Dòngđiện Fu – cô (Foucaul t)

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan từ câu hỏi tự luận chương “Cảm ứng điện từ” – vật lý 11 nâng cao nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh (Trang 41 - 43)

2.3.2 .Suất điện động cảmứng

2.3.2.2 .Suất điện động

2.3.3.4. Dòngđiện Fu – cô (Foucaul t)

* Dòng điện fucô được phát hiện bởi nhà vật lý người Pháp Leson Foucault (1819-1868).Dòng điện fucô là dòng điện được sinh ra trong một khối vật dẫn điện khi cho nó vào trong một từ trường biến đổi theo thời gian hay cho nó chuyển động cắt ngang từ trường. Dòng điện fucô là một dòng điện xoáy.

Như vậy dòng điện fucô cũng là dòng điện cảm ứng, theo định luật Len-xơ, nó cũng tạo ra một từ trường nhằm chống lại sự biến thiên từ thông đã gây ra nó.

Vì khối vật dẫn có điện trở R nhỏ nên cường độ dòng fucô trong vật dẫn

c c

ε I =

R

thường khá lớn. Mặt khác, suất điện động cảm ứng tỉ lệ thuận với tốc độ biến thiên từ thông, nên nếu vật dẫn được đặt trong từ trường biến đổi càng nhanh thì cường độ của dòng fucô càng mạnh.

35 *Với đặc điểm ấy thì dòng fucô có những tác hại và lợi ích nhất định trong kĩ thuật.

a) Một vài tác hại của dòng fucô: nhiều thiết bị điện có cấu tạo dưới dạng một lõi sắt đặt trong một ống dây có dòng điện xoay chiều chạy qua như máy biến thể, động cơ điện, máy phát điện v.v... Các lõi sắt này có tác dụng tăng cường từ trường. Do nằm trong từ trường biến đổi nên trong các lõi sắt xuất hiện dòng điện Phucô. Trong trường hợp này, dòng fucô là có hại. Thứ nhất là nhiệt tỏa ra do dòng fucô sẽ làm cho lõi sắt bị nóng có thể làm hỏng máy và hao phí năng lượng. Thứ hai là dòng fucô luôn có xu hướng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó. Trong trường hợp động cơ điện nó chống lại sự quay của động cơ. Do đó, nó làm giảm công suất của động cơ.

*Để giảm tác hại của dòng fucô, thay vì dùng cả một khối sắt lớn làm lõi thì người ta dùng nhiều lá sắt mỏng được sơn cách điện và ghép lại với nhau như hình 10b, các lá sắt này song song với cảm ứng từcủa từ trường.

Mục đích của việc làm này là làm tăng điện trở của lõi sắt, vì từng lá sắt có kích thước nhỏ nên có điện trở lớn. Do đó cường độ dòng Phucô trong các lá sắt giảm đi đáng kể so với dòng Phucô trong cả khối sắt lớn. Vì vậy, làm giảm được lượng điện hao phí. Trong kĩ thuật, để chế tạo các máy biến thế người ta sử dụng các lá sắt Ferit có điện trở suất cao để làm lõi.

36

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan từ câu hỏi tự luận chương “Cảm ứng điện từ” – vật lý 11 nâng cao nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh (Trang 41 - 43)