5. Bố cục đề tài
2.3.1.2. Liệt kê và tăng cấp
+ Liệt kê:
Liệt kê là phương thức sắp xếp một loạt các hình ảnh, các khái niệm…liền nhau theo một cách nào đó để tăng cường hiệu quả biểu đạt. [25, tr.46]
Ví dụ như ở bài Phụ nữ, để chị em phụ nữ đoàn kết vào mặt trận Việt Minh đấu tranh cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam:
Việt Nam phụ nữ đời đời Nhiều người vì nước, vì nòi hi sinh
Để chứng minh cho truyền thống vẻ vang ấy, Chủ Tịch Hồ Chí Minh liệt kê ra nhiều gương phụ nữ anh hùng cứu nước từ quá khứ đến tương lai:
Ngàn thu vang tiếng Bà Trưng Ra tay cứu nước, cứu dân đến cùng
Bà TriệuẤu thật anh hùng,
Cưỡi voi đánh giặc, vẫy vùng bốn phương, Chị em phụ nữ thường thường tham gia,
Mấy phen tranh đấu xông pha, Lòng vàng gan sắt nào đà kém ai? Kìa như chị Nguyễn Thị Minh Khai
Bị làm án tử đến hai ba lần.
Bằng cách liệt kê ra những tấm gương phụ nữ điển hình, quen thuộc, gần gũi, Hồ Chí Minh đã giúp cho phụ nữ hiểu và tự hào về truyền thống tốt đẹp của mình. Khi họ đã hiểu và tự hào, Bác đã khẳng định thời cơ đã đến, chị em phụ nữ hôm nay hãy kế tục truyền thống đánh giặc:
Đánh Tây, đánh Nhật cứu dân, cứu nhà.
Khi đã thuyết phục họ tin và sẵn sàng hành động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra lời kêu gọi trực tiếp với những chỉ dẫn cụ thể để đối tượng thực hiện:
Chị em cả trẻ lẫn già/ Cùng nhau đoàn kết để mà đấu tranh/ Đua nhau vào hội Việt Minh,/Trước giúp nước, sau giúp mình mới nên.
Bác liệt kê ra hàng loạt tội ác mà bọn Nhật, Pháp đã ức hiếp nhân dân ta:
Lũ cướp nước, lũ đọa đày dân ta Lũ không yêu trẻ, kính già Lũ cướp đất, lũ đốt nhà xôn xao,
Lũ đòi sưu nặng, thuế cao, Lũ đi vơ vét đồng bào miền Nam.
(Ca binh lính)
Bác còn liệt kê ra những hành động tàn bạo mà bọn cướp nước, đốt nhà đối xử với chị Mạc Thị Bưởi - người phụ nữ Việt Nam anh hùng:
Chúng liền đạp chị ngã lăn, Đứa tay khoét vú, đưa chân giẫm đầu.
Đứa thì tay đỡ chậu thau, Đứa thì mổ chị từ đầu đến chân!
Một người phụ nữ luôn hăng hái xung phong đi đầu trong mọi công việc: đánh giặc, giao thông, tuyên truyền tổ chức…đều không ngại nề. Tuy bị tra tấn rất dã man khi bị địch bắt nhưng chị chịu đựng, không khai một lời. Dù đau đớn quằn quại, bị nhục hình, chị vẫn giữ khí tiết. Cho đến phút cuối cùng của cuộc đời, chị vẫn một lòng một dạ trung thành với cách mạng, dũng cảm tiến công địch. Chị đã hi sinh anh dũng, oanh liệt để lại đồng đội, quê hương, đất nước một tấm gương tận tụy, mưu trí, kiên cường, bất khuất: Chị luôn giữ
vững tinh thần/ Hô to khẩu hiệu chửi quân bạo tàn.
trẻ, lính, dân, đàn ông, đàn bà… mọi phương tiện đấu tranh: súng, cuốc, cào, dao…với tinh thần quyết chiến, quyết thắng đứng lên đánh giặc cứu nước, mang lại hòa bình, tự do dân tộc.
+ Tăng cấp:
Hình thức tăng cấp cũng là sự liệt kê có định hướng tăng dần (tiệm tiến) hoặc giảm dần (tiệm thoái). [25, tr.47]
Từ đó ta có thể hiểu, tiệm tiến là biện pháp tu từ dùng cách sắp xếp các lượng nghĩa có quan hệ gần gũi nhau theo một trình tự từ nhỏ đến lớn, từ nông đến sâu, từ nhẹ đến mạnh, từ phương tiện này đến phương tiện kia. Kết quả là phần đi sau hơn phần đi trước về nội dung, ý nghĩa hoặc về sắc thái biểu cảm. Tiệm thoái là phần đi ngược lại với tiệm tiến.
Trong bài Ca du kích:
Ào, ào, ào… Ào, ào, ào… ….
Kẻ có súng dùng súng Kẻ có dao dùng dao: Kẻ có cuốc dùng cuốc, Người có cào dùng cào.
Tiệm thoái về chất thô sơ của vũ khí đánh giặc, từ súng rồi đến dao, cuốc, cào, nhưng thể hiện ý chí đánh giặc ngoan cường, vũ khí nào cũng đánh giặc được. Bác đã kêu gọi mọi người, mọi tầng lớp đứng lên mà đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Từ những phương tiện hiện đại giảm dần về những phương tiện thô sơ, nhưng cũng chính nó thể hiện việc kêu gọi, động viên ý chí đánh giặc của nhân dân. Bất cứ ai, trong hoàn cảnh nào, vật dụng gì đều đứng lên mà chiến đấu.