Để trở thành một doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn tham gia hoạt động trong KCNST, các doanh nghiệp cần phấn đấu thực hiện những giải pháp sau:
Giải pháp về nguồn nhân lực
Mỗi doanh nghiệp cần lập một hệ thống quản lý môi trường riêng hoàn chỉnh để tiện cho việc quản lý, có khả năng đưa ra những giải pháp để ứng phó với các sự
cố môi trường và giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các thủ tục môi trường cần thiết. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường EMS theo đúng tiêu chuẩn ISO 14001.
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để “đón đầu” các dự án giúp phát triển cho doanh nghiệp. Khen thưởng và có những ưu tiên thích đáng cho những nhân viên có đóng góp to lớn.
Giải pháp về bảo vệ môi trường
Các doanh nghiệp cần áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tái chế- tái sử dụng,… nhằm tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm, hạn chế chất thải tối đa, đảm bảo chất lượng môi trường tốt.
* Tiết kiệm năng lượng
Muốn tiết kiệm được năng lượng, điều cần làm trong mỗi doanh nghiệp ở đây là sử dụng những công nghệ mới, tham gia sản xuất sạch hơn thì vấn đề thất thoát năng lượng sẽ được giảm đáng kể. Việc trao đổi các phế phẩm giữa các doanh nghiệp với nhau cũng góp phần tiết kiệm năng lượng.
* Tái chế, tái sử dụng
Mỗi doanh nghiệp nên tận dụng tối đa các chất thải để tái chế - tái sử dụng. Vận động các doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất tương thích với nhau nên tham gia vào việc nhận phế phẩm hay nguyên liệu của nhau để góp phần hạn chế tối đa việc thải bỏ.
Trong quá trình sản xuất, từng doanh nghiệp cũng nên thực hiện tái sử dụng, tái chế các vật liệu bị thất thoát do rơi vãi,… sàng lọc để có thể tiếp tục đem lại sản xuất.
Mỗi doanh nghiệp cần có hệ thống thu gom và xử lý riêng. Trước khi đưa chất thải đến với khu xử lý tập trung, chất thải rắn nếu đã được xử lý sơ bộ tại từng doanh nghiệp (ví dụ như phân loại chất thải ) thì đến quá trình thu gom sẽ dễ dàng hơn, dễ xử lý hơn. Việc phân loại chất thải ở đây cần tuyên truyền cho tất cả nhân viên, bởi vấn đề ý thức thực hiện của mỗi người ảnh hưởng rất lớn và nó chi phối cho tất cả các công đoạn sau.
* Tích cực gia tăng diện tích cây xanh trong khu công nghiệp
Khuyến khích thay thế những bức tường gạch hay bê tông ngăn giữa các doanh nghiệp bằng những hàng rào cây xanh có độ che phủ cao. Trong khuôn viên mỗi doanh nghiệp nên xây dựng công viên cây xanh để tăng diện tích thảm xanh. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp đảm bảo được chất lượng môi trường xung quanh doanh nghiệp được tốt hơn, tạo bóng mát và hình thành được khu vực nghỉ ngơi cho nhân viên, vừa tạo được cảnh quan mà còn hạn chế các nguồn gây ô nhiễm như: bụi, tiếng ồn.
Giải pháp về chính sách
Thành phố cần có những chính sách hỗ trợ phù hợp để doanh nghiệp đầu tư, đặc biệt đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực xử lý chất thải, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã có được những kết quả sau:
Qua quá trình thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, chúng tôi đã
được thu nhập thêm nguồn kiến thức đáng kể về khu công nghiệp sinh thái, đồng thời nắm rõ được hiện trạng môi trường tại KCN Hòa Khánh.
Bước đầu đã xác định được 09 tiêu chí cơ bản (cho mỗi nhóm tiêu chí) đối
với một KCNST và thực hiện đánh giá sơ bộ về mức độ tiềm năng thực hiện mô hình KCNST tại KCN Hòa Khánh.
Đề xuất được các giải pháp để KCN Hòa Khánh trở thành một khu công
nghiệp sinh thái trong tương lai.
2. Kiến nghị
Để có thể tìm hiểu rõ hơn về khả năng áp dụng mô hình KCNST tại KCN Hòa Khánh – Đà Nẵng, chúng tôi có những kiến nghị như sau:
Do hạn chế về kiến thức và thời gian thực hiện đề tài nên nhiều thông tin còn
chưa được tìm hiểu đầy đủ, độ chính xác chỉ mang tính tương đối. Chúng tôi hi vọng sẽ có thêm cơ hội tìm hiểu sâu và kỹ hơn.
Thành phố cần quan tâm hơn về vấn đề môi trường tại các KCN, hỗ trợ về cơ
chế, chính sách ưu đãi, tài chính, đào tạo nhân lực để có thể giúp các KCN tiếp cận sớm với mô hình KCNST.
Đối với KCN Hòa Khánh, Ban quản lý KCN và Chế xuất Đà Nẵng cần tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật để đảm bảo chất lượng môi trường. Khuyến khích tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong KCN có thể hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau và tiếp cận gần hơn với những công nghệ mới trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS Nguyễn Đình Anh- PGĐ Sở TNMT ĐN, Hiện trạng môi trường Khu công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng.
