Bản chất và vai trò của đạo Hiếu

Một phần của tài liệu Đạo hiếu trong phật giáo và việc nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ việt nam hiện nay (Trang 53 - 78)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Bản chất và vai trò của đạo Hiếu

* Bản chất của lòng hiếu thảo

Nói đến Hiếu, mọi người nghĩ ngay đến tình cảm, tình yêu của con cái đối với ông bà, cha mẹ.

Trong chữ Hán, chữ Hiếu là viết tắt của hai chữ “Lão” ở trên và chữ “Tử” ở dưới. Hiếu tức là mối quan hệ cha trên, con dưới, suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.

Theo đức Mạnh Tử thì Hiếu ở mức độ cao nhất và khái quát nhất là làm cho cha mẹ được tôn trọng, được vinh hiển, làm cho cha mẹ vui lòng và hãnh diện. (Đại hiếu tôn thân) (tiết 4, chương Vạn Chương thượng, Mạnh Tử tập hạ).

* Vai trò của đạo Hiếu

Hiếu là nền tảng của đạo làm người, là nhân tố để hình thành nên đức nhân.Từ hiếu sẽ sinh lòng nhân, từ lòng nhân sẽ sinh lòng bác ái. Chỉ khi nào con người biết bắt đầu từ sự hiếu thảo với cha mẹ, từ sự gắn bó với thân quyến, thì người ấy mới có thể thương yêu người khác. Trước khi nghĩ đến việc yêu thương, đối xử tốt với mọi người thì cần phải biết yêu thương và đối xử tốt với ông bà, cha mẹ trong gia đình những người đã sinh thành, nuôi dưỡng mình, yêu thương mình hơn ai hết.

Chúng ta biết thương cha mẹ, rồi từ đó nẩy sinh thương anh chị em, thương họ hàng nội ngoại, thương xóm làng, thương đồng bào… thương cả nhân loại.

Một lẽ rất dễ hiểu là với ông bà, cha mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục nên mình, không ai yêu thương mình hơn mà mình không yêu thương họ thì làm sao có thể yêu thương người khác được. Anh đối xử với người ruột thịt không ra gì thì làm sao có thể hi vọng sẽ đối xử tốt với người khác.

Người xưa giải thích rằng trong cuộc đời này không phải ai cũng là vua, là chồng, là vợ, là anh, là em...nhưng khi đã có mặt trên đời thì ai cũng là con:

vua là con, thần là con, cha cũng là con... Không những thế, trong 3 mối quan hệ: cha con, vợ chồng, anh em tạo ra cái gọi là “gia đạo chính” thì quan hệ cha con mà trong đó phụ từ, tử hiếu được đặt lên đầu.

Hiếu thảo là gốc của nhân cách, vì vậy giáo dục phải đi từ gốc của nhân cách. Gốc có vững thì cây mới có thể bền.

Nho giáo khẳng định con người sinh ra, trưởng thành trong gia đình, nếu không biết tri ân, kính trọng cha mẹ - người mang nặng đẻ đau, chăm chút từ lúc ấu thơ đến lúc trưởng thành thì cũng không thể có lòng nhân đạo với những người khác, với cộng đồng, với dân tộc. Đức Khổng Tử cho rằng, người quân tử là người “tu thân, tề gia” rồi mới đến “trị quốc, bình thiên hạ”. Có được hiếu thì mới có được các đức khác, hiếu là gốc mà người quân tử phải nắm lấy, vì cái gốc được vững tốt, tự nhiên đạo lý từ đó mà sinh ra.

Xã hội muốn ổn định và phát triển thì phải có sự ổn định từ trong mỗi gia đình. Gia đình nào cũng có những người con hiếu thảo thì xã hội mới hy vọng ổn định và phát triển được. Bởi lẽ người con có hiếu trước hết sẽ không làm gì để cha mẹ buồn lòng, sau đó là người quyết chí lập thân hành đạo, nêu cao thanh danh đến đời sau làm vinh hiển cho cha mẹ: “lập thân hành đạo, dương danh ư, hậu thế dĩ hiển phụ mẫu”.

