Nhận định tình trạng người bệnh
Người bệnh đã được theo dõi dấu chứng sinh tồn, nước xuất nhập. Quan sát băng thấm dịch, dẫn lưu ra máu không, tình trạng tri giác sau mổ nếu người bệnh gây mê. Tình trạng cảm giác, vận động chi nếu gây tê tuỷ sống. Tình trạng bụng như đau, tình trạng nhu động ruột, nghe nhu động ruột. Dấu hiệu chảy máu qua vết mổ, dẫn lưu ổ bụng, nhiễm trùng vết mổ.
Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn
- Chúng tôi nhận thấy trong 24h đầu người bệnh sau phẫu thuật được theo dõi dấu hiệu sinh tồn bằng máy Monitor theo dõi 1h/lần theo đúng quy trình. Kết quả NB có hiệu sinh tồn ổn định, không bị suy hô hấp.
- Ngày thứ hai NB được theo dõi huyết áp, mạch, nhịp thở, nhiệt độ 3h/lần. NB không sốt, mạch và nhịp thở ổn định. Những ngày tiếp theo dấu hiệu sinh tồn được theo dõi ngày 03-04 lần/ ngày.
- Việc đo dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh còn thụ động vào y lệnh của thầy thuốc chưa có sự nhận định và chủ động của điều dưỡng.
Hình 2.5: Điều dưỡng viên đo DHST
Chăm sóc dẫn lưu, vết mổ Chăm sóc dẫn lưu
Ống dẫn lưu ổ bụng cũng phải được nối xuống túi vô khuẩn hoặc các loại chai vô khuẩn có đựng dụng dịch sát khuẩn để tránh các nhiễm khuẩn ngược dòng. Điều dưỡng cho người bệnh nằm nghiêng về bên có các ống dẫn lưu để dịch thoát ra được dễ dàng tránh làm gập, tắc các ống dẫn lưu.
Điều dưỡng theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất của dịch dẫn lưu ghi vào phiếu theo dõi 24 giờ. Ngày đầu tiên số lượng, màu sắc dịch qua ống dẫn lưu trung bình 150/24h, màu hồng nhạt không lẫn máu cục.
Hình 2.6: ĐDV kiểm tra dẫn lưu
Ngày thứ 2 lượng dịch giảm, ngày thứ 3 thì hết dịch và người bệnh được rút dẫn lưu.
Chăm sóc vết mổ
Commented [TH3]: ổ bụng thì làm gì hết dịch, có thể viết là “ dịch ra ít và trong”
Điều dưỡng thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thay băng đã được ban hành theo Bộ Y tế quy định. Điều dưỡng đã theo dõi sát tình trạng vết mổ.
Khi thực hiện động tác rửa vết mổ Điều dưỡng viên đã chú ý đến rửa hình xoáy ốc từ trong ra ngoài.
Thực hiện y lệnh thuốc
Bệnh nhân đã được dùng thuốc một cách an toàn. Người bệnh được điều dưỡng viên kiểm tra tên tuổi, giải thích trước khi tiến hành chăm sóc. Công tác phát thuốc được thực hiện đúng giờ, theo chỉ định và hướng dẫn người bệnh cách sử dụng thuốc rất tốt.
Hình 2.7: Điều dưỡng viên thực hiện y lệnh thuốc tiêm truyền tĩnh mạch
Người bệnh có chỉ định trước khi tiến hành thủ thuật, chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng, điều dưỡng chủ động động viên, giải thích rõ ràng. Mọi ý kiến của người bệnh có thắc mắc hoặc không hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình, đều được điều dưỡng viên giải thích rõ ràng, dễ hiểu cho người bệnh. Chăm sóc dinh dưỡng
Khi người bệnh chưa có nhu động ruột thì nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch. Khi người bệnh đã có nhu động ruột thì bắt đầu cho uống, cho ăn từ lỏng tới đặc dần. Dinh dưỡng sau phẫu thuật là rất quan trọng. Dinh dưỡng kém sẽ là nguyên nhân làm giảm sức đề kháng, giảm quá trình liền vết mổ, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tăng biến chứng và phục hồi giảm dẫn đến tủy lệ tử vong tăng,
điều trị khó khăn, ngày nằm viện tăng. Ngược lại dinh dưỡng tốt trong thời gian điều trị sẽ giúp có đủ năng lượng cần thiết để ngăn ngừa tình trạng sụt cân và phục hồi sức khỏe. Ưu tiên các loại thực phẩm như:
Những thực phẩm dễ tiêu hóa: Các món thực phẩm mềm, lỏng và dễ tiêu hòa là lựa chọn ưu tiên sau khi phẫu thuật nội soi ruột thừa. Súp, cháo, cơm nhão, khoai tây nghiền, bún,... là những món ăn đầy đủ tiêu chí dễ tiêu hóa và không ảnh hưởng đến đường ruột.
