Sử dụng trong một số trò chơi học tập

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tư liệu hỗ trợ dạy học chủ đề Tự nhiên trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3. (Trang 39)

8. Cấu trúc khóa luận

2.4.4.Sử dụng trong một số trò chơi học tập

Mỗi giáo viên có phong cách sư phạm riêng và việc vận dụng các tư liệu có sẵn để đưa vào bài dạy của mình sao cho phù hợp với nội dung bài học phụ thuộc vào sự linh hoạt và khéo léo của người giáo viên. Trò chơi học tập là một hình thức tổ chức học tập, ở hình thức này giáo viên có thể giúp cho học sinh vừa chơi vừa học. Nếu giáo viên biết cách xây dựng những trò chơi khoa học sẽ cuốn hút và lôi kéo học sinh tham gia, đồng thời giúp cho học sinh củng cố kiến thức, nắm vững nội dung bài học và phát triển một số kĩ năng ở các em.

1 2 4

3 5

Từ hệ thống tư liệu giáo viên có thể xây dựng thành những trò chơi có tên như: Trò chơi ô chữ, Bông hoa điểm 10, Điều bí mật… Hình thức chơi do giáo viên quy định chủ yếu cho học sinh chọn ô chữ hay ô số bí mật, ẩn đằng sau các câu hỏi có nội dung liên quan đến bài học được giáo viên sưu tầm dưới dạng câu thơ, câu vè …

Ví dụ 1: Bài 41: Thân cây. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi mang tên “ Ô chữ bí mật”.

Luật chơi: Ô chữ gồm 5 câu hỏi hàng ngang và 1 câu hỏi hàng dọc. Khi nghe hiệu lệnh của GV, bạn nào giơ tay nhanh nhất sẽ được chọn câu hỏi, trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà, trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời về bạn khác. Nếu trả lời đúng từ chìa khóa thì các ô chữ còn lại sẽ được lật mở.

C Â Y T R E C Â Y C A M T H Ả O C Â Y M Í A C Â Y X Ư Ơ N G R Ồ N G C H U Ố I C Â Y M Â Y C Â Y B Ầ U Hình 2.11. Trò chơi ô chữ

Nội dung câu hỏi tương ứng với các ô chữ: Câu 1: Cây xanh lá cũng màu xanh

Già thì để bán, non dành nấu ăn? Câu 2: Loại cây nghe rất thảo hiền

Dùng chế nước ngọt thơm nồng như cam? Câu 3: Trông anh gút mắt cùng mình

Người anh sao lại láng trơn thế này?

1 2 4 3 5 6 7

Chặt đầu nối lại tông đường

Đem thân đài khắp phố phường thôn quê? Câu 4: Thân xanh không lá hoa vàng

Gai tua ba cạnh làng chàng tên chi? Câu 5: Chi em ai nấy đứng cười

Thân em ở góa chin mười mặt con? Câu 6: Anh và tôi trót cung tên

Anh thì dưới đất tôi trên bầu trời Anh thì gặp lạnh thành mưa Tôi thì chẻ lạc làm thành nong nia?

Câu 7: Cùng họ với bí, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn?

Ví dụ 2: Trong phần trò chơi bài 55: Thú (tt) , Giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim về thế giới động vật hoang dã. Chia lớp thành 2 đội thi kể tên các loài động vật mà các em quan sát được trong đoạn phim, nếu đội nào kể được nhiều hơn thì đội đó sẽ chiến thắng. Hình thức chơi như thế này sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa kiến thức đã học, lĩnh hội trọng tâm bài học. Ví dụ 3: Bài 68: Bề mặt lục địa (tt), Giáo viên tổ chức cho các em thi Ruông chuông vàng dưới hình thức các câu hỏi trắc nghiệm và các đáp án trả lời của giáo viên là các hình ảnh phù hợp với nội dung câu trả lời. Ở đây giáo viên phát huy tối đa lợi ích của hệ thống tư liệu mà mình sưu tầm được:

Câu 1: Dòng nước chảy tương đối lớn trên đó có tàu thuyền đi lại được. A. sông B. suối C. hồ

Đáp án: A. Sông

Khi đó giáo viên sẽ đưa hiện đáp án và giới thiệu cho các em biết đây là hình ảnh con sông Hương ở Huế. Học sinh sẽ cảm thấy bất ngờ và cuốn

hút các em hơn, những hình ảnh thực tế sẽ gắn liền với các em và hệ thống hóa kiến thức.

