Ngôn ngữ góp phần nêu bật tính động viên, cổ vũ

Một phần của tài liệu (Trang 76 - 83)

5. Bố cục đề tài

3.2.2. Ngôn ngữ góp phần nêu bật tính động viên, cổ vũ

Bằng những từ mang tính khuyến lệnh, từ ngữ cảm thán: chúc, khuyên, mừng, hãy, chuẩn bị, phản công, ...; những từ thuộc về ý chí, tình cảm: đồng lòng, ra sức, thi đua, quyết chí, quyết chiến, quyết thắng, đoàn kết, ruột thịt, thống nhất, nhất định, như cội với cành, phấn khởi, xung phong, thi đua, hăng hái, tiến tới...; những từ thể hiện những kết quả tốt đẹp: thắng lợi, toàn thắng, giỏi, thắng trận, thành công...được Bác đưa vào trong thơ góp phần nêu bật tính động viên, cổ vũ, làm cho nhân dân hăng hái quyết tâm vượt qua mọi

chông gai, bão táp mà hiên ngang chiến đấu.

Bác như mượn cái vẻ đẹp của mùa xuân, cái rực rỡ của đất trời, cái hân hoan của lòng người trong không khí tươi vui ấy để vẻ nên một bức tranh tươi đẹp rực rỡ - bức tranh toàn thắng của cách mạng. Và đó như là một liều thuốc tinh thần quý giá đối với những con người đang hướng lý tưởng của mình về cách mạng. Và cũng không phải ngẫu nhiên khi năm nào cứ mỗi dịp tết đến xuân về, Bác lại làm một bài thơ chúc tết để cổ vũ, động viên tinh thần quần chúng nhân dân. Bởi lẽ, trong cái không khí vui tươi ấy, trạng thái tâm lý con người sẽ luôn luôn hướng về những điều tốt đẹp, họ sẽ quên đi cái đau khổ, cái áp bức của ngày thường để nghĩ về những điều làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, hoàn mĩ hơn.

Kính chúc đồng bào nǎm mới, Mọi người càng thêm phấn khởi, Toàn dân xung phong thi đua, Đẩy mạnh cuộc chuẩn bị tới, Chuyển mau sang tổng phản công, Kháng chiến nhất định thắng lợi.

(Thơ chúc năm mới 1950)

Bác gởi đến cho nhân dân hai miền Bắc - Nam những lời chúc tỏ rõ niềm tin tưởng sâu sắc về sự toàn thắng, sum họp vui vầy:

Nam Bắc như cội với cành,

Anh em ruột thịt đấu tranh một lòng. Rồi đây thống nhất thành công, Bắc Nam ta lại vui chung một nhà...

(Chúc mừng năm mới 1964) Đây là bài thơ mang ý nghĩa lớn lao góp thêm nguồn sức mạnh để nhân dân tham gia kháng chiến mau chóng đi đến thắng lợi. Những vần thơ không

chỉ là những lời động viên sâu sắc mà còn là niềm tin của Bác thể hiện trong từng câu, từng chữ. Đó là niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến xuyên suốt trong bài thơ. Cũng có lẽ vì thế mà dân ta lại náo nức chờ đón những lời chúc Tết của Bác và sau đó cả dân tộc giữ vững niềm tin tất thắng để hăng hái hơn, quyết tâm hơn trong cuộc kháng chiến trường kỳ nhiều gian khổ.

Bài thơ Mừng xuân 1967, Bác gởi chúc đồng bào bằng một bài ca. Đó là bài ca về tin thắng trận trong tương lai vang khắp núi sông ở cả hai miền, làm náo nức lòng dân:

Xuân về xin có một bài ca, Gửi chúc đồng bào cả nước ta: Chống Mỹ hai miền đều giỏi, Tin mừng thắng trận nở như hoa!

(Mừng xuân 1967)

Những bài thơ chúc Tết của Bác, đa phần đều viết về sự vui mừng đón chào xuân mới trong không khí hồ hởi, vui tươi về tin thắng trận hay sự lạc quan, tin tưởng nơi chiến trường. Tất cả đều mang sắc thái tươi vui, hào hứng góp phần to lớn trong việc cổ vũ động viên tinh thần chiến sĩ và quần chúng dân nhân.

