Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ – TỈNH HÀ TĨNH 10600965 (Trang 38 - 43)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1.Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu

2.2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI

2.2.1.Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu

2.2.1.1. Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai * Nguyên tắc lựa chọn

Để xác định ĐVĐĐ làm cơ sở cho việc đánh giá phải chú ý đến các yếu tố có liên quan chặt chẽ đến chất lượng và khả năng sử dụng đất. Khi lựa chọn các chỉ tiêu cho việc xây dựng các đơn vị bản đồ đất đai cần tuân theo các nguyên tắc sau:

- Các chỉ tiêu được lựa chọn phải có sự phân hóa rõ ràng theo đơn vị bản đồ đất đai tại địa bàn nghiên cứu. Nguyên tắc này rất cần thiết bởi lẽ có nhiều yếu tố quan trọng nhưng khơng phân hóa theo lãnh thổ thì việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá sẽ khơng có ý nghĩa, mà chúng chỉ được sử dụng làm chỉ tiêu để tham khảo khi đề xuất quy hoạch.

- Các chỉ tiêu được lựa chọn phải ảnh hưởng rõ rệt đến đối tượng phát triển. Trong phạm vi nghiên cứu, các chỉ tiêu này phải có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nơng - lâm nghiệp nói chung và sự phát triển các loại cây trồng nói riêng.

* Những căn cứ khi lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu

Khi lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu cần căn cứ vào các yếu tố sau:

- Các yếu tố tự nhiên, đặc điểm và tính chất đất đai cũng như các yếu tố sinh thái nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu.

- Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phân tích hiệu quả sản xuất các LHSDĐ trên địa bàn nghiên cứu.

- Yêu cầu sử dụng của các LHSDĐ trên địa bàn nghiên cứu.

* Các yêu cầu khi xây dựng chỉ tiêu cho bản đồ đơn vị đất đai

Theo FAO, khi xây dựng chỉ tiêu cho bản đồ đơn vị đất đai thì cần tuân theo các yêu cầu sau:

- Các ĐVĐĐ càng đồng nhất càng tốt.

- Bản đồ ĐVĐĐ cần được biên vẽ một cách nhất quán.

- Các ĐVĐĐ cần xác định theo hướng bền vững tương đối của bề mặt đất. - Việc tập hợp các ĐVĐĐ thành từng nhóm càng có ý nghĩa thực tế đối với định hướng sử dụng đất.

Như vậy, có thể nói rằng việc lựa chọn các chỉ tiêu cho việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ để đánh giá là dựa trên nguyên tắc chung, nhưng tùy thuộc vào điều kiện đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu mà điều chỉnh cho phù hợp.

Lê Thị Nga  Khãa luËn tèt nghiÖp

* Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Việc lựa chọn các chỉ tiêu để xây dựng bản đồ ĐVĐĐ là rất quan trọng, nó khơng những đảm bảo tính chính xác của bản đồ ĐVĐĐ mà còn phản ánh đúng nhu cầu sử dụng đất cho các loại hình sử dụng đất và điều kiện đất đai trong sử dụng đất của đánh giá đất đai. Cở sở lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp được tiến hành tuy thuộc vào mục tiêu của đề tài nghiên cứu, điều kiện cụ thể của từng lãnh thổ và tỷ lệ của bản đồ nghiên cứu. Với những lãnh thổ nghiên cứu rộng, có sự phân hóa lớn thì thường chọn các chỉ tiêu mang giá trị trung bình, có tính chất khái quát. Nhưng khi nghiên cứu ở quy mơ nhỏ, do lãnh thổ ít có sự phân hóa thì các chỉ tiêu được chọn thường có sự phân hóa nhỏ như nhiệt độ khơng khí, độ ẩm, tốc độ gió, dinh dưỡng đất và các chỉ tiêu khác như: tầng dày, độ dốc, lượng mưa năm, nhiệt độ trung bình năm, số tháng đủ ẩm, vị trí,… tùy thuộc vào điều kiện sinh thái của lãnh thổ và nhu cầu của các loại hình sử dụng đất mà mà phân chia ra các cấp một cách hợp lý, thuận tiện cho việc đánh giá thích nghi sau này. Hơn nữa, để lựa chọn các chỉ tiêu nó cịn phụ thuộc vào khả năng kiểm sốt, xác định các chỉ tiêu đó.