Giàu vitamin tự nhiên:Vitamin A và Kẽm sẽ giúp hạn chế tình trạng nhiễm
trùng ở vết thương. Một loại vitamin có khả năng chống Oxy hóa rất tốt chính là vitamin C – sẽ giúp cho vết thương nhanh hồi phục hơn, beta-caroten cũng đảm nhiệm chức năng này. Và vitamin E lại giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại, những vitamin trên đều tốt cho hệ miễn dịch của người bệnh. Rau ngót, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, cam và đu đủ,… là những thực phẩm chứa giàu vitamin.
Ăn nhiều đạm, giàu chất béo:Các acid amin từ protein sẽ liên quan đến việc tái
tạo mô liên kết và chữa lành vết thương. Bên cạnh thịt nạc, cá biển – thì các loại đậu xanh, đậu đen, đỏ và nành cũng là những thực phẩm lành tính, giàu protein. Dầu cá, dầu olive, bơ là những thực phẩm giàu acid béo omega-3 giúp đông máu, cung cấp năng lượng và đáp ứng miễn dịch.
Chăm sóc vận động
Vận động đúng sau phẫu thuật sẽ giúp cho người bệnh tránh được nhiều biến chứng như: Viêm phổi, viêm đường hô hấp. Ngày thứ nhất điều dưỡng cho người bệnh nằm bất động tại giường và nằm đầu thấp không ngồi dậy tránh biến chứng của thuốc gây mê. Sau phẫu thuật 24h người bệnh được hướng dẫn tập thở sâu, tập vận động và nghiêng trở mình tại giường. Những ngày sau hướng dẫn người bệnh vận động tại giường và đi lại nhẹ nhàng tại buồng bệnh. Chăm sóc vệ sinh
Người bệnh được vệ sinh hàng ngày như gội đầu, tắm khô, đánh răng, rửa mặt, người bệnh mượn đầy đủ quần áo, chăn màn, được thay đổi quần áo hàng ngày theo quy định. Điều dưỡng chăm sóc Sonde bàng quang đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, đúng quy trình kỹ thuật, sonde bàng quang được rút khi lượng nước tiểu của người bệnh đã đủ thể tích, vệ sinh bộ phận sinh dục 2 lần/ ngày. Tư vấn, giáo dục sức khỏe
Công tác tư vấn, GDSK cho người bệnh có vai trò hết sức quan trọng. Tư vấn, giáo dục sức khỏe cung cấp các kiến thức giúp cho người bệnh hiểu về tình trạng bệnh của mình và có kế hoạch phòng ngừa các yếu tố nguy cơ.
Thực hiện tư vấn cho người bệnh theo đánh giá chưa thực hiện đầy đủ và thường xuyên, người bệnh còn thiếu kiến thức về bệnh, việc tự chăm sóc trong và sau khi ra viện, người bệnh còn lo lắng về tình trạng bệnh.
Chương 3 BÀN LUẬN
Qua theo dõi trường hợp bệnh trên và các trường hợp bệnh khác tại khoa Phẫu thuật tiêu hóa Bệnh viện Việt Đức tôi thấy có một số vấn đề trong chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi VRT như sau:
3.1. Ưu điểm
- Bệnh viện được trang bị đầy đủ trang thiết bị cho công tác chăm sóc người bệnh, các loại xe tiêm đạt chuẩn, các bộ dụng cụ thay băng cắt chỉ phù hợp....
- Người điều dưỡng chăm sóc cơ bản đúng quy trình chăm sóc sau mổ, thứ tự ưu tiên. Bên cạnh đó thực hiện khá tốt các kỹ thuật như kỹ thuật rút sonde, rút dẫn lưu, đo dấu hiệu sinh tồn, quy trình tiêm an toàn, thay băng vết mổ dẫn lưu....