[2] Trần Thị Mỹ Diệu, Nguyễn Trung Việt .Xây dựng khu công nghiệp sinh thái. Bài báo đăng trên Tạp Chí Bảo Vệ Môi Trường của Cục Bảo Vệ Môi Trường – Bộ Tài Nguyên, Số 11-2003, ISSN 0868-3301, p. 37-42
[3] ThS.KTS. Nguyễn Cao Lãnh, Khu công nghiệp sinh thái, NXB Khoa học và kỹ
thuật, tháng 1 năm 2005.
[4] Ngô Thị Yến Nhi, Bài báo cáo “Khu công nghiệp sinh thái”, Viện Khoa học Công Nghệ và Quản lý môi trường thuộc Trường Đại Học Công nghiệp TP.HCM, năm 2009.
[5] Chuyên gia xây dựng, TS. Huỳnh Ngọc Thạch, Quy trình xây dựng Sách Phân hạng xanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
[6] Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng, Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Khánh Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
[7] Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng, Báo cáo giám sát môi trường định kì Khu công nghiệp Hòa Khánh đợt 3 năm 2012.
[8] Phòng tài nguyên môi trường quận Liên Chiểu, Báo cáo “Về tình hình quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu năm 2012”
[9] Sở tài nguyên môi trường thành phố Đà Nẵng, Kết quả điều tra thông tin môi trường thành phố Đà Nẵng. [10]http://www.danangcity.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/Thong_tin _quy_hoach/quy_hoach_nganh/cong_thuong?p_pers_id=&p_folder_id=6 034238&p_main_news_id=6225197&p_year_sel= [11]http://www.khoahoc.com.vn/timkiem/Khu+c%C3%B4ng+nghi%E1%BB%87p+si nh+th%C3%A1i/index.aspx [12] http://songthan.info/chi-phan-mem-download/125827/cac-vi-du-thanh-cong- ve-khu-cong-nghiep-sinh-thai-tren-the-gioi-download.html [13] http://tailieuhay.com/chi-tiet-tai-lieu/khu-cong-nghiep-sinh- thai/20741/4.html [14] http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/MagazineNam e.2004-04-22.2018/2004/2004_00019/MItem.2004-06- 07.4628/MArticle.2004-06-07.5044/marticle_view [15] http://www.yeumoitruong.vn/forum/threads/8140-Khu-cong-nghiep-sinh- thai-EIP.html
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 7
1.1. Mô hình khu công nghiệp sinh thái ... 7
1.1.1. Khái niệm về khu công nghiệp sinh thái (KCNST) ... 7
1.1.2. Các nguyên tắc xây dựng khu công nghiệp sinh thái ... 9
1.1.3. Hiệu quả ứng dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái ... 11
1.1.4. Các tiêu chí xây dựng khu công nghiệp sinh thái ... 13
1.1.5. Các cơ hội và thách thức khi xây dựng KCNST ... 15
1.1.6. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình KCNST trên thế giới ... 17
1.2. Giới thiệu về Khu công nghiệp Hòa Khánh – Đà Nẵng ... 21
1.2.1. Vị trí, ranh giới, quy mô, tính chất khu công nghiệp ... 21
1.2.2. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của khu công nghiệp ... 22
1.2.3. Thực trạng hoạt động sản xuất tại khu công nghiệp ... 25
1.2.4. Hiện trạng môi trường và công tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu công nghiệp Hòa Khánh- Đà Nẵng ... 27
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HÒA KHÁNH – ĐÀ NẴNG ... 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu... 2
2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 2
2.3. Kết quả nghiên cứu ... 38
2.3.1. Đề xuất nhóm tiêu chí đánh giá tại khu công nghiệp Hòa Khánh – Đà Nẵng ... 38
2.3.2. Kết quả điều tra thông qua các nhóm tiêu chí đề xuất ... 41
2.3.3. Đánh giá sơ bộ khả năng thực hiện mô hình khu công nghiệp sinh thái tại khu công nghiệp Hòa Khánh – Đà Nẵng ... 52
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỂ KHU CÔNG NGHIỆP HÒA KHÁNH- ĐÀ NẴNG TRỞ THÀNH KHU CÔNG NGHIỆP
SINH THÁI TRONG TƯƠNG LAI ... 54
3.1. Đối với Khu công nghiệp Hòa Khánh ... 54
3.2. Đối với doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Hòa Khánh ... 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 59
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa KCN sinh thái và KCN truyền thống ... 8
Bảng 1.2. Phân ngành sản xuất trong KCN Hòa Khánh – Đà Nẵng ... 25
Bảng 1.3. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án .. 27
Bảng 1.4. Kết quả đo đạc chất lượng nước thải đầu ra tháng 9 năm 2012 ... 32
Bảng 1.5. Kết quả đo đạc chất lượng nước thải đầu ra tháng 10 năm 2012 ... 34
Bảng 2.1. Đối với khu công nghiệp ... 39
Bảng 2.2. Đối với doanh nghiệp ... 40
Bảng 2.3. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện các tiêu chí của KCNST đối với KCN Hòa Khánh ... 44
Bảng 2.4. Kết quả điều tra số lượng doanh nghiệp thuộc các phân ngành ... 45
Bảng 2.5. Thông tin về số lao động và diện tích đất của các doanh nghiệp ... 46
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện các tiêu chí của KCNST đối với các doanh nghiệp trong KCN Hòa Khánh ... 50
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các thành phần chính của hệ sinh thái công nghiệp ... 10
Hình 1.2. Mô hình KCNST Kalundborg, Đan Mạch ... 18