Cách hướng dẫn giải bài tập, mục tiêu, kĩ năng , kĩ xảo và phân loạ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Dao động cơ vật lý 12 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi và phát huy năng khiếu của học sinh trung học phổ thông chuyên. (Trang 28 - 30)

. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA

2.2.Cách hướng dẫn giải bài tập, mục tiêu, kĩ năng , kĩ xảo và phân loạ

Trong quá trình hướng dẫn giải bài tập Vật lí và qua tổng kết của nhiều

giáo viên cùng bộ môn đã rút ra được các bước giải tổng quát khi giải bài tập

Vật lí như sau:

Bước 1: Tìm hiểu đề bài

Phân biệt ẩn số, dữ kiện, tóm tắt, vẽ hình biểu diễn

Bước 2: Phân tích hiện tượng

Những dữ kiện đã cho liên quan đến những khái niệm, hiện tượng, quy

tắc, định luật nào trong Vật lí. Xác định các giai đoạn diễn biến của hiện tượng và các định luật chi phối nó.

Bước 3: Xây dựng lập luận

Sử dụng phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp.

Phương pháp phân tích thì xuất phát từ ẩn số của bài tập, tìm ra mối quan

hệ giữa ẩn đó với một đại lượng khác của một định luật, diễn đạt bằng công

thức, tiếp tục phát triển lập luận hoặc biến đổi tìm được công thức chỉ chứa mối

quan hệ giữa ẩn số và dữ kiện.

Phương pháp tổng hợp có trình tự làm ngược lại: điểm xuất phát từ các

dữ kiện của đầu bài, xây dựng lập luận hoặc biến đổi để đi đến công thức có

chứa ẩn số và các dữ kiện đã cho. Xây dựng luận 3 đoạn để tạo mối quan hệ

giữa Vật lí với hiện tượng.

Bước 4: Biện luận

Dự đoán hiện tượng, phân tích kết quả

2.2. Cách hướng dẫn giải bài tập, mục tiêu, kĩ năng, kĩ xảo và phân loại bài tập Vật lí. tập Vật lí.

Thông qua kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy tác giả đưa ra một số cách hướng dẫn mà nó có thể mang lại hiệu quả cao như sau:

Cách thứ nhất : Làm bài tập theo mẫu.

Học sinh tham gia giải bài tập theo một mẫu tương tự đã đưa ra trước. Học

sinh giải bài tập theo trình tự hành động cụ thể đã định trước. Giáo viên hướng

dẫn học sinh giải bài tập thông qua các bước giải tổng quát.

VD: Viết phương trình chuyển động của vật Bước 1: Tìm biên độ A

Bước 2: Tìm tần số Bước 3: Tìm pha ban đầu

Cách thứ hai là hướng dẫn tìm tòi.

Giáo viên gợi ý cho học sinh dưới dạng đặt câu hỏi nêu vấn đề mâu thuẫn, định hướng suy nghĩ, tạo sự tò mò, khuyến khích tinh thần khám phá kiến thức để người học phát hiện và tìm ra biện pháp giải quyết.

VD: giải thích hiện tượng dao động điều hòa của con lắc lò xo nằm ngang. Giáo viên đặt câu hỏi: Vật chuyển động về vị trí cân bằng nhờ lực gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vật qua vị trí cân bằng nhờ tính chất nào? Vật chuyển động tới khi nào dừng lại?

Vật chuyển động có lặp lại như thế nào?

Cách thứ ba là hướng dẫn khái quát và tổng kết vấn đề

Giáo viên nêu vấn đề đã biết và vấn đề cần giải quyết để định hướng làm

đơn đặt hàng cho suy nghĩ của HS. Ưu điểm của biện pháp này là giúp định hướng tư duy HS và đòi hỏi HS phải hoạt động tìm tòi kiến thức tự lực, sáng tạo

Cách thứ tư là hướng dẫn theo cây tư duy

Giáo viên là người xây dựng quá trình tư duy của mình cũng như của con người nói chung khi nghiên cứu bài tập. Để từ đó HS có sự phát triển tư duy

sáng tạo và vận dụng kiến thức một cách hợp lí cho mỗi bài tập, hiện tượng Vật

VD: Giáo viên xây dựng sơ đồ suy nghĩ để đưa ra kết quả: Để tìm chu kì

dao động con lắc đơn T cần tìm chiều dài dây dẫn và gia tốc rơi tự do.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Dao động cơ vật lý 12 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi và phát huy năng khiếu của học sinh trung học phổ thông chuyên. (Trang 28 - 30)