Đánh giá đất đai của một lãnh thổ trên bản đồ ĐVĐĐ thì các chỉ tiêu được lựa chọn phải bao quát trên mỗi ĐVĐĐ. Điều đó có nghĩa là, các chỉ tiêu đánh giá và các chỉ tiêu để xây dựng bản đồ ĐVĐĐ có thể trùng nhau, nhưng các chỉ tiêu đánh giá phải nằm trong nhóm các chỉ tiêu được xác lập khi xây dựng bản đồ ĐVĐĐ. Khi các chỉ tiêu được lựa chọn thì cần tiến hành phân cấp. Việc phân cấp chỉ tiêu là hết sức quan trọng, có thể đều hoặc khơng đều nhau tùy theo từng đánh giá cụ thể.

Như vậy, có thể nói rằng việc lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá là dựa trên cơ sở những nguyên tắc chung nhưng phải điều chỉnh cho phù hợp với những đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu. Nó tùy thuộc vào phạm vi lãnh thổ, tỷ lệ bản đồ nghiên cứu và mục tiêu đánh giá của cơng trình nghiên cứu.

Đối với địa bàn huyện Hương Khê, qua phân tích các số liệu, khảo sát thực địa, việc lựa chọn được dựa trên 6 chỉ tiêu chính là: Loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, khả năng tưới và vị trí. Bên cạnh đó, trong các chỉ tiêu được lựa chọn tuy rằng đều có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nhưng đối với các loại hình sử dụng khác thì lại có tốc độ tác động khác nhau. Vì vậy cần phải lựa chọn các chỉ tiêu khác nhau để đánh giá các loại hình sử dụng đất khác nhau.

Ngoài ra, bên cạnh việc lựa chọn trọng số các chỉ tiêu đánh giá theo phương pháp trên thì cịn có thể thực hiện bằng phương pháp chuyên gia kết hợp với việc điều tra nhanh bằng các phiếu mẫu đã được lập sẵn theo nội dung cần thiết.

2.2.1.2. Các chỉ tiêu cụ thể

1. Loại đất (G): Là yếu tố tổng hợp, khái quát được các đặc tính chung nhất của đất và cho ta khái niệm ban đầu về khả năng sử dụng đất. Thêm vào đó, nó có liên quan đến việc sử dụng đất theo hướng ưu tiên cho việc trồng cây cao su, một phương thức sử dụng phổ biến có hiệu quả và bền vững, yếu tố đất có thể thay thế cho hàng loạt về tính lí - hóa của đất. Tuy nhiên để xác định khả năng cụ thể thì loại đất phải gắn liền với các yếu tố khác như độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, khả năng tưới và vị trí. Ở lãnh thổ nghiên cứu, đất có chủng loại khá phức tạp bao gồm 9 loại đất chủ yếu là:

- Đất xám feralit phiến thạch sét, ký hiệu là G1 - Đất glay chua điển hình, ký hiệu là G2. - Đất phù sa chua điển hình, ký hiệu là G3. - Đất tầng mỏng chua điển hình, ký hiệu là G4. - Đất xám điển hình cơ giới nhẹ, ký hiệu là G5. - Đất xám điển hình glay sâu, ký hiệu là G6. - Đất xám feralit trên cát kết, ký hiệu là G7. - Đất xám feralit trên granit, ký hiệu là G8 - Đất xám feralit phù sa cổ, ký hiệu là G9

2. Độ dốc (SL): Độ dốc là yếu tố đặc trưng cho địa hình và ln gắn liền với địa hình vùng đồi núi. Độ dốc liên quan chặt chẽ đến vấn đề xói mịn, rửa trơi, tầng dày của đất, điều kiện canh tác, khả năng tưới và vị trí. Đối với lãnh thổ nghiên cứu, độ dốc bề mặt đất được phân ra thành 6 bậc là: - Độ dốc <30, ký hiệu là SL1. - Độ dốc từ 3-80, ký hiệu là SL2. - Độ dốc từ 8-150, ký hiệu là SL3. - Độ dốc từ 15-200, ký hiệu lad SL4. - Độ dốc > 20-250, ký hiệu là SL5. - Độ dốc > 25 0, ký hiệu là SL6.

3. Tầng dày (D): Độ dày tầng đất là yếu tố quan trọng trong đánh giá, phân hạng đất đai. Nó có liên quan chặt chẽ đến lượng mưa, độ dốc địa hình, chiều dài

Lê Thị Nga  Khãa luËn tèt nghiÖp

sườn, loại đất, lớp phủ thực vật, chế độ canh tác…..Tầng dày đặc biệt quan trọng với các cây công nghiệp dài ngày, loại cây có bộ rễ sâu. Tầng dày đất giúp cho các cây giúp được nhiều nước và chất dinh dưỡng trong đất, đứng vững và giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển bền lâu. Vì vậy, khi điều tra nghiên cứu tầng dày đất giúp cho việc quản lý và quy hoạch sử dụng hợp lý. Đối với lãnh thổ nghiên cứu tầng dày đất chia làm 3 cấp là:

- Tầng dày > 100cm, ký hiệu là D1. - Tầng dày từ 100 – 50cm, ký hiệu là D2. - Tầng dày < 50cm, ký hiệu là D3.