Thực tiễn hiện nay cho thấy nhiều trẻ phạm pháp, làm việc không tốt, làm cha mẹ phải buồn phiền, lo lắng, xấu hổ đó là vì chưa thực sự thương yêu ông bà, cha mẹ hoặc chưa biết cách yêu thương, chưa thấu hiểu ý nghĩa đạo lý thực sự của chữ hiếu. Ngược lại, những trẻ biết yêu thương bố mẹ thì luôn cố gắng học hành thật tốt, ngoan ngoãn, làm nhiều việc có ích để làm vui lòng cha mẹ.

Hiếu có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống gia đình cũng như ngoài xã hội. Vì vậy việc nhận thức được bản chất và vai trò của đạo hiếu có tác dụng to lớn trong việc hình thành ở thế hệ trẻ lòng hiếu thảo với cha mẹ và

suy rộng ra là tình yêu đối với quê hương, đất nước, góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

2.2. Giáo dục nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.

2.2.1. Thực trạng việc nhận thức và hành động về đạo hiếu của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.

* Về đạo hiếu của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

Ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển không ngừng, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, con người hưởng thụ không biết bao nhiêu là tri thức, tiện nghi và khoái cảm. Tuy nhiên, trước làn sóng văn minh vật chất lôi cuốn con người, trước lối sống công nghiệp đòi hỏi tuân thủ quy trình hoạt động gần như máy móc, trước những tệ nạn xã hội ngày càng phát triển, đời sống gia đình và cá nhân bị xao động, các giá trị truyền thống bị thách thức, các quan hệ tốt đẹp trước đây giữa người và người có phần phai nhạt. Thực tế xảy ra ngoài xã hội được phản ánh trên báo chí và các phương tiện truyền thông đầy những hiện tượng đau lòng như con giết cha, chồng giết vợ, vợ thủ tiêu chồng, con cái xử tệ với cha mẹ, nạn bạo hành trong gia đình… Dư luận chính trực trong xã hội cảnh báo nguy cơ đạo đức suy đồi, tuy nhiên xã hội dầu sao vẫn tồn tại trên cơ sở của cái thiện, và chữ hiếu vẫn là hàng đầu đối với đại đa số người dân. Chỉ có điều, nền tảng gia đình ngày nay đã thay đổi khá nhiều và việc con cái thể hiện đạo hiếu cũng khác trước.

Trước hết, quy mô gia đình gọn đi, vì số con ít, con trưởng thành thì phần lớn làm ăn xa, và theo trào lưu phương Tây, cha mẹ con cái có khuynh hướng sống biệt lập nhau, dầu là chung mảnh đất, dầu là chung nhà. May mắn lắm, gia đình có ba thế hệ, san sẻ, thương yêu, ông bà vui vầy với con cháu, con cái đi làm vẫn ân cần với cha mẹ và con trẻ là niềm hạnh phúc chung của cha mẹ và ông bà. Trường hợp như thế không nhiều, ngược lại, dễ nhận thấy cha mẹ già sống buồn tẻ trong ngôi nhà và nghĩ rằng chỉ cần đóng góp tiền

bạc để nuôi dưỡng bố mẹ là đã làm tròn bổn phận của người con. Có những gia đình kinh tế khó khăn, điều kiện vật chất eo hẹp nên không có đủ điều kiện hoặc thường lảng tránh công việc chăm sóc cha mẹ, có những gia đình rất giàu có thì việc phụng dưỡng cha mẹ không có gì là khó khăn nhưng họ laị báo hiếu cha mẹ bằng cách thuê những người xa lạ về chăm sóc cha mẹ, để cha mẹ sống trong buồn tủi, cô đơn. Họ cho rằng: nay con đã lớn khôn, giàu có, khỏe mạnh hơn cha mẹ nên họ xem cha mẹ mình không ra gì, không chăm sóc gì cả tất cả giao phó cho người giúp việc. Từ đó gây ra cảnh nghịch lý đáng buồn:

