322 Không gian căn phòng
3.3.1. Thời gian hồi tưởng
Có thể thấy rõ khuynh hướng “hồi tưởng quá khứ” trong các sáng tác của Trần Thuỳ Mai. Chính vì vậy mà thế giới nghệ thuật của ch được bao trùm bởi thời gian quá khứ với những câu chuyện buồn về những nỗi niềm tiếc nuối khôn nguôi. Trong “Onkel yêu dấu”, Trần Thuỳ Mai đã kể về chuyện tình yêu trong sáng giữa một sinh viên Việt Nam với một cô gái nước ngoài trên đất Đức, trong những ngày
quê nhà chìm trong cuộc chiến tranh khốc liệt. Câu chuyện bắt đầu được kể từ cột mốc khi nhân vật tôi ba mư i tuổi: “Năm ấy tôi ba mươi tuổi, lần đầu xa vợ con
đến làm nghiên cứu sinh ở Đông Đức” [6, tr.19] quen với gia đình Maria cùng cô
con gái Uma cho đến lúc ông nghỉ hưu với bốn mư i năm sự nghiệp Qua đó, người đọc có thể thấy rõ toàn bộ sự việc, những giằng xé nội tâm của nhân vật giữa những dục vọng cá nhân trong quá khứ. Trần Thuỳ Mai đã kể l i câu chuyện qua các mốc
thời gian như: “năm ba mươi tuổi – một năm sau – mười lăm năm sau – hai mươi
lăm năm sau – hoàn thành 40 năm sự nghiệp”, “mùa hè – sang đông – mùa hè”.
Sau bốn mư i năm sự nghiệp, ông đã trọn vẹn nghĩa vụ với gia đình. Những năm nghỉ hưu ông có nhiều thời gian sống với hoài niệm và hình ảnh Uma vẫn thường trở l i sưởi ấm tâm hồn ông, sưởi ấm thân thể ông. Câu chuyện được kết thúc ở thời
điểm hiện t i là lúc nhà văn kể rằng: “Trên vách, sau lưng Uma là bức tranh người
thiếu nữ nhìn theo chiếc máy bay đang bay xa. Bức tranh ông đã gửi cho Uma từ
Arbat” [6, tr.30]. Với thời gian hồi tưởng, các tác phẩm của ch được kể một cách
tự nhiên, ngôn từ giản d , chẳng trau chuốt. Mọi tình tiết trong truyện được đi theo m ch kể rất phù hợp, hấp dẫn. Tác giả có sự thay đổi thời gian chi tiết trong truyện để tránh sự nhàm chán trong cảm nhận và đổi mới cách kể chuyện. Có những chuyện trong cuộc đời mỗi con người là một kỉ niệm, một sự cố mà khiến cho con người phải đau khổ, nhớ hoài hay vui lên mỗi khi nghĩ về nó.
Trần Thuỳ Mai, một tâm hồn nh y cảm về những mất mát, đổ vỡ trong tình yêu và hôn nhân đã hoá vào tâm hồn ch với bao nỗi sâu lắng tha thiết. Vì vậy nó đã chi phối không ít những sáng tác của ch . Truyện của Trần Thuỳ Mai hầu như với những chi tiết không vui nhưng rất hấp dẫn người đọc. Tác giả đã sử dụng thời gian hồi tưởng để nhắc l i quá khứ đắng cay, khổ nhục của người vợ trong truyện ngắn
“Bức tranh cuối cùng”:“Căn phòng vẽ của anh ấy chỉ có mình anh ra vào. Mỗi lần
bước ra, anh lại khoát chặt cửa. Sở dĩ như thế là vì anh ngấm ngầm giận tôi. Suốt đồi tôi sống nhẫn nhịn, vâng lời chồng, cưng con, chiều lòng được cả họ. Vậy mà anh tẩy chay tôi đến thế chỉ vì cái tội dạy con. Hôm ấy, tôi đã đánh thằng Hân gãy
chảy qua cầu từ hai tiếng ngày xưa, ngày mà tôi còn có anh”. Mở đầu truyện, tác giả đã cho nhân vật hồi tưởng kể về khoảng thời gian khi sống trong cuộc hôn nhân không h nh phúc với chồng, cho đến hiện t i người chồng đã qua đời và có con riêng với một người phụ nữ khác. Khoảng thời gian hồi tưởng đã làm nổi bật lên tâm tr ng xót xa, tủi nhục, uất ức của người vợ khi không thể chấp nhận được việc chồng mình có con riêng.
Hay trong truyện “Thần nữ đi chân không”, nàng Tấm đã hồi tưởng l i cái
ngày mà nàng gặp và cưu mang nhà vua: “Ngày ấy, đức vua lánh nạn qua đây, gặp
khi giặc đuổi kíp quá, phải ẩn mình trong bụi có rậm bên bờ khe. Chó săn của giặc bắt hơi người, xúm lại, giặc hằm hằm kéo nhau xông tới…vừa lúc đó có con rái cá từ trong bụi nhảy ra, chạy một mạch vào rừng rậm, bầy chó săn chuyển hướng, ào
ào chạy theo…” [5, tr.36], “Nhà vua thoát nạn, kiệt sức, nằm đói lả bên bờ suối.
Vừa lúc đó có thần nữ xuất hiện ra dâng cơm…” [5, tr.36]. Những dòng tự sự hồi
tưởng của các nhân vật đã cho người đọc thấy được những nỗi uất ức nhân vật đã trải qua. Chỉ có hồi tưởng l i quá khứ thì người đọc mới hiểu được lí do t i sao l i như vậy. Quả thật thời gian hồi tưởng đã góp phần làm nên thành công cho tác phẩm.
Dòng thời gian hồi tưởng xuất hiện trong hai tập truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai, đã chiếu sáng vào quá khứ xa xôi của từng nhân vật, từ đó khiến nhân vật ngẫm nghĩ về cuộc đời mình, nhận chân l i những giá tr sống mà mình theo đuổi.