hiếu, chữ trung trước rồi sau mới lo cho mình. Đối với cha mẹ, lòng hiếu thảo của người con phải được thể hiện trên cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần.

Về phương diện đầu, người con phải thực hiện ba điều căn bản: chăm sóc cha mẹ chu đáo, luôn ý thức rằng thân thể mình được tạo thành từ máu thịt cha mẹ nên phải biết quí trọng nó và phải lập gia đình, sanh con để nói dõi tông đường.

Theo Mạnh Tử, xét về phương diện thế tục, có năm điều được xem là bất hiếu: thứ nhất cơ thể lười biếng, chẳng đoái hoài đến việc phụng dưỡng cha mẹ; thứ hai, đam mê cờ bạc rượu chè, chẳng nghĩ đến việc phụng dưỡng cha mẹ; thứ ba, chạy theo của cải, tiền tài, chỉ nghĩ đến vợ con mà chẳng lo báo ân cha mẹ; thứ tư, đắm vào dục lạc sắc thanh làm cho cha mẹ tủi nhục; thứ năm, ưa thích sự kiêu hùng, đấu tranh, tàn nhẫn làm nguy hại cho cha mẹ. Nhưng đứng trên quan điểm của đạo Quân tử, Mạnh Tử lại cho rằng: “Bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại”, nghĩa là trong ba điều bất hiếu không người nối

Một phần của tài liệu Đạo hiếu trong phật giáo và việc nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ việt nam hiện nay (Trang 36 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)