8. Phương pháp nghiên cứu
1.6.2. Quy trình thiết kế đề kiểm tra
U
Bước 1: Xác định mục tiêu, phạm vi, mô tả yêu cầu cần đạt của nội dung kiểm tra theo các cấp độ (từ dễ đến khó).
GV (hoặc tổ chuyên môn) phải căn cứ vào hệ thống các chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong Chương trình GDPT của môn học để mô tả yêu cầu cần đạt theo các cấp độ của tư duy. Đó là các kiến thức khoa học và cả phương pháp nhận thức chúng, các kĩ năng và khả năng vận dụng vào thực tế, những thái độ, tình cảm đối với khoa học và xã hội, chia làm bốn cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng ở mức cao hơn.
- Kiến thức nào trong chuẩn ghi là biết được thì thường xác định ở cấp độ “biết”.
- Kiến thức nào trong chuẩn ghi là hiểu được thì thường xác định ở cấp độ “hiểu”.
- Kiến thức nào trong chuẩn ghi ở phần kĩ năng thì xác định là cấp độ “vận dụng”.
Tuy nhiên:
- Kiến thức nào trong chuẩn ghi là “hiểu được” nhưng chỉ ở mức độ nhận biết các kiến thức trong SGK thì vẫn xác định ở cấp độ “biết”.
thì được xác định ở cấp độ “vận dụng”.
- Sự kết hợp, tổng hợp nhiều kiến thức, kĩ năng là vận dụng ở mức cao hơn. + Chuẩn được lựa chọn để đánh giá theo mỗi cấp độ tư duy là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học, đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác.
+ Mỗi một chủ đề ( nội dung, chương…) đều phải có những đại diện được chọn để đánh giá.
+ Số lượng, chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề ( nội dung, chương…) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ vận dụng nhiều hơn.
Chú ý: Những câu hỏi liên quan đến các kiến thức về lý thuyết thường ở cấp độ 1, cấp độ 2. Những câu hỏi liên quan đến bài tập, thực hành thường ở cấp độ 3, cấp độ 4. Những câu hỏi, bài tập ở cấp độ 4 thường liên quan đến sự vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng tổng hợp trong phạm vi kiểm tra chẳng hạn như những câu hỏi cần vận dụng các mức cao của tư duy để xử lí tình huống, giải quyết vấn đề, những câu hỏi vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn như các kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thực hành, kĩ năng giải thích các sự vật hiện tượng cũng như ứng dụng trong thế giới tự nhiên, những câu hỏi liên quan đến các vấn đề bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với sự biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiên tai,… (tùy theo môn học)
U
Bước 2: Xây dựng nội dung ma trận cho đề kiểm tra
- Tổ chuyên môn (hoặc người ra đề) căn cứ vào sự mô tả yêu cầu nội dung cần kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong phạm vi cần kiểm tra trong chương trình GDPT ở bước 1 để đưa vào ma trận.
- Căn cứ vào mục tiêu kiểm tra, đối tượng HS và tỉ lệ lượng kiến thức, kĩ năng ở các cấp độ để quyết định điểm số và thời gian kiểm tra cho mỗi cấp độ sao cho đảm bảo phân hóa được các đối tượng HS trong quá trình đánh giá. GV
có thể sử dụng nhiều thang điểm (chẳng hạn thang 100 điểm, thang 50 điểm,…), nhưng khi chấm xong bài kiểm tra được quy đổi ra thang 10 điểm theo nguyên tắc làm tròn qui định trong quy chế.
- Căn cứ vào điểm số, thời gian kiểm tra để quyết định số lượng chuẩn KT-KN cần kiểm tra cho mỗi cấp độ. Số lượng chuẩn KT-KN và thời gian phụ thuộc vào đối tượng HS và chất lượng câu hỏi.U
Bước 3: Biên soạn thư viện câu hỏi và ra đề kiểm tra theo khung ma trận kiến thức, kĩ năng
- Ở bước này, GV, tổ chuyên môn ( người ra đề) cần căn cứ vào yêu cầu cần đạt của nội dung kiểm tra để biên soạn câu hỏi. Số lượng câu hỏi ở mỗi cấp độ phải đảm bảo phủ kín kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra. Các câu hỏi trong mỗi cấp độ là tương đương nhau về điểm số.
GV cần tập trung biên soạn đầy đủ các câu hỏi ở các cấp độ cao (như cấp độ 3, cấp độ 4) nhằm kiểm tra được sự vận dụng sáng tạo của HS. Đây chính là các câu hỏi thuộc nội dung ôn tập.
GV cần căn cứ vào lượng kiến thức, kĩ năng trong câu hỏi, mức độ tư duy cũng như độ khó của câu hỏi (so với HS trung bình) để xác định thời gian thực hiện trung bình của câu hỏi.
- Căn cứ vào khung ma trận đề kiểm tra và số lượng các dạng câu hỏi ở các cấp độ khác nhau được chọn ở bước 2 người ra đề (hoặc cho máy tính bốc ngẫu nhiên) tuyển lựa câu hỏi trong thư viện câu hỏi.
- Ứng với mỗi phương án và mỗi cách tuyển lựa ta có một đề kiểm tra. Nếu thư viện càng nhiều câu hỏi thì ta thu được nhiều bài kiểm tra có chất lượng tương đương. Khi ra đề cần tránh kiểm tra quá nhiều nội dung trong một thời lượng quá ít.
- Biên soạn và hoàn thiện đề kiểm tra về hình thức cũng như nội dung.
Bước 4:Xây dựng đáp án và biểu điểm cho đề kiểm tra
- Căn cứ vào đề kiểm tra và ma trận đề kiểm tra để xây dựng đáp án và biểu điểm.
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra để chia thành các ý thích hợp.
- Thang điểm là 10 điểm cho toàn bài, mỗi ý hoặc câu hỏi có thể có giá trị điểm nhỏ nhất là 0,25 điểm. Có thể có thang điểm khác nhưng khi chấm xong đều phải qui đổi ra thang 10 điểm.
- Cần chú ý đến nguyên tắc làm tròn số khi cho điểm toàn bài. Thang đánh giá gồm 11 bậc: 0, 1, 2, …, 10 điểm (có thể có điểm thập phân được làm tròn tới một chữ số sau dấu phẩy) theo quy chế của Bộ GDĐT (QĐ 40/2006/BGDĐT ngày 05/10/2006).
Bước 5:Thẩm định và niêm phong đề kiểm tra, đáp án
- Tùy theo tính chất và mục tiêu kiểm tra mà có tổ chức đọc rà soát hoặc thẩm định đề kiểm tra, đáp án.
- Hoàn thiện, niêm phong và bảo quản đề kiểm tra, đáp án.
Việc đọc phản biện, thẩm định, niêm phong, bảo quản đề kiểm tra phải tuân theo các qui định hiện hành về thi cử.