KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ – TỈNH HÀ TĨNH 10600965 (Trang 70 - 72)

1. Kết luận

Từ kết quả đánh giá thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, chúng tơi có một số kết luận sau:

- Hương Khê là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây cao su ở hiện tại và trong thời gian đến.

- Việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai từ việc chồng xếp các bản đồ đơn tính dựa trên GIS để đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và chi phí. Chúng ta có thể cập nhật thơng tin về các đơn vị đất đai một cách dễ dàng và nhanh chóng.

- Kết quả nghiên cứu đã xác định được 110 ĐVĐĐ trên địa bàn nghiên cứu và đã xây dựng được bản đồ ĐVĐĐ. Trên cơ sở từng ĐVĐĐ, đề tài đã tiến hành đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi cho việc phát triển cây cao su.

- Đề tài đã đánh giá và phân hạng thích nghi cây cao su trên địa bàn huyện Hương Khê, cụ thể như sau: Kết quả đánh giá khả nằn thích nghi là 115.950,31 ha. Trong đó, hạng S1 là 3455,46 ha, S2 là 27009,42 ha và S3 là 85.485,43 ha và hạng N là 10400.09ha.

- Trên cơ sở phân tích hiệu quả KT - XH và môi trường của các loại hình sử dụng đất kết hợp với kết quả đánh giá so sánh với hiện trạng sử dụng và định hướng phát triển kinh tế của vùng, đề tài đã lựa chọn loại hình thích hợp nhất để định hướng và đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ và hệ thống các giải pháp thực hiện.

2. Kiến nghị

Lãnh thổ huyện Hương Khê với sự đa dạng độc đáo về tiềm năng tài nguyên và quỹ sinh thái, trong khi trình độ dân trí của vùng cịn chưa cao so với yêu cầu phát triển kinh tế của vùng. Mặc dù có tài nguyên đất đai thuận lợi cho phát triển cây cao su nhưng chưa có sự đầu tư khai thác đúng mức, chưa tận dụng được các tiềm năng vốn có nên hiệu quả sản xuất cao su cịn thấp vầ nhiều bất cập. Vì vậy để phát triển cây cao su nói riêng và phát triển lâm nghiệp nói chung bền vững cần phải:

1. Thực hiện quy hoạch tổng thể cấp xã, nhất là quy hoạch phát triển cây cao su theo hướng bền vững (phân chia thành các vùng chuyên trồng cây cao su, các cây công nghiệp để phát triển theo chiều sâu). Mời các chuyên gia tư vấn, cùng với việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khuyến lâm có tâm huyết và đủ trình độ trong việc sử dụng hợp lý lãnh thổ.

Lê Thị Nga  Khãa ln tèt nghiƯp

2. Có chính sách thỏa đáng cho các hộ gia đình, hợp tác xã nhằm khuyến khích phát triển và mở rộng trồng cây cao su. Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, trồng cây, vận động định canh, định cư, tổ chức xây dựng khu kinh tế mới, nông thôn mới, di dân, lập vườn trên cơ sở tạo điều kiện cho các hộ vùng núi khai thác sử dụng hợp lý đất, cho vay vốn ban đầu để sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, ổn định cuộc sống cho đồng bào thiếu số. Thay đổi tập quán sản xuất lâu đời, lac hậu của nhân dân và đặc biệt những đồng bào dân tộc thiếu số ở huyện. Khuyến khích và tạo điều kiện cho việc trồng cao su ở những vùng đồi. Vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về giao rừng giao đất cho nhân dân.

3. Tiềm năng phát triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là cây cao su, kết hợp nơng – lâm sản xuất. Vì vậy, lấy nơng – lâm nghiệp làm sản xuất chính và trên cơ sở mở rộng diện tích trồng cây lâu lắm và xây dựng các mô sinh thái để vừa cải tạo đất và bảo vệ môi trường nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

4. Phần diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn nên cần đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng rừng phịng hộ để chống xói mịn vừa hạn chế lũ qt trong mùa mưa lũ, hạn chế sự thối hóa đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất.

Trên đây là một số kết luận và kiến nghị được rút ra qua đánh giá đất đai huyện Hương Khê. Từ đó bố trí cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi ĐVĐĐ để mang lại hiệu quả kinh tế caocungx như bền vũng về mặt môi trường.

Việc đưa ra các giải pháp để sử dụng hợp lý đất đai là vấn đề lớn, tổng hợp và rất phức tạp, địi hỏi phải nghiên cứu trên nhiều khía cạnh và có tầm nhìn chiến lược. Vì vậy, với đề tài này thì khơng thể giải quyết một cách đầy đủ, chính xác, tồn diện nội dung của nó. Do đó, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu xót và sơ xuất, tơi kính mong thầy cơ và các bạn góp ý, chỉ bảo để đề tài mang tính thiết thực hơn, có chất lượng tốt hơn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ – TỈNH HÀ TĨNH 10600965 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)