Câu 2: Bề mặt lục địa chỗ nhô cao gọi là gì?

A. Đồng bằng B. Đồi, núi C. Cao nguyên

Hình 2.13. Núi, đồi

Câu 3: Dòng nước chảy từ nguồn xuống khe núi gọi là gì? A. sông B. suối C. hồ

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM

Việc tiến hành thực nghiệm giảng dạy nhằm đánh giá hiệu quả của việc sưu tầm và xây dựng hệ thống tư liệu để dạy học chủ đề tự nhiên môn Tư nhiên và Xã hội lớp 3. Qua những tiết thực nghiệm này giúp chúng tôi tích lũy thêm kinh nghiệm dạy học cho bản thân.

3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM

Chúng tôi đã sử dụng tư liệu sưu tầm được để dạy học chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.

Các bài thực nghiệm giảng dạy: Bài 52: Cá (SGK trang 100) Bài 54: Thú (SGK trang 104)

3.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM

Lớp 3/1 gồm 28 học sinh, lớp 3/2 gồm 27 học sinh thuộc trường Tiểu học Hải Vân, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Cả 2 lớp đều có trình độ học sinh ngang bằng nhau.

3.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

- Lớp thực nghiệm – Lớp 3/1: Sử dụng tư liệu đã thu thập được để giảng dạy. - Lớp đối chứng – Lớp 3/2: Bài học không vận dụng tư liệu vào giảng dạy.

* Tiêu chí đánh giá

Sau bài dạy, tôi phát phiếu học tập để đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức của học sinh trong bài học. Tôi đưa ra 3 mức độ đánh giá như sau:

- Hoàn thành tốt: Học sinh trả lời đúng toàn bộ câu hỏi.

- Hoàn thành: Học sinh trả lời được toàn bộ câu hỏi nhưng chưa hoàn toàn chính xác.

- Chưa hoàn thành: Học sinh chưa hoàn thành xong phiếu.

3.5. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM

3.6. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Sau một thời gian tiến hành thực nghiệm tại lớp 3/1 và lớp đối chứng 3/2, để kiểm tra mức độ hiểu bài, nắm kiến thức của học sinh sau bài học, chúng tôi cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tiến hành trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập sau khi đã học xong bài.

Nội dung bài khảo sát sau thực nghiệm 1:

Câu 1: Em hãy nêu các bộ phận bên ngoài của cá?

……… ……… ………...

Câu 2: Em hãy kể tên một số loài cá sống ở môi trường sau:

Nước ngọt Nước mặn Nước lợ

Câu 3: Cá thở bằng gì và di chuyển bằng cách nào?

……… ……… ………

Câu 4: Em hãy nêu một số điểm giống nhau và khác nhau của một số loài cá: ……… ……… ……… ……… ………

Câu 5: Bên ngoài cơ thể cá có gì bảo vệ? Bên trong cá có xương sống không? ……… ……… ………

Câu 6: Em hãy nêu ích lợi của cá? ……… ……… ………... ... ... Dựa vào tiêu chí đánh giá, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Kết quả bài thực nghiêm 1- Bài Cá

Tiêu chí Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số lượng % Số lượng % Hoàn thành tốt (A+) 21 75 14 51.9 Hoàn thành (A) 5 17.9 8 29.6 Chưa hoàn thành (B) 2 7.1 5 18.5

Biểu đồ 3.1: Kết quả bài thực nghiệm 1- Bài Cá

Qua kết quả bài thực nghiệm số 1- Bài Cá, chúng tôi có những kết luận sau: Số học sinh hoàn thành tốt của lớp thực nghiệm là 21/28 học sinh còn số

học sinh ở lớp đối chứng là 14/27. Như vậy tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt của lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng 23.1%. Số học sinh hoàn thành ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 3 học sinh chiếm tỉ lệ 11.7%. Còn số học sinh chư hoàn thành của lớp đối chứng là 5/27 học sinh, còn lớp thực nghiệm là 2 chiếm tỉ lệ 7.1%. Con số này không đáng lo ngại vì chủ yếu các em chư nêu được tên loài cá sông ở nước lợ và do lớp 3/1 có 1 học sinh bị chậm phát triển trí tuệ nên em không hoàn thành xong bài khảo sát. Kết quả này cho thấy, tư liệu trong bài học đã kích thích và tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em tiếp thu bài một cách có hiệu quả.

