18. Đưa một số trò chơi vận động vào trong quá trình học tập
2.5.3. Dụng cụ và trang thiết bị nghiên cứu:
Một số dụng cụ để đo đạc, như thước dây, bóng, sân thể dục và một số dụng cụ khác
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Giải quyết nhiệm vụ 1
3.1.1 Thực trạng môn học giáo dục thể chất của học sinh khối 10 – 11 trường THPT Nguyễn Duy Hiệu 11 trường THPT Nguyễn Duy Hiệu
Đất nước ta đang tiến bước trên con đường của thế kỉ XXI, là một thế kỉ hội nhập với Thế giới trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Do vậy tri thức là cẩm nang để cùng bước vào thời đại mới, một thời đại khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin. Bởi vì thế mỗi con người phải có sức khỏe để tham gia học tập và lao động. Biết được điều này hiện nay Đảng và nhà nước ta đã xem giáo dục là quốc sách hàng đầu luôn được quan tâm và đầu tư đúng mức. Nó được thể hiện một số điểm: trẻ đến trường đúng tuổi ngày càng tăng, phổ cập tiểu học là 100% trên các tỉnh thành và đang tiến tời phổ cập trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tuy gặp nhiều khó khăn và thử thách nhưng điều đó đang dần trở thành hiện thực trong tương lai không xa.
Trường Nguyễn Duy Hiệu thành lập năm 1958 hơn nữa thế kỷ, cơ sở vật chất rệu rã, cũ kĩ, và đã có một số lần đổi tên và nay lấy tên anh hùng Nguyễn Duy Hiệu làm tên trường. Trường đã qua 9 đời hiệu trưởng. Hơn năm
mươi năm một chặng đường dài, trường THPT Nguyễn Duy Hiệu đã khẳng
định vị thế của mình trong sự nghiệp giáo dục và trong lòng của bao nhiêu thế hệ học trò đã và đang gắn bó với trường. Đã có nhiều thế hệ học trò trưởng thành từ mái trường thân yêu này như: ông Trần Văn Nam, Nguyễn Chánh Tứ… và nhiều hơn thế nữa các thế hệ học sinh thành đạt có tên tuổi trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đạt giải toàn đoàn cao hơn so với các đoàn trong toàn tỉnh. Tốt nghiệp thường xuyên đậu 100%. Đậu đại học cao nhất Quảng Nam. Trong năm qua trường có tỉ lệ đậu đại học đứng vị trí 229/2074 trường trên toàn quốc. Học sinh có 45 lớp, với số lượng là 2051 học sinh có 1139 nữ, 1637 đoàn viên.
Tổ thể chất – quốc phòng của trường có 5 giáo viên độ tuổi kinh nghiệm trong giảng dạy thấp nhất là 10 năm cao nhất là 27 năm. Phong trào
và thành tích hoạt động TDTT của nhà trường không có gì nỗi trội hội khỏe phù đổng cấp tĩnh những năm qua chưa đạt được thành tích gì. Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh năm học 2011 – 2012 vừa qua đạt 1 huy chương vàng môn cầu lông ở nội dung đôi nam trên tổng số 20 em học sinh tham gia thi đấu ở các nội dung.
Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho môn học giáo dục thể chất thì quá nghèo nàn số lượng học sinh học cùng một lúc trên sân là 4 – 5 lớp mà diện tích sân nhỏ, sân thể dục nằm sát với các dãy nhà học văn hóa vì thế để không làm ảnh hưởng làm ồn ào thì mức độ hoạt động thể chất của học sinh cũng bị hạn chế. Điều kiện thời tiết thường xuyên tác động một cách trực tiếp và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng tiết học như gió, nắng gắt, mưa, bụi …
Để xác định thực trạng biểu hiện thái độ tự giác, tích cực trong giờ học môn giáo dục thể chất của học sinh khối THPT Nguyễn Duy Hiệu một cách khách quan mang tính thực tiễn. Chúng tôi lấy tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của bộ Giáo dục và Đào tạo làm nền tảng để kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện thân thể đạt được của học sinh.
