4.1. Kết quả điều tra về nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Cơ tu
Bảng 11. Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Cơ tu
STT Nguồn cây thuốc Số người Tỷ lệ %
1 Trong vườn nhà 23 38,3 2 Thu hái từ rừng 27 45 3 Mua ở tiệm thuốc Nam, thuốc Bắc 0 0 4 Ý kiến khác 10 16,7
Qua kết quả điều tra cho thấy đa số cây thuốc dùng để chữa bệnh của người dân được thu hái chủ yếu từ rừng (chiếm 45%), một phần có sẵn trong vườn (chiếm 38,3%), và một số ít ý kiến khác (16,7%). Đời sống thấp, kinh tế khó khăn, tình hình phát triển y tế của xã chưa cao, trên địa bàn nghiên cứu chỉ có một trạm xá Quân dân y kết hợp, thiếu cán bộ y tế cũng như thuốc men dự phòng nên phần lớn người dân đều dùng cây thuốc nam để chữa bệnh mỗi khi đau ốm. Đây là một áp lực lớn đối với nguồn tài nguyên cây thuốc nơi đây.
32
Biểu đồ 3.Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Cơ tu
38%
45%0% 0%
17% Trong vườn nhà
Thu hái từ rừng Mua ở tiệm thuốc Nam, thuốc Bắc Ý kiến khác
4.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người Cơ tu
Bảng 12. Mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người Cơ tu
STT Mục đích sử dụng Số người Tỷ lệ %
1 Để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe 48 80 2 Bán lại cho người khác làm thuốc 7 11,7 3 Để nghiên cứu dược tính của nó 0 0 4 Đem về nhà trồng 0 0 5 Một phần dùng làm thuốc chữa
bệnh và một phần dùng để trồng 5 8,33
6 Mục đích khác 0 0
Với tỷ lệ người dân dùng cây thuốc để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe chiếm đến 80%, cộng thêm những thầy lang vào rừng hái thuốc để bán lại cho người khác chữa bệnh (11,7%); trong khi đó, người dân không hề có suy nghĩ tìm kiếm cây thuốc để đem về nhà trồng (chiếm 0%).
Cây thuốc bị khai thác nhưng không được trồng lại là nguyên nhân dẫn đến có một số loài biến mất như Vàng đắng, một số gần cạn kiệt như Cẩu tích, và trong tương lai sẽ là Mật nhân, Ba kích, Thổ phục linh, Râu hùm…
4.3. Kết quả điều tra về thái độ của người Cơ tu đối với tài nguyên cây thuốc
Bảng 13. Thái độ của người Cơ tu đối với tài nguyên cây thuốc
STT Thái độ của người
dân Số người
Độ tuổi ( Đơn vị: Tuổi)
20 – 40 41 - 50 51 - 70 71 tuổi trở lên trở lên
1 Có quan tâm nhưng ít 21 6 7 6 2 2 Quan tâm nhiều 21 3 3 11 4 3 Rất nhiều 5 0 1 4 0 4 Không quan tâm 13 13 0 0 0
33
Từ bảng 13, chúng tôi nhận thấy rằng: Tỷ lệ người dân quan tâm đến cây thuốc rất cao (78,3%), chỉ có một phần nhỏ (21,7%) là không quan tâm đến tài nguyên cây thuốc. Điều này rất có lợi trong công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc. Tuy nhiên, hầu hết những người quan tâm và có kiến thức về nguồn dược liệu này là những người cao tuổi. Cụ thể là:
- Trong 100% ý kiến “Có quan tâm nhưng ít” thì những người thuộc từ 20 - 40 tuổi chỉ chiếm 28,6% , còn lại 71,4% rơi vào độ tuổi từ 40 tuổi trở lên.
- Đối với ý kiến “Quan tâm nhiều” thì thì những người thuộc từ 20 - 40 tuổi chỉ chiếm 14,3% , còn lại 85,7% rơi vào độ tuổi từ 40 tuổi trở lên.
- 100% những người cho ý kiến quan tâm “ Rất nhiều” đều từ 40 tuổi trở lên. - Trong khi đó, 100% những người không quan tâm đến tài nguyên cây thuốc thuộc độ tuổi trẻ từ 20 - 40 tuổi.
Điều này chứng tỏ nguồn tri thức bản địa của đồng bào người Cơ tu xã Hòa Bắc hiện nay chủ yếu do người cao tuổi nắm giữ, còn phần lớn thanh niên trong thôn không muốn học cách sử dụng thuốc nam, họ chỉ thích dùng thuốc tây cho nhanh và tiện lợi. Hơn nữa, những kinh nghiệm về cây thuốc, công dụng cũng như cách sử dụng đều thuộc về nghề “gia truyền”, họ luôn “giấu nghề” chỉ truyền lại cho con cháu trong nhà. Đây chính là nguyên nhân làm cho những kinh nghiệm quý báu về các loài cây dược liệu bị mai một và mất dần theo thời gian.
Do đó, cần phải có những chính sách để tư liệu hóa nguồn tài nguyên cây thuốc cũng như tri thức bản địa về sử dụng thực vật làm thuốc chữa bệnh của đồng bào nơi đây nhằm lưu truyền lại cho con cháu đời sau.
4.4. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh việc tác động trực tiếp gây suy giảm nghiêm trọng nguồn tài nguyên cây thuốc thì việc tác động gián tiếp cũng gây hậu quả không phải là nhỏ. Các hoạt động phát rừng, đốt rừng làm nương rẫy qua các mùa không đủ thời gian để các loài cây thuốc phục hồi .
Cây thuốc bị khai thác theo kiểu tận thu trong tự nhiên, nhổ cả gốc mà không được trồng lại, khai thác bừa bãi mà không có kế hoạch bảo tồn thì nguồn “vàng xanh” nơi đây chắc chắn sẽ bị cạn kiệt nhanh chóng. Hơn nữa, tri thức bản địa cũng
34
sẽ ngày càng bị mai một, nhiều bài thuốc sẽ bị biến mất nếu tầng lớp thanh niên trai trẻ vẫn lười học hỏi, những người có kinh nghiệm vẫn tiếp tục bảo thủ, giấu nghề.