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua, Thắng trận tin vui khắp nước nhà, Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ. Tiến lên!

Toàn thắng ắt về ta!

(Mừng xuân 1968)

Bài thơ như một bài ca chiến thắng. Câu từ đơn giản dễ hiểu, dễ đi sâu vào lòng người. Từ “thắng” được Bác nhắc và nhấn mạnh hai lần: thắng trận, toàn thắng vừa có tác dụng động viên khích lệ nhân dân vừa khẳng định niềm tin chắc chắn vào thắng lợi. Đọc những dòng thơ trên, người đọc sẽ cảm nhận

sự mới mẻ mà quen thuộc trong cách so sánh rất độc đáo của Bác. Bác so sánh cuộc kháng chiến của ta ở hiện tại với cuộc kháng chiến những năm về trước chỉ bằng một câu thơ. Bác dùng từ “hơn hẳn’ để so sánh mùa xuân của hiện tại với mùa xuân đã trôi qua. Lối so sánh đó dường như cũng là ý đồ của Bác muốn động viên tinh thần kháng chiến của nhân dân: có nỗ lực chúng ta ắt sẽ thành công. Mùa xuân của những năm sau, năm sau sẽ còn đẹp hơn nữa, rạng ngời hơn nữa vì có độc lập, có tự do, có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Trong mỗi bài thơ chúc tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, câu thơ cuối cùng luôn nói về tương lai tươi sáng của cách mạng như: “Cách mệnh thành công khắp thế giới”, “Việt Nam độc lập muôn nǎm!”, “Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi! Thống nhất độc lập, nhất định thành công!”, “Thống nhất chắc chắn được, Độc lập quyết thành công”, “Ta nhất định thắng. Địch nhất định thua”,… Những câu văn đó thường như những cú chốt,

là những khẩu hiệu, cổ vũ, hô hào cho cách mạng, là sự động viên tinh thần cực kì to lớn trong sự nghiệp kháng chiến trường kì.

KẾT LUẬN

Trong nền thi ca cách mạng Việt Nam hiện đại, không riêng Chủ tịch Hồ Chí Minh mà nhiều nhà thơ đều có thơ mang nội dung chính trị, tuyên truyền vận động cách mạng theo đường lối văn nghệ mà Đảng đặt ra. Nhưng có thể thấy, vần thơ mang nội dung chính trị, tuyên truyền vận động cách mạng của Bác có tác dụng to lớn tới thành công của cách mạng và sức sống lâu bền trong lòng nhân dân. Có thể nói, thơ của Bác là lời kêu gọi nhân dân đấu tranh đánh giặc hữu hiệu nhất.

Qua việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ tuyên truyền vận động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi rút ra một số đặc điểm về ngôn ngữ:

1. Về mặt ngữ âm, Hồ Chí Minh có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thể thơ truyền thống (lục bát, Đường luật...) và thơ tự do. Thơ Bác vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ về mặt ngữ âm như: hài thanh (sự luân phiên Bằng, Trắc, âm vực cao, thấp), cách thức gieo vần. Những yếu tố này khiến cho âm hưởng thơ Bác lúc trầm lúc bổng; khi quyết liệt, mạnh mẽ; khi dịu êm, lắng sâu. Dấu ấn để lại đáng chú ý nhất vẫn là thể thơ lục bát, thơ Đường luật, thơ tự do, thơ 5 chữ. Tuy vậy, ở bất cứ thể loại nào, ta vẫn thấy được tài năng của Bác trong việc vận dụng một cách linh hoạt ngôn ngữ để thể hiện điều mình muốn nói đạt được hiệu quả tối ưu.

2. Về mặt từ vựng, Hồ Chí Minh vận dụng linh hoạt các lớp từ bình dân, lớp từ mang màu sắc chính trị, phát huy tối đa giá trị của chúng, tạo cho câu thơ dễ hiểu, dễ cảm nhận và tinh tế.Từ việc sử dụng ngôn ngữ giản dị đã giúp cho thơ Bác dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người. Cũng chính từ đó, mọi tầng lớp nhân dân đều thấm nhuần những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trong những năm kháng chiến. Đó cũng là lời triệu hiệu, lời kêu gọi toàn dân cùng tham gia đánh giặc cứu nước.

