Giai đoạn trước khi gây mê/tê

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại khoa gây mê 2 trung tâm gây mê hồi sức bệnh viện hữu nghị việt đức 2021 (Trang 28 - 30)

II BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

3.1.1.Giai đoạn trước khi gây mê/tê

Theo WHO, các sự cố xảy ra trong trao đổi thông tin chiếm đến 65% của tất cả các sự cố.Sai lạc trong trao đổi thông tin giữa các NVYT với nhau và giữa NVYT với người bệnh thường dẫn đến xác định sai người bệnh. Qua đây cho thấy tầm quan trọng của trao đổi thông tin cũng như xác định người bệnh. Việc xác nhận chính xác người bệnh, loại phẫu thuật dự kiến, vùng PT và cam kết đồng ý PT của người bệnh là cần thiết để đảm bảo rằng nhóm PT không PT nhầm người bệnh hoặc thực hiện sai PT sẽ giúp giảm thiểu các sai sót có thể xảy ra trong quá trình thực hiện phẫu thuật. Nhận thức rõ vấn đề này nên việc xác định người bệnh thực hiện phẫu thuật được các NVYT khoa Gây mê 2 thực hiện rất tốt. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ xác định đúng người bệnh, có bản ký cam kết đồng ý PT đã được thực hiện với tỷ lệ tối đa 100%. Theo nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Mai Hương và cộng sự về việc áp dụng bảng kiểm gây mê hồi tỉnh tại Bệnh viện sản nhi Quảng Ninh cho thấy 100% số phẫu thuật được xác định chính xác người bệnh [5].Với những kết quả như trên thấy rằng không chỉ ở Bệnh viện HN VIệt Đức quan tâm và thực hiện tốt việc định danh

người bệnh trong phẫu thuật mà các cơ sở y tế khác của nước ta cũng thực hiện tốt bước này.

Một trong những nguy cơ dẫn đến mất an toàn cho người bệnh trong phẫu thuật nữa là tình trạng mổ nhầm vị trí hay nhầm bên. Theo thống kê tại Mỹ cho thấy hàng năm có từ 1500 đến 2500 trường hợp phẫu thuật sai vị trí [6].Tại Việt Nam chưa có các thống kê cụ thể nhưng cũng đã xảy ra.Năm 2016 bệnh viện Việt Đức đã xảy ra 01 trường hợp bệnh nhân bị mổ nhầm chân. Để hạn chế tối đa việc phẫu thuật nhầm vị trí theo khuyến cáo của WHO cần phải xác nhận vùng mổ và đánh dấu vị trí phẫu thuật để tránh nhầm lẫn. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện xác nhận vùng phẫu thuật ở giai đoạn tiền mê/tê tại khoa Gây mê 2, BV Việt Đức thực hiện tốt khi 100% số ca đều được xác nhận. Điều này cho thấy đội ngũ NVYT nhận thức rất rõ tầm quan trọng của xác định vùng mổ trước phẫu thuật.Việc đánh dấu vị trí phẫu thuật được các BSPT tuân thủ thực hiện 96/96 (82%) (biểu đồ 2.1) người bệnh áp dụng còn 18% không áp dụng đánh dấu là do vị trí mổ ở những khoang tự nhiên (Kết hợp xương hàm mặt) hoặc vị trí nhạy cảm (NB rút sonde JJ sau mổ ghép thận). Có 7,8% không xác định phương pháp PT, 27,3% trường hợp được chuẩn bị vùng phẫu thuật và băng vô khuẩn, chủ yếu là người bệnh phẫu thuật của khoa Ghép tạng, 66,4% trường hợp có chuẩn bị vị trí mổ nhưng không băng vô trùng. Công tác chuẩn bị thuốc và thiết bị trước khi gây mê đạt tiêu chuẩn 100%. Việc gắn thiết bị theo dõi SPO2 cho người bệnh được thực hiện đầy đủ.

Một trong những quy định của việc đảm bảo ATNB tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức là khi khai thác tiền sử dị ứng của người bệnh nếu người bệnh có dị ứng thì phải ghi rõ là dị ứng gì. Đối với những người bệnh bị dị ứng thuốc thì phải sử dụng vòng đỏ để đánh dấu và phải ghi rõ loại thuốc người bệnh dị ứng lên bìa bệnh án để mọi người đều biết. Việc này giúp cho các bác sĩ, điều dưỡng đặc biệt là trong ca trực nếu người bệnh có diễn biến mà phải xử trí cấp cứu thì cũng biết được người bệnh bị dị ứng nào thì sẽ không sử dụng loại đó nữa mà sẽ sử dụng sang hoạt chất khác có cùng tác dụng, như vậy người bệnh sẽ an toàn hơn trong việc sử dụng thuốc. Trong nghiên cứu này 100% số người bệnh được kiểm tra và xác nhận tình trạng dị ứng tại giai đoạn tiền mê/tê. Điều này cho thấy việc khai thác, đánh giá tiền sử dị ứng của người bệnh tại Bệnh viên Việt Đức thực hiện tốt góp phần làm giảm các tai biến có

thể xảy ra như trường hợp người bệnh bị sốc phản vệ. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy người bệnh được đánh giá kỹ về các nguy cơ có liên quan như nguy cơ suy hô hấp, mất máu trên 500ml ở người lớn, 7ml/kg ở trẻ em. Điều này nhằm chuẩn bị tối đa thuốc và các phương tiện hồi sức khi cần thiết.

Giai đoạn trước khi gây mê/tê ngoài việc định danh người bệnh, xác định vùng mổ, đánh dấu vị trí phẫu thuật và kiểm tra tiền sử dị ứng của người bệnh thì các các thủ tục hành chính cũng được các bác sĩ và điều dưỡng thực hiện rất tốt khi 100% cam kết đồng ý gây mê có đủ chữ ký, cam kết phẫu thuật có đủ chữ ký, có phiếu khám gây mê trước mổ. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Ngô Thị Mai Hương thực hiện ở Bệnh viện sản nhi tỉnh Quảng Ninh năm 2017, 100% số phẫu thuật có đầy đủ giấy cam đoan trước khi gây mê/tê [5].

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại khoa gây mê 2 trung tâm gây mê hồi sức bệnh viện hữu nghị việt đức 2021 (Trang 28 - 30)