Nội dung bài khảo sát sau thực nghiệm 2:

Câu 1: Em hãy nêu các bộ phận bên ngoài của thú?

……… ……… ………

Câu 2:Thú là loài động vật đẻ con hay đẻ trứng? Chúng nuôi con bằng gì? ……… ……… ………

Câu 3: Em hãy kể tên một số loài thú và thức ăn mà chúng ăn?

……… ……… ………

………

Câu 4: Em hãy nêu một số điểm giống nhau và khác nhau của một số loài thú? ……… ……… ………... ………

Câu 6: Em hãy hoàn thành bảng sau:

Tên con vật Lợi ích Trâu

Bò sữa Ngựa Lợn Dê

Bảng 3.2. Kết quả bài thực nghiêm 2- Bài Thú

Tiêu chí Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số lượng % Số lượng % Hoàn thành tốt(A+) 23 82.1 15 55.6 Hoàn thành (A) 4 14.3 8 29.6 Chưa hoàn thành (B) 1 3.6 4 14.8

Biểu đồ 3.2: Kết quả bài thực nghiệm 2- Bài Thú

Qua tiến hành kiểm tra thực nghiệm bài số 2- Bài Thú và dựa vào bảng kết quả thực nghiệm cũng như biểu đồ, chúng tôi rút ra được kết luận như sau: Tỉ lệ

học sinh hoàn thành tốt của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 26.5%. Số học sinh chưa hoàn thành của lớp đối chứng là 4 học sinh chiếm tỉ lệ 14.8%. Do đó so với lớp thực nghiệm thì học sinh chưa hoàn thành của lớp đối chứng cao hơn 11.2%. Điều này cho thấy trong quá trình dạy học chúng tôi đã vận dụng thành công hệ thống tư liệu đã sưu tầm được trong bài giảng của mình nên tạo hứng thú học tập cho lớp thực nghiệm, giúp các em hiểu bài một cách sâu sắc. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần Giáo viên khối lớp 3 nói riêng và trường Tiểu học nói chung cần sưu tầm thêm nguồn tư liệu và vận dụng linh hoạt và phù hợp cho bài giảng của mình.

Tóm lại: Qua 4 tiết giảng dạy tại 2 lớp thực nghiệm 3/1 và lớp đối chứng 3/2 chúng tôi có kết luận là ở lớp thực nghiệm, do chúng tôi có sự chuẩn bị kĩ hơn, đầu tư thời gian cho việc chuẩn bị các đồ dùng dạy học cũng như sư dụng giáo án điện tử cho bài dạy nên các em tiếp thu bài tốt hơn, nhanh hiểu và hứng thú học tập hơn các em ở lớp đối chứng. Do đó ngay bây giờ giáo viên khối lớp 3 cần phải nhận thức tầm quan trọng của tư liệu trong dạy học chủ đề Tự nhiên nói riêng và môn TN&XH nói chung để phát huy tối đa chúng nhằm kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em góp phần nâng cao hiệu quả lao động của thầy và trò.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài “ Xây dựng hệ thống tư liệu hỗ trợ dạy học chủ đề “Tự nhiên” môn Tự nhiên và xã hội lớp 3” chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Thực tế hiện nay chưa có thầy cô nào ở trường Tiểu học quan tâm và đề cập đến việc xây dựng hệ thống tư liệu cho môn TN&XH nói riêng và các môn học khác nói chung và chưa bổ sung được các nguồn tư liệu ngoài SGK vào bài giảng của mình.

- Kết quả điều tra cho thấy tất cả GV đều cần thêm tư liệu để giảng dạy và HS rất hứng thú đối với tư liệu trong giờ TN&XH. Vì vậy việc xây dựng hệ thống tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy chủ đề Tự nhiên môn TN&XH là cần thiết.

- Chúng tôi đã lập được bảng hệ thống tư liệu cần sưu tầm, xây dựng được hệ thống tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy môn TN&XH lớp 3.

