Tác động trực tiếp vào tư tưởng, tình cảm người đọc, người nghe

Một phần của tài liệu (Trang 69 - 73)

5. Bố cục đề tài

3.1.2. Tác động trực tiếp vào tư tưởng, tình cảm người đọc, người nghe

Bác đã đề ra một cách có hệ thống những nguyên tắc nói và viết: Viết cái gì? Viết như thế nào? Viết cho ai? Viết để làm gì?. Đồng thời, nắm được đặc tính xã hội, tâm lí của đối tượng giao tiếp, Bác đã dùng những từ ngữ, cách nói, cách trình bày để tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc, người nghe và thuyết phục họ về sự nghiệp cách mạng, về đường lối chủ trương. Người kêu gọi mọi tầng lớp, mọi đối tượng, bao gồm: phụ nữ, dân cày, binh lính, thiếu nhi...

Ở đối tượng công nhân, Bác lấy chính cuộc sống của họ để tác động.

Thành ai đắp, lầu ai xây?

Tàu kia ai đóng, than đây ai sàng? Bao nhiêu của cải kho tàng,

Ai đào bạc, ai luyện vàng mà nên? Công nhân sức mạnh nghề quen, Làm ra của cải cho thiên hạ nhờ. Mà mình quần rách áo xơ,

Tiền công thì bớt mà giờ thì thêm. Lại còn đánh chửi tần phiền,

Cúp lương tháng trước, phạt tiền hôm qua.

Công nhân đóng một vai trò rất to lớn trong xã hội. Họ là người làm ra của cải, vật chất bằng chính sức lao động của mình. Thế nhưng, sau những giờ làm việc vất vả, họ không được hưởng quyền lợi mà còn bị đánh đập, phạt tiền vô cớ. Bác chỉ ra cho họ thấy kẻ thù đã đạp lên quyền sống, tự do của chính họ. Từ đó, Bác chỉ ra cho họ con đường đi đến hạnh phúc.

Trước ta cứu nước, sau ta cứu mình. Cùng nhau vào Hội Việt Minh, Ra tay tranh đấu, hi sinh mới là. Bao giờ khôi phục nước nhà, Của ta ta giữ, công ta ta làm.

Với đối tượng là các em thiếu nhi, Bác sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, một nghĩa nhờ đó mà những câu từ dễ dàng đi sâu vào tâm tư, tình cảm của các cháu thiếu nhi. Bác luôn dành những tình cảm yêu thương sâu sắc cho lứa tuổi nhi đồng. Bác lo cho các cháu từng miếng ăn, giấc ngủ, thương các cháu vì cảnh cơ cực lầm than của chiến tranh mà không được ấm no, không có nhà cửa đàng hoàng, không được học hành tử tế:

“Vì ai ta chẳng ấm no ? Vì ai ta đã phải lo cơ hàn ? Vì ai cha mẹ nghèo nàn ?

Vì ai nhà cửa, giang san tan tành ? Vì ai ngăn cấm học hành ?

Vì ai ta phải chịu đành dốt ngây ?”

(Trẻ chăn trâu)

Chẳng may vận nước gian nan Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng

Học hành giáo dục đã không Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa

Sức còn yếu tuổi còn thơ Mà đã khó nhọc cũng như người già

Có khi lìa mẹ lìa cha Để làm tôi tớ người ta bên ngoài

Từ thực tế cuộc sống đó, Bác đã lên án tội ác của bọn thực dân, cổ vũ hô hào nhân dân cùng chống lại kẻ thù. Bác cho rằng mọi con dân yêu nước đều là lực lượng đấu tranh cách mạng hùng mạnh, trẻ em cũng là một thành phần không thể thiếu của lực lượng đó. Bác vẫn luôn khẳng định rằng: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, Bác khuyên các cháu hãy có lòng yêu tổ quốc, niềm tin vào cách mạng, đoàn kết, đồng lòng cùng nhau đánh đuổi quân thù thì ắt chiến thắng sẽ về với ta.

Vậy nên trẻ em nước ta Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh

Người lớn cứu nước đã đành Trẻ em cũng góp phần mình một tay

Bao giờ đuổi hết Nhật Tây Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng.

(Kêu gọi thiếu nhi) Hay những câu thơ:

Cùng nhau đánh đuổi Nhật, Tây. Anh em ta mới có ngày vinh hoa “Nhi đồng cứu quốc” hội ta, Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh. Ấy là bộ phận Việt Minh

Dân mình khắc cứu dân mình mới xong.

(Trẻ chăn trâu)

Người luôn đặt hết hy vọng của mình vào lứa tuổi măng non của Tổ quốc. Người luôn quan tâm, bảo bọc, dành hết tình yêu thương và trách nhiệm đối với các cháu thiếu nhi. Người coi các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, đất nước có tươi đẹp hay không là nhờ công sức lớn lao của thế hệ nhi đồng. Chính vì thế mà những câu thơ kêu gọi, tuyên truyền của Bác đến

với đối tượng này cũng mang một sắc thái tình cảm khác. Đó là tình cảm yêu mến thiết tha, những câu thơ như bừng sáng lên một niềm tự hào, niềm tin mãnh liệt vào tương lai nước nhà.

Ngụy binh là những người lầm đường lạc lối đi theo giặc. Để giác ngộ, thức tỉnh đối tượng này đi đúng hướng, Bác đã đặt ra hàng loạt câu hỏi có sức thuyết phục cao, tác động trực tiếp vào tư tưởng, tình cảm của họ. Để từ đó giúp họ ý thức được mình đang đứng ở đâu, cần phải làm gì để không phải xấu hổ với đồng bào.

Hai tay cầm khẩu súng dài,

Ngắm đi ngắm lại bắn ai thế này? Bắn vào quân Nhật, quân Tây, Lũ cướp nước, lũ đọa đầy dân ta: Lũ không yêu trẻ kính già,

Lũ cướp đất, lũ đốt nhà xôn xao. Lũ đòi sưu nặng thuế cao,

Lũ đi vơ vét đồng bào Việt Nam. Bắn được chúng, chết cũng cam, Vì mình dù chết, nước Nam vẫn còn!

Chỉ với những vần thơ ngắn gọn, hàm súc, ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu, Bác đã tác động mạnh mẽ vào tâm hồn người đọc, người nghe, chỉ cho họ thấy được nỗi khổ cực mà đáng lý ra họ không phải chịu. Người tác động trực tiếp vào tâm trí họ những việc chính nghĩa mà họ cần phải làm. Để từ đó, họ hiểu, “Hiểu rồi đứng lên mà đánh giặc cứu nước”.

Trong thơ Người, có những câu hàm súc cao độ, ý nghĩa sâu sắc như những châm ngôn. Những câu thơ này đã trở thành khẩu hiệu hành động của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp cách mạng hơn 70 năm qua.

- Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền.

- Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên

- Việt Nam phụ nữ đời đời,

Nhiều người vì nước, vì nòi hi sinh.

- Tuổi cao chí khí càng cao.

- Công nhân sức mạnh nghề quen, Làm ra của cải cho thiên hạ nhờ.

- Ruộng rẫy là chiến trường.

- Cuốc cày là vũ khí.

- Nhà nông là chiến sĩ.

Một phần của tài liệu (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)