Bảng 3.1 Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của học sinh khối THPT được thể hiện qua bảng sau:
Theo công văn số 45/GDTC, ngày 17 tháng 01 năm 1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mức Nội dung kiểm tra
Nam/tuổi Nữ/tuổi 16 17 16 17 Đạt 1. Chạy nhanh 80m (s) 12.8 12.8 14.8 14.8 2. Bật xa tại chỗ (cm) 195 205 160 160 3. Chạy 1000m Nam, 500m Nữ (ph.s) 4’10’’ 4’5’’ 2’6’’ 2’4’’ 4. Đẩy tạ (m) 5.5 6 4 4.2 Khá 1. Chạy nhanh 80m (s) 12.2 12.2 14 14 2. Bật xa tại chỗ (cm) 205 215 170 170 3. Chạy 1000m Nam, 500m Nữ (ph.s) 3’55’’ 3’5 2’ 2’2’’ 4. Đẩy tạ (m) 6 6.5 4.6 4.8
Giỏi 1. Chạy nhanh 80m (s) 11.6 11.6 13.5 13.5
2. Bật xa tại chỗ (cm) 215 225 180 180
3. Chạy 1000m Nam, 500m Nữ (ph.s) 3’45’’ 3’40’’ 1’50’’ 1’50’’
4. Đẩy tạ (m) 7 7,5 5 5.2
Để đạt được kết quả chính xác và khách quan hơn chúng tôi đã tiến hành kiểm tra dựa trên tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của bộ Giáo dục và Đào tạo để so sánh tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của khối học sinh THPT Nguyễn Duy Hiệu. Từ đó có thể đánh giá được chính xác thực trạng công tác của môn học giáo dục thể chất của nhà trường.
Bảng 3.2. Đánh giá kết quả rèn luyện thân thể học sinh nam khối 10 – 11 trường THPT Nguyễn Duy Hiệu theo tiêu chuẩn của bộ giáo dục và đào tạo (đầu học kỳ II năm hoc 2011 – 2012)
(n = 50)
Stt Test n Phân loại Tỷ lệ%
1 Chạy nhanh 80m (s) 50 Giỏi 3 6% Khá 10 20% Đạt 18 36% Không đạt 19 38% 2 Bật xa tại chỗ (cm) 50 Giỏi 12 24% Khá 10 20% Đạt 17 34% Không đạt 11 22% 3 Chạy 1000m (ph.s) 50 Giỏi 9 18% Khá 18 36% Đạt 18 36% Không đạt 5 10% 4 Đẩy tạ (m) 50 Giỏi 0 0% Khá 1 2% Đạt 31 62% Không đạt 18 36%
Bảng 3.3. Bảng tố chất thể lực học sinh nam khối 10 – 11 qua lần kiểm tra thứ nhất (đầu hoc kỳ II năm học 2011 – 2012)
STT TETS LẦN THỨ I 1 X 1 CV1% 1 Chạy nhanh 80m (s) 12.76 0.876915 6.872373 2 Bật xa tại chỗ (cm) 199.36 16.64486 8.349148 3 Chạy 1000m (ph.s) 3.6402 0.341464 9.380374 4 Đẩy tạ (m) 5.33 0.362108 6.793777
*Qua bảng 3.3 cho thấy:
- Chạy nhanh 80 m: kết quả kiểm tra chạy nhanh của nam học sinh khối 10 –
11 vào lần thứ I có X1 = 12.76 cm, độ lệch chuẩn 1= 0.876915 cm, với hệ
số biến sai CV1% = 6.872373% < 10% cho thấy đám đông số liệu tương đối đồng đều
- Bật xa tại chỗ: kết quả kiểm tra bật xa tại chỗ của nam học sinh khối 10 – 11
vào lần thứ I có X1 = 199.36 cm, độ lệch chuẩn 1= 16.64486 cm, với hệ
số biến sai CV1% = 8.349148% < 10% cho thấy đám đông số liệu tương đối
đồng đều
- Chạy 1000 m: kết quả kiểm tra chạy 1000m của nam học sinh khối 10 – 11
vào lần thứ I có X1 = 3.6402 cm, độ lệch chuẩn 1= 0.341464 cm, với hệ
số biến sai CV1% = 9.380374% < 10% cho thấy đám đông số liệu tương đối
