Tình hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển rác thải và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý rác thải tại khu vực chợ Cồn – thành phố Đà Nẵng. (Trang 25 - 28)

1.4.2.1. Tình hình quản lý chất thải rắn tại Đà Nẵng

Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp – thương mại – du lịch và dịch vụ của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Sự phát triển kinh tế - xã hội cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ cao đã đặt ra cho thành phố một áp lực lớn về mặt môi trường. Hằng năm, môi trường thành phố Đà Nẵng phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải và chất thải rắn với quy mô năm sau cao hơn năm trước.

Tại Đà Nẵng, công ty TNHH MTV Môi trường và Đô thị Đà Nẵng chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Thành phần rác thải tại Đà Nẵng có nguồn gốc hữu cơ chiếm tỉ lệ cao nhất, rác có độ ẩm cao cỡ 40-60% khối lượng khô, tỷ trọng 450 kg/m3

Bảng 1.6. Tình hình thu gom và vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn TP Đà Nẵng

Năm Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ( tấn/

năm)

Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt (%)

Tổng lượng rác thải sinh hoạt thu gom (tấn/năm)

2010 262.873 87% 228.700

2012 277.045 92% 252.504

Hiện nay, Công ty Môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng thu gom chất thải rắn bình quân được 692 tấn/ngày, tỉ lệ thu gom đạt khoảng 90-92% lượng rác phát sinh trên địa bàn thành phố (gồm 6 quận và 1 huyện). Toàn bộ chất thải rắn thu gom chưa tiến hành phân loại tại nguồn.

Các hình thức thu gom rác thải tại Đà Nẵng:

- Thu gom bằng xe thô sơ, bagac kéo và đạp có trang bị thùng 660l - Thu gom bằng xe cuốn ép trực tiếp có còi loại xe 3,5 tấn

- Thu gom bằng thùng 240l được đặt dọc trên các đường phố chính và khu dân cư, tái định cư mới mở.

Thu gom bằng thùng 660l bằng xe bagac đưa về điểm trung chuyển và tất cả 2 loại thùng 240l và 660l đều được nâng gấp và vận chuyển lên bãi rác Khánh Sơn bằng xe Huyndai 5 tấn và Hino 9 tấn.

Hiện nay trên địa bàn quận Cẩm Lệ, quận Thanh Khê, quận Hải Châu đang tiến hành hình thức thu gom mới là hình thức thu gom đặt thùng theo giờ. Sau khi thực hiện hình thức này, kết quả đã tạo cho người dân thói quen bỏ rác ban đêm, không vứt rác trên vỉa hè, tạo cảnh quan sạch sẽ trên các tuyến đường của khu dân cư.

Hầu như toàn bộ khối lượng và các loại chất thải phát sinh trên địa bàn thành phố đều được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Bãi chôn lấp Khánh Sơn là bãi chôn lấp rác duy nhất và đạt tiêu chuẩn bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh của thành phố.

Một số thành tựu thành phố đã đạt được trong công tác quản lý chất thải rắn:

 Thu gom rác thải sinh hoạt qua hệ thống thùng rác công cộng tức là thu gom rác theo phương thức thu gom kín nên đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường đảm bảo mỹ quan đường phố. Người dân có thể đổ rác bất cứ thời điểm nào trong ngày nên tránh được tình trạng để rác bừa bãi ra đường phố và nơi công cộng. Tất cả điều này giúp cho công nhân vệ sinh khỏi lãng phí công vì phải đi thu gom rác đổ bừa bãi và có thời gian chăm sóc con đường mình được phân công nên chất lượng vệ sinh đường phố ngày càng được cải thiện.

 Việc ra đời của các trạm trung chuyển khép kín đã góp phần làm giảm chi phí vận chuyển rác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cục bộ do các xe vận chuyển rác gây ra. Đặc biệt là hoạt động của các trạm trung chuyển rác thải đã được xử lý mùi hôi rất hiệu quả, không bị người dân xung quanh phàn nàn gì.

 Bãi chôn lấp Khánh Sơn được xây dựng theo tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh nên đảm bảo chất lượng môi trường.