4. Thành phần cơ giới (C): Thành phần cơ giới là tổ hợp các phân tử cơ học, là hàm lượng đối tượng cơ học trong đất và đá, được tính bằng phần trăm so với đất khơ tuyệt đối. Thành phần cơ giới của đất có liên quan đến độ chặt xốp, dung lượng và khả năng giữ nước, tiêu nước và điều kiện canh tác,…Nó có vai trị quan trọng đối với chất lượng đất, nó vừa ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng thực vật, vừa ảnh hưởng đến các đặc tính lí - hóa và q trình phát triển của đất. Thành phần cơ giới ở địa bàn huyện Hương Khê được phân ra thành 4 cấp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thành phần cơ giới là thịt nhẹ, ký hiệu là C1. - Thành phần cơ giới là thịt trung bình, ký hiệu là C2. - Thành phần cơ giới là thịt nặng, ký hiệu là C3. - Thành phần cơ giới là sét, ký hiệu là C4.

5. Khả năng tưới (I): Đây là chỉ tiêu quan trọng đối với cây trồng, là yếu tố quan trọng với cây công nghiệp dài ngày. Trên lãnh thổ nghiên cứu, điều kiện tưới được chia làm 2 cấp như sau:

- Tưới chủ động (I1): Đối với những nơi có thủy lợi hồn tồn chủ động về mặt tưới tiêu, gần sông, hồ.

- Nhờ tưới trời (I2): Nhờ vào thời tiết của địa bàn nghiên cứu.

6. Vị trí (P): Vị trí thuận lợi của một mảnh đất là một trong những yếu tố góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mức độ thuận lợi cuả một mảnh đất gắn liền với KT-XH của lãnh thổ nghiên cứu như giao thông, khu vực sinh sống của dân cư cũng như thị trường tiêu thụ. Do vậy, dù các yếu tố khác như thổ nhưỡng, khí hậu, phù hợp cho sản xuất cơng nghiệp nhưng ở vị trí khơng thuận lợi thì rất khó để sử dụng vào mục đích sản xuất. Trên cơ sở đó, mà nó trở thành chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá

đất đai. Thơng qua khảo sát và bản đồ địa hình ở lãnh thổ nghiên cứu, phân cấp vị trí được chia làm 3 mức độ:

- Thuận lợi (P1): Những đơn vị đất đai nằm xa đường giao thơng chính, nhưng có địa hình tương đối bằng phẳng, gần các khu dân cư có đường đi lại được.

- Ít thuận lợi (P2): Những ĐVĐĐ nằm ở địa hình tương đối cao, xa đường giao thơng và khu dân cư.

- Không thuận lợi (P3): Những ĐVĐĐ nằm ở trên địa hình hiểm trở chủ yếu ở các núi cao, khơng có đường đi lại.

Bảng 2.1: Tổng hợp phân cấp chỉ tiêu đánh giá đất địa bàn huyện Hương Khê

STT Chỉ tiêu Phân cấp Ký hiệu

1 Loại đất 1. Đất xám feralit phiến thạch sét 2. Đất glay chua điển hình 3. Đất phù sa chua điển hình 4. Đất tầng mỏng chua điển hình 5. Đất xám điển hình cơ giới nhẹ 6. Đất xám điển hình glay sâu 7. Đất xám feralit trên cát kết 8. Đất xám feralit trên granit 9. Đất xám feralit phù sa cổ G1 G2 G3 G4 G5 G6 G7 G8 G9 2 Độ dốc 1. Độ dốc <30 2. Độ dốc từ 3-80 3. Độ dốc từ 8-150 4. Độ dốc từ 15-200 5. Độ dốc > 20-250 6. Độ dốc > 250 SL1 SL2 SL3 SL4 SL5 SL6 3 Tầng dày 1.Tầng dày > 100cm 2.Tầng dày từ 100 – 50cm 3.Tầng dày < 50cm D1 D2 D3 4 Thành phần cơ giới. 1. Thành phần cơ giới là thịt nhẹ 2. Thành phần cơ giới là thịt trung bình 3. Thành phần cơ giới là thịt nặng 4. Thành phần cơ giới là sét C1 C2 C3 C4 5 Khả năng tưới 1. Tưới chủ động

2. Nhờ tưới trời

I1 I2

6 Vị trí 1. Thuận lợi

2. Ít thuận lợi 3. Khơng thun li

P1 P2 P3

Lê Thị Nga Khãa luËn tèt nghiÖp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ – TỈNH HÀ TĨNH 10600965 (Trang 38 - 43)