3. Về mặt cú pháp, chúng tôi chỉ bước đầu tìm hiểu về các biện pháp tu từ cú pháp nổi bật nhất. Đó là các biện pháp tu từ cú pháp (phép điệp, liệt kê và tăng cấp), một số kiểu câu có giá trị tu từ (câu hỏi tu từ, câu cảm thán). Các biện pháp này là một trong những nét đặc sắc trong thơ Hồ Chí Minh, thể hiện ý đồ kêu gọi, tuyên truyền vận động cách mạng của Người.

Có thể nói tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ tuyên truyền vận động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một đề tài hay, hấp dẫn và đầy thú vị ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau. Chúng tôi cũng hi vọng những đóng góp của đề tài có thể giúp ít nhiều cho những công trình nghiên cứu khác tiếp tục khai thác đề tài này. Và để cho đề tài được hoàn thiện hơn, chúng tôi rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn sinh viên!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aristôt (1999), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn học.

2. Diệp Quang Ban (2010), Ngữ pháp tiếng Việt,tập 2, Nxb Giáo dục. 3. Võ Bình (1982), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

4. Đỗ Hữu Châu (1993), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục. 5. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục. 6. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục.

7. Hà Minh Đức (1994), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb KHXH.

8. Hà Minh Đức (1997), Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thơ ca, Nxb Văn hóa. 9. Hà Minh Đức (1997), Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà thơ lớn của dân tộc,

Nxb KHXH.

10. Lê Xuân Đức (2003), Đến với những bài thơ hay của chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục.

11. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007), Từ

điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục,H.

12. Lê Bá Hán - Phương Lựu - Bùi Ngọc Trác - Nguyễn Lương Ngọc (chủ biên) (1980), Cơ sở lý luận văn học, tập 2, Nxb Đại học và Trung học

chuyên nghiệp.

13. Đổ Đức Hiểu (chủ biên) (2004), Từ điển văn học, Nxb Thế giới.

14. Nguyễn Thái Hòa (2005), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm. 15. Nguyễn Bích Hằng (2006) (sưu tầm và tập hợp), Thơ Hồ Chí Minh, Nxb

Văn hóa thông tin.

16. Mai Hương - Thanh Việt (2000), Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà thơ lớn của

dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin.

17. Đinh Trọng Lạc (1998), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 18. Đinh Trọng Lạc (1999), 99 biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 19. Phương Lựu (chủ biên), (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

ngôn ngữ và đời sống 1+2 (111+112) - 2005, trang 1-5.

21. Đỗ Quang Lưu (1978), Tập nghiên cứu bình luận chọn lọc thơ văn Hồ Chủ tịch, Nxb Giáo dục.

22. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu, phân

tích thơ Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục.

23. Nguyễn Đăng Mạnh (2012), Văn học Việt Nam hiện đại - Những gương mặt tiêu biểu, Nxb Phụ nữ.

24. Nguyễn Phong Nam (2007),Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu Văn

học, Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

25. Bùi Trọng Ngoãn (2012), Giáo trình Phong cách học tiếng Việt, Đại học

Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

26. Phan Ngọc (2007), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb Thanh niên.

27. Viện ngôn ngữ (1980), Học tập phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.

28. Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam - Viện ngôn ngữ học (1988), Ngôn ngữ

trong đời sống hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội

Hà Nội.

29. Viện ngôn ngữ (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

30. Lữ Huy Nguyên (2005), Hồ Chí Minh - tuyển tập Văn học, Nxb Văn học. 31. Hoàng Xuân Nhị (1975), Tìm hiểu thơ Hồ Chí Minh, Nxb ĐH & THCN. 32. Trần Đình Sử (2000), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục.

33. Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Nguyễn Thái Hòa, Võ Bình (1982), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

34. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.

35. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyên An - Chu Huy (2003), Hồ Chí Minh -

Một phần của tài liệu (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)