Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của các thương nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển rác thải và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý rác thải tại khu vực chợ Cồn – thành phố Đà Nẵng. (Trang 56 - 57)

Rác hữu cơ

4.2.1. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của các thương nhân

Nhằm đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường tại các chợ, tăng cường sự tham gia, kiểm tra, giám sát của các đoàn thể, thương nhân tại chợ. Năm 2011, Công ty đã xây dựng phương án xã hội hóa một phần công tác vệ sinh môi trường tại các chợ trực thuộc bằng cách thành lập các Tổ tự quản vệ sinh môi trường tại chợ. Tổ tự quản vệ sinh môi trường hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng chịu trách nhiệm và tổ chức hoạt động theo 2 hình thức: hộ kinh doanh tự bỏ kinh phí thuê lao động lau chùi, quét dọn, thu gom rác, chất thải… đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tại phạm vi khu vực của tổ ngành hàng hoặc tự bản thân hội kinh doanh lập thành nhóm, cụm tự quản, tự vận động, giám sát nhau, phân công lịch làm vệ sinh hằng ngày trong phạm vi của tổ. Qua thời gian tổ chức triển khai thực hiện tại chợ Cồn, tính đến tháng 8/2012, hiện nay số thành viên tham gia tổ tự quản vệ sinh môi trường là 1.101 hộ trong tổng số 1.780 hộ kinh doanh đạt chỉ tiêu 61,8%. Qua quá trình hoạt động của Tổ tự quản VSMT ta cũng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức của các hộ kinh doanh về công tác giữ gìn vệ sinh môi trường tại chợ. Do vậy, cần nhân rộng và phát huy hiệu quả mô hình này đều khắp chợ, phấn đấu vận động 100% hộ kinh doanh cố định và 60% hộ hàng rong tham gia Tổ tự quản.

Ngoài ra, ban quản lý cũng thường xuyên duy trì phong trào ngày chủ nhật xanh, sạch, đẹp tại các chợ: tổ chức ra quân tập thể tổng vệ sinh định kỳ thường xuyên hằng tuần vào các chiều thứ sáu, chọn hai ngày chủ nhật vệ sinh tại khu vực kinh doanh, xung quanh chợ, hoặc tổ chức vệ sinh toàn chợ vào các dịp lễ lớn với sự tham gia của

Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, các Đội, Tổ tự quản vệ sinh môi trường, cán bộ công nhân viên của Ban quản lý.

Qua khảo sát, hiện nay đội bảo vệ thực hiện rất tốt công tác tuyên truyền, giữ gìn vệ sinh cho các hộ kinh doanh, đội thường xuyên đi kiểm tra và nhắc nhở các tiểu thương không được xả rác ra lối đi, thường xuyên quét dọn tại khu vực kinh doanh để tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát cho khách tham quan, mua sắm.

Tuy nhiên để công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của các tiểu thương trong công tác giữ gìn vệ sinh tại chợ, Ban quản lý chợ cần phối hợp với các cơ quan nhà nước ở địa phương tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho tiểu thương, đồng thời ban hành quy định ở chợ về giữ gìn vệ sinh môi trường. Tuyên truyền các tiểu thương đổ rác đúng nơi quy định, đúng quy cách, thường xuyên nhắc nhở người dân trên phương tiện truyền thông chợ để tạo người dân thói quen tốt về giữ gìn vệ sinh môi trường, bắt buộc mỗi hộ kinh doanh phải tự trang bị dụng cụ vệ sinh cần thiết để tự thu gom và quét dọn thường xuyên. Tổ chức thi đua giữa các Tổ tự quản với nhau dựa trên các tiêu chí về xây dựng chợ văn minh thương mại. Ban quản lý chợ cần phải đưa ra các biện pháp chế tài để kỷ luật các tiểu thương không thực hiện đúng quy định về giữ gìn vệ sinh tại chợ. Các hình thức kỷ luật có thể áp dụng như: phạt tiền, nghỉ bán để được Ban quản lý giáo dục tư tưởng về giữ gìn vệ sinh… Ngoài ra, tăng cường nâng cao ý thức người dân bằng cách thường xuyên thông tin trên hệ thống loa truyền thanh tại chợ, in băng rôn, áp phích, treo, dán các hình ảnh, tranh vẽ về giữ gìn vệ sinh, phân loại rác thải tại nguồn; tổ chức các buổi nói chuyện, hội nghị, hội thảo, tạo đàm, trao đổi kinh nghiệm về công tác vệ sinh môi trường đối với hoạt động chợ…

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển rác thải và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý rác thải tại khu vực chợ Cồn – thành phố Đà Nẵng. (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)