đồng đều
- Đẩy tạ: kết quả kiểm tra đẩy tạ của nam học sinh khối 10 – 11 vào lần thứ I có X1 = 5.33 cm, độ lệch chuẩn 1= 0.362108 cm, với hệ số biến sai
1%
V
Bảng 3.4. Đánh giá kết quả rèn luyện thân thể học sinh nữ khối 10 – 11 trường THPT Nguyễn Duy Hiệu theo tiêu chuẩn của bộ giáo dục và đào tạo (đầu hoc kỳ II năm học 2011 – 2012)(n = 50)
Stt Test n Phân loại Tỷ lệ%
1 Chạy nhanh 80m (s) 50 Giỏi 2 4% Khá 13 26% Đạt 20 40% Không đạt 15 30% 2 Bật xa tại chỗ (cm) 50 Giỏi 2 4% Khá 3 6% Đạt 25 50% Không đạt 20 40% 3 Chạy 500m (ph.s) 50 Giỏi 0 0% Khá 4 8% Đạt 17 34% Không đạt 29 58% 4 Đẩy tạ (m) 50 Giỏi 0 0% Khá 5 10% Đạt 32 64% Không đạt 13 26%
Bảng 3.5. Bảng tố chất thể lực học sinh nữ khối 10 – 11 qua lần kiểm tra thứ nhất (đầu hoc kỳ II năm học 2011 – 2012)
STT TETS LẦN THỨ I
1 X 1 CV1% 1 Chạy nhanh 80m (s) 14.694 1.207191 8.215537 2 Bật xa tại chỗ (cm) 159.34 9.168736 5.754196 3 Chạy 500m (ph.s) 3.402 3.210473 94.37017 4 Đẩy tạ (m) 3.994 0.374389 9.373793
Qua bảng 3.5 cho thấy:
- Chạy nhanh 80 m: kết quả kiểm tra chạy nhanh của nữ học sinh khối 10 – 11
vào lần thứ I có X1 = 14.694 cm, độ lệch chuẩn 1= 1.207191 cm, với hệ
số biến sai CV1% = 8.215537% < 10% cho thấy đám đông số liệu tương đối đồng đều
- Bật xa tại chỗ: kết quả kiểm tra bật xa tại chỗ của nữ học sinh khối 10 – 11
vào lần thứ I có X1 = 159.34 cm, độ lệch chuẩn 1= 9.18736 cm, với hệ
số biến sai CV1% = 5.754196% < 10% cho thấy đám đông số liệu tương đối
đồng đều
- Chay 500m: kết quả kiểm tra chạy 500m của nữ học sinh khối 10 – 11 vào
lần thứ I có X1= 3.402 cm, độ lệch chuẩn 1= 3.210473 cm, với hệ số
biến sai CV1% = 94.37017% > đám đông số liệu bị phân tán
- Đẩy tạ: kết quả kiểm tra đẩy tạ của nữ học sinh khối 10 – 11 vào lần thứ I có 1
X = 3.994 cm, độ lệch chuẩn 1= 0.374389 cm, với hệ số biến sai
1%
V
Biểu đồ 3.1 Biễu diễn tỷ lệ phần trăm kết quả học tập của nam môn giáo dục thể chất (đầu học kỳ II năm học 2011 – 2012)
Chú thích:
Test 1: Chạy nhanh 80m (s) Test 2: Bật xa tại chỗ (cm)
Test 3: Chạy 1000m nam.500m nữ (ph) Test 4: Đẩy tạ (m)
Thông qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.1 so sánh với tiêu chuẩn của bộ GD& ĐT thì chúng ta nhận thấy rằng nam học sinh khối 10 – 11 trường THPT Nguyễn Duy Hiệu tỉnh Quảng Nam có tỷ lệ phần trăm của các test như sau: Test chạy nhanh 80m có tỷ lế học sinh giỏi chiếm 6%, khá chiếm 20%, đạt chiếm 36%, không đạt chiếm 38%. Test bật xa tại chỗ giỏi chiếm 24%, khá chiếm 20%, đạt chiếm 34%, không đạt chiếm 22%. Test chạy 1000m giỏi chiếm 18%, khá chiếm 36%, đạt chiếm 36%, không đạt chiếm 10%. Test đẩy tạ giỏi chiếm 0%, khá chiếm 2%, đạt chiếm 62%, không đạt chiếm 36%.
