II BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
3.1.3. Thời điểm trước khi đóng vết mổ và trước khi rời khỏi phòng mổ
Tương tự như ở giai đoạn trước gây mê và trước khi rạch da việc kiểm soát ATNB trước khi rời khỏi phòng mổ cũng được thực hiện một cách nghiêm túc.100% số ca phẫu thuật được điều dưỡng hoàn tất việc đếm kim, gạc và dụng cụ phẫu thuật. Điều này là vô cùng quan trọng vì sẽ hạn chế được các sai sót có thể xảy ra trong phẫu thuật đối với người bệnh như quên gạc hay dụng cụ phẫu thuật trong cơ thể người bệnh. Trong quá trình nghiên cứu không có trường hợp nào sót gạc hay dụng cụ trong PT, có thể do các thành viên trong kíp PT đã xác định được rõ vai trò của mình trong việc kiểm tra gạc và dụng cụ là rất quan trọng làm tốt sẽ đem lại sự an toàn cho người bệnh và bản thân họ cũng như của bệnh viện. Việc dán nhãn bệnh phẩm và kiểm tra thông tin người bệnh được thực hiện trước khi chuyển người bệnh ra hậu phẫu là 25% (trong 117 NB thì có 30 NB mổ có bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh) còn lại 75% là PT khác không có bệnh phẩm để làm giải phẫu bệnh.Việc xác định các vấn đề chính về hồi sức và chăm sóc người bệnh vào bảng kiểm ATPT ở đây được thực hiện 100%. Các lưu ý chủ yếu là theo dõi dấu hiệu sinh tồn của người bệnh và tình trạng chảy máu. Việc theo dõi các vấn đề này đảm bảo người bệnh không gặp tình trạng tai biến gì khi rời khỏi phòng phẫu thuật.Thông qua đánh giá việc tuân thủ quy trình ATPT theo các nội dung trong bảng kiểm ATPT tại khoa Gây mê 2, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho thấy công tác đảm bảo ATNB tại đây được thực hiện nghiêm túc. Điều này đã góp phần làm giảm các tai biến/sự cố y khoa có thể xảy ra trong quá trình điều trị cho người bệnh làm gia tăng sự an toàn của người bệnh cũng như nâng cao uy tín, thương hiệu của bệnh viện.