- Chúng tôi đã khai thác, sưu tầm và xây dựng hệ thống tư liệu với tư liệu thuộc kênh hình, tư liệu thuộc kênh chữ và tư liệu thuộc kênh phim.

- Đã đề xuất các phương pháp và biện pháp sử dụng tư liệu trong dạy học TN&XH cụ thể là: Sử dụng trong dạy bài mới, sử dụng trong củng cố bài học, Sử dụng trong kiểm tra bài cũ, Sử dụng trong một số trò chơi học tập.

- Tiến hành thực nghiệm 2 bài, kết quả thực nghiệm ban đầu đã khẳng định giá trị của hệ thống tư liệu trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn TN&XH lớp 3. Tư liệu không những giúp HS tiếp thu kiến thức chủ động mà còn phát huy được tính sáng tạo trong quá trình học tâp, rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, so sánh, phán đoán, tổng hợp.

- Thực tế giảng dạy cho thấy đại đa số học sinh đều rất hứng thú trong các giờ TN&XH có sử dụng tư liệu ngoài SGK bởi các em hiểu thêm được những con vật, cây cối, hiện tượng trong cuộc sống mà những thứ này các em không thể hoặc khó có thể quan sát trực tiếp được. Qua tiết dạy, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh phát biểu bài sôi nổi hơn, nêu lên những nhận xét, suy nghĩ, thắc

mắc của mình, biết cách bổ sung ý kiến, tranh luận lẫn nhau để tìm ra kiến thức mới cần lĩnh hội.

2. Đề xuất

Với phạm vi nghiên cứu khá hạn hẹp, tuy vậy đề tài cũng mong được đóng góp một số ý kiến vào quá trình đổi mới trong giáo dục nói chung và đổi mới các phương thức dạy học trong môn Tự nhiên và xã hội nói riêng.

Đề tài xin đề xuất một số ý kiến như sau:

Đối với sinh viên khoa Tiểu học:

- Sinh viên phải không ngừng nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ từ đó có thể khai thác tốt nguồn tư liệu từ Internet, băng đĩa. Thường xuyên sưu tầm và xây dựng hệ thống tư liệu để phục vụ cho giảng dạy sau này.

Đối với giáo viên giảng dạy tại trường Tiểu học:

- Giáo viên phải coi môn chủ đề Tự nhiên nói riêng và môn TN&XH nói chung là môn học có tầm quan trọng trong hệ thống các môn học của nhà trường bởi đây là môn học tạo tiền đề, góp phần hình thành những kiến thức, kĩ năng, thái độ để học sinh tiếp tục học lên các lớp cao hơn và vận dụng vào việc chiếm lĩnh những kiến thức mới trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày.

- Giáo viên cần nhận thức rõ được vai trò của hệ thống tư liệu trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội, biết cách sử dụng các loại tư liệu một cách hợp lí, không những phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh mà còn phù hợp với nội dung và mục tiêu của bài học góp phần làm cho bài học sinh động, mang lại hiệu quả cao. Mặc khác, giáo viên phải tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt những lớp đổi mới phương pháp dạy học hay về sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học…

- Trước khi lên lớp, giáo viên cần nghiên cứu kĩ SGK để tìm xem những thông tin, tranh ảnh nào cho học sinh nghiên cứu trong sách, những tư liệu nào giáo viên cần bổ sung. Từ điều này giáo viên sẽ chuẩn bị cho bài dạy của mình hiệu quả hơn.

- Hệ thống tư liệu cần được tiếp tục sưu tầm, bổ sung để ngày càng phong phú, đa dạng hơn nữa để phục vụ việc giảng dạy chủ đề Tự nhiên nói riêng và môn TN&XH nói chung đạt kết quả cao.

Đối với cấp lãnh đạo nhà trường Tiểu học:

- Cần quan tâm đến việc trang bị cơ sở vật chất cho nhà trường, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên cương hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.

- Tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhiều hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp dạy học, nhiều buổi trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tổ chức các cuộc thi như sáng kiến kinh nghiệm trong phạm vi nhà trường để giáo viên tìm tòi, sáng tạo và chứng tỏ năng lực của chính bản thân.

3. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tư liệu hỗ trợ dạy học chủ đề Tự nhiên trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3. (Trang 39)