Như vậy tỷ lệ học sinh nam không đạt chiếm tỷ lệ phần trăm là khá lớn ở các test so với giá trị trung bình mà giữa các tỷ lệ, tỷ lệ học sinh khá giỏi chiếm tỷ lệ thấp
Biểu đồ 3.2 Biễu diễn tỷ lệ phần trăm kết quả học tập của nữ môn giáo dục thể chất (đầu học kỳ II năm học 2011 – 2012)
Chú thích:
Test 1: Chạy nhanh 80m (s) Test 2: Bật xa tại chỗ (cm)
Test 3: Chạy 1000m nam.500m nữ (ph) Test 4: Đẩy tạ (m)
Biểu đồ 3.2 so sánh với tiêu chuẩn của bộ GD& ĐT thì nữ học sinh khối 10 – 11 trường THPT Nguyễn Duy Hiệu tỉnh Quảng Nam có tỷ lệ phần trăm của các test như sau: Test chạy nhanh 80m có tỷ lế học sinh giỏi chiếm 4%, khá chiếm 26%, đạt chiếm 40%, không đạt chiếm 30%. Test bật xa tại
chỗ giỏi chiếm 4%, khá chiếm 6%, đạt chiếm 50%, không đạt chiếm 40%. Test chạy 500m giỏi chiếm 0%, khá chếm 8%, đạt chiếm 34%, không đạt chiếm 58%. Test đẩy tạ giỏi chiếm 0%, khá chiếm 10%, đạt chiếm 64%, không đạt chiếm 26%.
Tỷ lệ học sinh không đạt chiếm tỷ lệ phần trăm là khá lớn so với giá trị trung bình mà giữa các tỷ lệ, tỷ lệ học sinh khá giỏi chiếm tỷ lệ thấp.
Thông qua số liệu kiểm tra lần thứ nhất để đánh giá trình độ về thể chất của học sinh khố 10 -11 trường THPT Nguyễn Duy Hiệu, thì cho ta thấy rằng nó phản ánh đúng với thực trạng về cơ cấu tổ chức hoạt động học tập của trường. Trường có 2051 học sinh nữ có 1193 em nam có 958 em như vậy số lượng nữ trong một lớp chiếm trung bình tỉ lệ 58% nam chiếm tỉ lệ trung bình gần 46%. Do chính điều đó nên giờ học giáo dục thể chất về cường độ và khối lượng vận động của nữ cũng được giáo viên bộ môn áp dụng cho cả nam có phần được giảm nhẹ, để cho phù hợp với điều kiện phương tiện học tập và khả năng thực hiện bài tập của giáo viên đưa ra. Cũng chính vì lý do như vậy kéo dài trong suốt nhiều học kỳ học sẽ làm cho học sinh phần nào lười biếng nhàm chán và không đủ lượng vận động để phát huy những khả năng hay năng khiếu của mình. Như vậy sẽ kéo theo hiệu quả về hoạt động rèn luyện thể chất của học sinh bị giảm sút. Nhìn chung vào bảng 3.2 thì học sinh khối 10 – 11 của trường THPT Nguyễn Duy Hiệu tỷ lệ học sinh không đạt về tiêu chuẩn rèn luyện thân thể vẫn chiếm tỷ lệ cao so với yêu cầu của môn học đặt ra.