Không ăn thì ốm thì gầy Ăn thì nước mắt chan đầy bát cơm

Hay

Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày

Trên thực tế có rất nhiều câu chuyện đáng buồn vì sự bất hiếu của con cái đối với cha mẹ: Thời gian gần đây, cư dân mạng rất bất bình về vụ việc cụ Ngô Vi N, 87 tuổi ở Núi Trúc (Ba Đình, Hà Nội) bị chính con gái và cháu rể trải chiếu đặt ra vỉa hè, đuổi cụ ra khỏi nhà. Cụ bị phơi nắng hơn 10h đồng hồ, trước sự phẫn nộ và bức xúc của dư luận và sự tham gia của chính quyền, cụ mới được con gái và cháu rể đưa về căn nhà cũ ở phố Chùa Bộc. Ở tuổi 87, lẽ ra cụ N phải được các con cháu chăm sóc, nhưng ngược lại, họ đùn đẩy trách nhiệm và cuối cùng đẩy cụ ra ngoài đường. Đây là một thực tế về sự tha hóa đạo đức, ngược đãi với người sinh thành của những kẻ làm con, làm cháu. Thời xưa, bất hiếu với cha mẹ bị coi trọng tội nhưng khi xã hội ngày càng phát triển thì việc hiếu đễ đối với cha mẹ đang bị xem nhẹ, nhất là với lối sống thực dụng của giới trẻ.

Câu chuyện thật đáng buồn và cũng đáng trách của con cái đối với những người đã sinh ra mình. Họ đâu biết rằng như thế là sai, là làm trái lẽ phải, họ

đâu biết rằng những hành động, lời lẽ vô lễ ấy sẽ làm cho cha mẹ buồn lòng, nó sẽ như là một nhát dao cứa vào tim các bậc sinh thành ra họ. Khi đó việc hiếu kính của những người con đó sẽ không trọn vẹn. Đó là hồi chuông cảnh báo cho các bậc làm con cái.

* Nguyên nhân của tình trạng trên

Gia đình là một tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Trẻ mới sinh ra tâm hồn như một tờ giấy trắng, vô tư, trong sáng. Do vậy, việc nuôi nấng và chăm sóc con cái trưởng thành là việc làm không khó đối với các bậc cha mẹ nhưng việc giáo dục con cái trở thành một người công dân tốt không phải dể.

Hiện nay, vấn đề “cơm áo gạo tiền” cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng sâu sắc đến việc giáo dục đạo đức con cái của các bậc cha mẹ vì đời sống vật chất góp phần chi phần chi phối đời sống tinh thần của mỗi cá nhân. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, việc mưu sinh kiếm sống gặp không ít khó khăn.

Chẳng hạn, đối với gia đình cha mẹ sống hòa thuận, có điều kiện phát triển về kinh tế, cha mẹ có điều kiện và thời gian chăm sóc, yêu thương và quan tâm đến việc nuôi dạy con cái thì trẻ sẽ có phẩm chất đạo đức tốt. Còn đối với những gia đình thiếu thốn về vật chất, cha mẹ phải bôn ba lo cuộc sống thì việc giáo dục con cái sẽ bị sao lãng. Bên cạnh điều kiện sống của gia đình, tấm gương đạo đức của cha mẹ cũng là ngon đuốc soi sáng và giáo dục đạo đức cho con cái. Cha mẹ có lối sống lành mạnh, hòa nhập, sống thiện, sống tốt, có lòng nhân nghĩa và biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh, hiếu thảo với ông bà cha mẹ thì con cái cũng học tập và có những phẩm chất tốt đẹp của cha mẹ vì “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. Ngược lại, nếu trẻ sống trong gia đình mà cha mẹ gây gỗ, đánh nhau, rượu chè, cờ bạc… cũng ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách đạo đức của trẻ.

Hơn nữa, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ cũng quyết định quá trình hình thành đạo đức của trẻ. Cha mẹ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, quan tâm, thương yêu, giúp đỡ và chia sẽ lẫn nhau những khó khăn trong cuộc sống, luôn tạo ra một niềm tin và định hướng cho con cái phát triển. Ngược lại, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ không hạnh phúc, đỗ vỡ sẽ tạo ra một áp lực lớn về tinh thần cho con cái làm cho con cái chán nản, bi quan trong cuộc sông, dễ rơi vào tệ nạn xã hội, đạo đức bị suy thoái.

Có thể nói gia đình là cái nôi, là nền tảng hình thành nhân cách và hoàn thiện đạo đức cho con cái. Thời gian trẻ tiếp xúc với gia đình nhiều hơn thời gian trẻ ở bên ngoài xã hội. Do vậy, cha mẹ cần phải quan tâm, giáo dục con cái trưởng thành và trở thành công dân tốt cho xã hội. Đồng thời, với sự giáo dục của cha mẹ, con cái muốn có những phẩm chất cao đẹp phải có sự đóng góp của nghành giáo dục.

Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, tập trung vào việc dạy tri thức khoa học, nặng về dạy chữ hơn là dạy người, xem nhẹ giáo dục nhân cách, lối sống, tình cảm, đạo đức. Mặt khác, chương trình và sách giáo khoa còn nhiều bất cập, nhiều nhà trường còn chưa chú trọng môn giáo dục công dân, mỹ thuật, âm nhạc, những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm làm cho tình cảm thầy - trò bị tổn thương, truyền thống tôn sư trọng đạo dần mai một.

Bên cạnh đó, cơ chế thị trường, sự du nhập văn hoá phẩm đồi trụy, phim ảnh, thông tin không lành mạnh trên internet... ảnh hưởng đến những quan niệm về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương đất nước trong lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh, trong khi các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về những vấn đề này nên thiếu sức đề kháng, nên những tệ nạn xã hội thâm nhập vào các nhà. Những điều này đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đức hiếu thảo cho học sinh nói riêng của nhà trường.

Thanh niên học sinh là độ tuổi có sự thay đổi về sinh lý, tâm lý, đặc biệt sự phát triển về “con người sinh lý” lại nhanh hơn “con người xã hội”, nên nếu không được giáo dục đúng cách sẽ dẫn đến có những hành vi tự phát thiếu văn hoá, đạo đức, do ý thức không kiềm chế được bản năng.

Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là “tam giác” giáo dục đối với mỗi học sinh. Tầm quan trọng của mỗi lực lượng cũng như mối quan hệ giữa chúng ai cũng biết nhưng trên thực tế, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc giáo dục học sinh không còn chặt chẽ như trước. Sự lỏng lẻo này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, do cả phía giáo viên và phụ huynh.

Về phía nhà trường, một số cán bộ quản lý, giáo viên thường sử dụng các biện pháp hành chính thái quá, không tôn trọng nhu cầu, nguyện vọng và các yêu cầu chính đáng của học sinh; thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục; thiếu hiểu biết, thiếu tình thương, thờ ơ và thiếu sự cảm thông đối với học sinh khó bảo. Trong đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật học sinh còn có tiêu cực, thiếu khách quan và không công bằng, không tôn trọng sự cố gắng của học sinh... Các nguyên nhân trên đan xen, chồng chéo lẫn nhau.

2.2.2. Một số giải pháp nhằm việc nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.

* Đối với gia đình

Gia đình là nơi con người được sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường có những ảnh hưởng tích cực nhưng cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đạo đức xã hội nói chung và đạo đức gia đình nói riêng. Nhiều gia đình đã lơ là việc gia huấn, con cháu lớn lên gây ra nhiều điều lầm lỗi. Đã đến lúc mọi gia đình cần phải để tâm, xem xét lại, thiết lập lại gia phong. Thể hiện đạo hiếu với cha mẹ, không chỉ là bổn phận, trách nhiệm của người làm con, mà là quyền lợi thiêng liêng và cao cả của mỗi người. Việc giáo dục đức hiếu giúp con cái thấy được bổn phận làm con, giữ đúng vị trí của mình trong gia đình là vấn đề

hết sức quan trọng trong giáo dục gia đình từ xưa đến nay. Không chú tâm tới việc giáo dục đạo hiếu trong gia đình là thiếu sót, quên lãng cái nền móng thiết yếu nhất của đạo đức xã hội và con người. Để nâng cao nhận thức và hành động về đạo hiếu cho thế hệ trẻ trong gia đình cha mẹ phải nêu tấm gương tốt cho con cái trong ứng xử hàng ngày. Cha mẹ phải làm gương sáng để con trẻ noi theo. “Không có gì tác động lên tâm hồn non nớt của con trẻ bằng quyền lực của sự làm gương, còn giữa muôn vàn tấm gương thì không tấm gương nào gây ấn tượng sâu sắc và bền chặt bằng tấm gương của cha mẹ và thầy cô giáo” (N.I.Nôvicốp). Có người nói:"Con cái họ đang theo dõi họ,

Một phần của tài liệu Đạo hiếu trong phật giáo và việc nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ việt nam hiện nay (Trang 53 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)