Tuy nhiên trong công tác quản lý chất thải rắn vẫn còn tồn tại những vấn đề cần được quan tâm hơn nữa như:

 Công tác tuyên truyền về vệ sinh đô thị chưa được đầu tư thích đáng.

 Công tác quản lý chất thải nguy hại và công nghiệp của một số doanh nghiệp chưa tốt.

 Hiện tượng phế thải xây dựng đổ bừa bãi còn diễn ra phổ biến gây mất mỹ quan và tốn kém chi phí khắc phục.

 Hiện nay chất thải rắn đô thị của thành phố chưa được phân loại tại nguồn phát sinh.

1.4.2.2. Công tác quản lý chất thải rắn tại thủ đô Hà Nội

Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý chất thải của TP Hà Nội. Công tác quản lý chất thải của Công ty gồm các giai đoạn sau:

- Công tác thu gom: thu gom chất thải sinh hoạt bằng hình thức gõ kẻng thu rác nhà dân, tại các thùng rác vụn, quét và nhặt rác trên đường phố chứa trong các xe gom. - Công tác vận chuyển: chất thải sinh hoạt đã được thu gom sẽ được chuyển từ nội thành Hà Nội lên bãi chôn lấp chất thải cách Hà Nội 50 km ở Nam Sơn (Sóc Sơn) bằng xe chuyên dùng.

- Công tác xử lý: 100% chất thải sinh hoạt thu gom hiện tại được xử lý bằng phương pháp chôn lấp tại bãi chôn lấp theo quy trình công nghệ chôn lấp được ấn định.

- Công tác phân loại: đang diễn ra tự phát và chỉ đối với những chất thải có khả năng tái chế. Công việc phân loại này do những công nhân thu gom rác, những người

bới nhặt phế liệu ở địa phương và từ ngoại tỉnh (Thái Bình, Nam Định v.v... ) hoặc ngoại thành Hà Nội (Triều Khúc) tiến hành.

Ngoài lực lượng chính là Công ty môi trường đô thị, Hà Nội cũng đã có một số mô hình xã hội hóa (XHH) thu gom rác thải, cụ thể hợp tác xã (HTX) Thành Công bắt đầu hoạt động từ năm 2002, phạm vi hoạt động trên địa bàn phường Hạ Đình - quận Thanh Xuân. Đến nay đã mở rộng hoạt động ra 12 phường xã thuộc các quận huyện khác. Bình quân mỗi ngày HTX thu gom, vận chuyển khoảng 320 tấn rác sinh hoạt và 115 tấn phế thải xây dựng. Ưu điểm của mô hình hoạt động này là có sự góp vốn của các xã viên để đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chung của HTX.

1.4.2.3. Tình hình quản lý chất thải rắn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chất thải rắn sinh hoạt của thành phố hiện do rất nhiều đơn vị và cá nhân đảm nhận bao gồm: Công ty môi trường đô thị, các Công ty công ích quận huyện, Hợp tác xã công nông, các hợp tác xã thu gom rác và lực lượng rác dân lập.

- Công tác thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố hiện nay do 2 lực lượng chính thực hiện là công lập và dân lập. Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên-Môi trường, tổng số lao động thực hiện thu gom rác trên địa bàn khoảng trên 6.300 người, trong đó công nhân của các công ty công ích trên 2.500 người, chiếm khoảng 40%, đảm nhận thu gom khoảng 30% khối lượng rác thải sinh hoạt và lực lượng dân lập (bao gồm cả Hợp tác xã) thu gom khoảng 70% khối lượng rác thải sinh hoạt.

- Công tác vận chuyển: Hiện nay Công ty Môi trường Đô thị đang chịu trách nhiệm vận chuyển 53% khối lượng chất thải rắn đô thị của thành phố, Hợp tác xã Công nông vận chuyển 17%, phần còn lại do các Công ty dịch vụ công ích các quận, huyện vận chuyển (30%).

- Công tác xử lý: Xử lý chất thải rắn do Công ty Môi trường Đô thị thực hiện. Công nghệ xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển rác thải và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý rác thải tại khu vực chợ Cồn – thành phố Đà Nẵng. (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)