CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Cơ tu tại xã Hòa Bắc huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng và đề xuất biện pháp bảo tồn. (Trang 38 - 40)

5. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN

I. KẾT LUẬN

1. Qua quá trình điều tra chúng tôi đã thống kê được 76 loài cây thuốc, thuộc 73 chi, 43 họ. Điều đó cho thấy thành phần loài cây thuốc ở đây khá đa dạng và phong phú.

2. Về taxon bậc họ, chi, loài cây thuốc điều tra được như sau:

- Ngành Thông đá (Lycopodiophyta) có duy nhất 1 loài thuộc 1 chi, 1 họ chiếm 1,31% trong tổng số loài điều tra được

- Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 3 loài thuộc 3 chi, 3 họ, chiếm 3,95%

- Ngành Hạt kín (Angiospermae) có 72 loài thuộc 69 chi, 39 họ, chiếm 94,74%.

Số lượng các loài phần lớn tập trung trong lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) với 56 loài chiếm 77,77%. Sự phân bố số loài cây thuốc trong các họ cũng không đều, tập trung nhiều ở các họ như: Legumimoaceae (5 loài), Euphorbiaceae ( 6 loài), Rubiaceae (5 loài).

3. Các cây thuốc phân bố không đều trên các sinh cảnh khác nhau, trong đó sinh cảnh rừng tự nhiên chiếm ưu thế nhất (47,37%), tiếp đến là sinh cảnh trảng cây bụi, trảng cỏ (43,42%), vườn nhà (38,15%), rừng trồng (19,74%), ven suối (2,63%). 4. Về bộ phận được sử dụng làm thuốc thì rễ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất, chiếm 39,47% trong tổng số loài cây thuốc điều tra được; sau đó là lá chiếm 32,89%, thân chiếm 21,05%, cả cây chiếm 13,16%... Bên cạnh đó đã thống kê được 20 nhóm bệnh khác nhau và số lượng loài cây thuốc được sử dụng trong từng nhóm bệnh cũng khác nhau.

5. Xác định được 2 loài cây thuốc có tên trong Sách đỏ Việt Nam – phần Thực vật, chiếm 2,63%.

6. Có 4 nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên cây thuốc

- Phần lớn người dân Cơ tu dùng cây thuốc từ rừng là chủ yếu (chiếm 45%), do đó áp lực đối với nguồn tài nguyên cây thuốc là không nhỏ.

39

- Đa số người dân dùng cây thuốc để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe (chiếm 80%), số ít vào rừng hái thuốc để bán lại cho người khác (11,7%); trong khi đó việc trồng lại cây thuốc thì lại không hề được quan tâm.

- Những kinh nghiệm về các bài thuốc dân tộc chủ yếu do những người cao tuổi nắm giữ và họ luôn có quan niệm bảo thủ, giấu nghề nên nguồn tri thức bản địa về cây dược liệu sẽ bị mai một và mất dần theo thời gian.

- Các hoạt động phát rừng, đốt rừng làm nương rẫy qua các mùa không đủ thời gian để các loài cây thuốc phục hồi.

7. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn:

- Cần tuyên truyền cho người dân về giá trị cũng như tầm quan trọng của tài nguyên cây thuốc, và đặt ra một số quy tắc chung cho việc khai thác hợp lý để có thể bảo vệ, tái phục hồi các loài cây thuốc.

- Tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc bằng cách tìm hiểu đầy đủ các thông tin về tên cây thuốc, vùng phân bố, bộ phận sử dụng và công dụng, có hình ảnh minh họa rõ ràng, đóng thành tập văn bản để tiện lưu giữ.

- Vận động, thu hút người dân cùng tham gia vào các công tác bảo tồn cây thuốc trong rừng tự nhiên cũng như đem về nhà trồng.

II. KIẾN NGHỊ

1. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú nơi đây, thì việc nghiên cứu, tìm hiểu các loài thực vật được sử dụng làm thuốc cần phải được tiến hành sâu rộng hơn nữa để có thể kế thừa, sàng lọc những kinh nghiệm, tri thức của người dân địa phương, góp phần bảo tồn những tri thức bản địa trong y học cổ truyền của người Cơ tu nơi đây nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung.

2. Bổ sung thêm nguồn kiến thức về các loài cây thuốc cho người dân địa phương, cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho việc gieo trồng để người dân có thể làm được.

3. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ trang thiết bị kỹ thuật cũng như tài chính trong các hoạt động nhân giống, trồng, chăm sóc, mở rộng diện tích các vườn cây thuốc.

40

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Cơ tu tại xã Hòa Bắc huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng và đề xuất biện pháp bảo tồn. (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)