Kết quả và thảo luận về thái độ và hành vi của học sinh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VỀ PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN CỦA HỌC SINH VÀ TÌNH TRẠNG PHÁT SINH RÁC THẢI NHỰA TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 32 - 35)

Kết quả khảo sát về mức độ phân loại rác ở trƣờng và ở nhà của học sinh đƣợc thể hiện trên những hình ảnh sau:

Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện mức độ phân loại rác ở trƣờng

Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện mức độ phân loại rác ở nhà 27% 73% Có Không 31% 69% Có Không

22

Nhận xét: Khi đƣợc hỏi về thói quen PLRTN, kết quả nghiên cứu cho thấy 73% học sinh

không PLRTN ở trƣờng và 69% học sinh không PLRTN ở nhà. Điều này rất đáng lo ngại vì theo kết quả khảo sát kiến thức về PLRTN thì 91% (hình 3.3) các bạn đều biết đến khái niệm của PLRTN và có đến 98% học sinh đều cho rằng rác thải mang đến những tác động tiêu cực cho con ngƣời (hình 3.9), tuy nhiên thói quen PLRTN thì hoàn toàn ngƣợc lại, mặc dù nhận thức đƣợc sự nguy hiểm của rác thải nhƣng hành động lại không để tâm đến môi trƣờng

Kết quả khảo sát khi đƣợc hỏi về tần suất tái chế và cách xử lý rác tái chế của học sinh đƣợc trình bày trên hình sau:

Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện tần suất tái chế

Nhận xét: Theo kết quả khảo sát có 46% học sinh có thể tái chế bất cứ lúc nào, 14% số

học sinh tái chế 1-3 lần/ tháng, 5% học sinh tái chế 5-7 lần/ tháng và có đến 35% số học sinh không bao giờ tái chế rác thải. Điều này cho thấy ý thức tái chế của học sinh vẫn chƣa đƣợc chủ động và còn nhiều hạn chế 46% 14% 5% 35% Bất cứ khi nào 1-3 lần/ tháng 5-7 lần/ tháng Không

23

Hình 3.13. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ lựa chọn cách xử lí rác tái chế

Nhận xét: Kết quả cho thấy 92% số học sinh lựa chọn cách tái chế theo nhiều cách khác

nhau, tuy nhiên có 8% các bạn không bao giờ có biện pháp gì để rác thải đƣợc biến thành tài nguyên. Điều đáng chú ý việc từ chối sử dụng là sự lựa chọn bền vững nhất thì chỉ có 18% số học sinh đồng ý với ý kiến này. Nếu vẫn tiếp tục sử dụng không kiểm soát, nhất là đồ nhựa và nhựa một lần và sau đó lựa chọn tái chế thì vẫn không thể giảm đáng kể đƣợc lƣợng rác thải nhựa thải ra môi trƣờng hằng năm.

Kết quả khảo sát học sinh về những vấn đề gây khó khăn khi PLRTN đƣợc thể hiện trên hình sau: 29% 28% 18% 17% 8% Tái sử dụng Bán phế liệu Từ chối sử dụng Tái chế Không

24

Hình 3.14. Biểu đồ thể hiện mức độ khó khăn trong phân loại rác

Nhận xét: Kết quả khảo sát về những khó khăn trong phân loại rác chỉ có 2% số học sinh

họ cho rằng không có khó khăn gì. “Không có thùng rác phân loại” đƣợc nhiều lƣợt chọn nhất (chiếm 27%),điều này cho thấy sự thiếu hụt nghiêm trọng thùng rác phân loại cả ở trƣờng và ở nhà; tiếp đến lần lƣợt là “mất thời gian” (chiếm 16%), “không biết cách phân loại” (chiếm 16%), “muốn phân loại nhƣng không đƣợc hƣớng dẫn” (chiếm 15%), “không có ai cùng phân loại” (chiếm 11%), “không phân loại vì thùng rác phân loại đặt ở khá xa” (chiếm 8%) và cuối cùng là “không phân loại vì không quan tâm” (chiếm 5%).

Kết quả khảo sát có đến 98% học sinh gặp phải những khó khăn nhƣ trên khi họ phân loại rác, điều này cho thấy việc phân loại rác tại trƣờng học muốn đặt đƣợc mục tiêu tối đa là 100% học sinh đều thực hiện việc PLRTN thì phải mất thời gian rất lâu và rất khó đạt đƣợc. Nếu muốn đạt đƣợc mục tiêu thì không chỉ nhận thức của học sinh đƣợc thay đổi mà còn cần phải đầu tƣ về cơ sở vật chất, thiết bị dùng để phân loại và những phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng hiệu quả hơn nữa.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VỀ PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN CỦA HỌC SINH VÀ TÌNH TRẠNG PHÁT SINH RÁC THẢI NHỰA TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)