3.1.2 Mức độ biểu hiện thái độ tự giác tích cực trong môn học, giờ học giáo dục thể chất của học sinh khối 10 – 11 trường THPTNguyễn Duy
Hiệu
Để xác định mức độ biểu hiện thái độ tự giác tích cực trong môn học giáo dục thể chất của học sinh THPT Nguyễn Duy Hiệu một cách khách quan và mang tính thực tiễn chúng tôi đã tiến hành điều tra với 200 em học sinh nam và nữ đang theo học ở trường và thu được kết quả sau:
Bảng 3.6 Mức độ hứng thú tập luyện TDTT của học sinh khối 10- 11 trường THPT Nguyễn Duy Hiệu (n = 200)
STT Các ý kiến Số người đồng ý Tỷ lệ
1 Rất thích 28 14%
2 Thích 30 15%
3 Không thích 99 49,5%
4 Chán 43 21,5%
Qua điều tra về mức độ hứng thú tập luyện TDTT của học sinh khối THPT Nguyễ Duy Hiệu cho kết quả như trên thông qua kết quả đó nói lên được, mức độ thích học và không thích học của học sinh đối với môn giáo dục thể chất. Trong tổng số 200 hoc sinh được điều tra thì mức độ rất thích học môn giáo dục thể chất là 28 người chiếm 10%, thích học 30 người chiếm 15%, không thích 99 người chiếm 49,5%, chán học 43 người chiếm 21,5%. Qua bảng 3.2 đã phần nào phản ánh được về nhận thức của học sinh khối 10 – 11 trường THPT Nguyễn Duy Hiệu về môn học giáo dục thể chất. Điều đó cũng được chứng minh thông qua kết quả kiểm tra năng lực hoạt động thể chất tại bảng 3.2. Điều này cho ta thấy được những cơ sở ban đầu về mức độ hứng thú học môn giáo dục thể chất, đặc biệt là thực trạng môn học, giờ học giáo dục thể chất.
Tại 4 nội dung được thiết kế phỏng vấn học sinh là “rất thích, thích, không thích, chán” điều đó nói lên một điều rằng học sinh khối 10 – 11
trường THPT Nguyễn Duy Hiệu không xem trọng môn học, giờ học giáo dục thể chất, đặc biệt là không có hứng thú để học tập và rèn luyện. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng như trên thì chúng tôi tiếp tục giải quyết mục 3.1.3.
3.1.3 Tìm hiểu về những nguyên nhân ảnh hưởng đến thái độ tự giác – tích cực của học sinh khối 10 – 11 THPT Nguyễn Duy Hiệu
Qua kết quả thu được ở bảng 3.3 để quá trình nghiên cứu mang tính chính xác hơn, chúng tôi điều tra những nguyên nhân khiến học sinh “rất thích” và “thích” học môn giáo dục thể chất từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn và khách quan hơn, nó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.7. Kết quả điều tra những nguyên nhân thích học môn giáo dục thể chất của học sinh khối 10 – 11 THPT Nguyễn Duy Hiệu (n = 58)
STT Các lí do Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Môn học có ý nghĩa 4 6,89%
2 Thầy dạy hay 7 12,06%
3 Xã hội đánh giá cao 3 5,17%
4 Tập luyện để trở thành vận động viên 2 3,44%
5 Tập luyện để có thể hình đẹp 18 31,03%
6 Được chơi thoải mái 8 13,79%
7 Học đạt kết quả cao 5 8,62%
8 Có năng khiếu 5 8,62%
9 Dễ học 6 10,34%
Tổng n = 58 100%
Dựa vào bảng 3.3 về mức độ biểu hiện tính hứng thú trong học môn giáo dục thể chất, để làm rõ những nguyên nhân nào khiến học sinh rất thích và thích học ở trên. Thông qua chín lý do để điều tra thì kết quả thu được theo