- Điều dưỡng viên đã áp dụng được quy trình thay băng theo chuẩn năng lực trong quá trình chăm sóc người bệnh, thực hiện chăm sóc vết mổ một cách hiệu quả được người bệnh đánh giá cao.
- Việc giao tiếp với người bệnh và người nhà luôn được trú trọng và nâng cao, người bệnh và người nhà được giải thích cặn kẽ về các thủ thuật sắp làm, hướng dẫn cụ thể về chế độ vận động chế độ ăn uống và sinh hoạt khi nằm viện. 3.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên vẫn còn một số nhược điểm trong chăm sóc:
- Chưa phát huy hết khả năng và nhiệm vụ của điều dưỡng: Dấu hiệu sinh tồn của người bệnh thực sự chưa được theo dõi đầy đủ đúng quy định.
- Việc tuân thủ các thời điểm rửa tay của người điều dưỡng chưa được thực hiện một cách đầy đủ đặc biệt khi thăm khám và sau khi thăm khám điều dưỡng.
- Người bệnh chưa được chăm sóc toàn diện như chăm sóc về dinh dưỡng, chăm sóc về vận động... những công việc này đều cần có sự hỗ trợ chủ yếu là do người nhà người bệnh đảm nhiệm.
- Kỹ năng tư vấn sức khỏe của người điều dưỡng cho người bệnh còn hạn chế, thiếu tranh ảnh minh họa nên việc tư vấn cho người bệnh chưa hiệu quả.
Nguyên nhân của việc đã làm và chưa làm được
- Một số điều dưỡng mới có ít năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó nhân lực điều dưỡng còn thiếu. Mỗi điều dưỡng thường phải kiêm nhiệm nhiều vị trí công việc.
- Số lượng người bệnh, tính chất chăm sóc mỗi ngày một phức tạp, người bệnh chưa được tư vấn đầy đủ, chưa có phòng tuyên truyền riêng để người bệnh tiếp cận với nhân viên Y tế từ đó hiểu về bệnh và chia sẻ những thắc mắc của mình, chưa chú trọng về các tranh ảnh poster để tư vấn cho người bệnh đạt hiệu quả.
- Việc tư vấn cho người bệnh sau khi người bệnh ra viện còn bị bỏ ngỏ do thói quen của ĐD chỉ chú trọng đến người bệnh nằm viện tại khoa
- Sự hiểu biết của người bệnh và người nhà về chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi ruột thừa còn hạn chế.
- Đội ngũ điều dưỡng chăm sóc người bệnh tương đối trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật
KẾT LUẬN
Qua chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa tại khoa Phẫu thuật tiêu hóa Bệnh viện Việt Đức, nhóm nghiên cứu rút ra những kết luận như sau:
1. Thực trạng công tác chăm sóc:
- Người bệnh sau phẫu thuật được chăm sóc theo đúng quy trình của Bộ Y tế như: quy trình thay băng vết mổ, chăm sóc dẫn lưu vết mổ, quy trình tiêm an toàn. Điều dưỡng thường xuyên được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tinh thần phục vụ người bệnh. Người bệnh hài lòng về công tác chăm sóc của điều dưỡng viên.
- Người bệnh sau phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa được chăm sóc tốt các nội dung: theo dõi sát tri giác, hô hấp, tim mạch, thân nhiệt, cho người bệnh thở oxy, thực hiện thuốc theo y lệnh đảm bảo đúng thời gian, theo dõi phát hiện dấu hiệu tổn thương.
- Tuy nhiên còn một số hạn chế như: kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe, kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng viên. Một số điều dưỡng chưa chủ động trong công việc còn phụ thuộc nhiều vào y lệnh điều trị. Điều dưỡng chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật: kỹ thuật lấy dấu hiệu sinh tồn, tuân thủ 5 thời điểm rửa tay. Người bệnh chưa được chăm sóc toàn diện như chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc vận động, chăm sóc vệ sinh cá nhân... chủ yếu do người nhà người bệnh đảm nhiệm.
- Bệnh viện được trang bị đầy đủ trang thiết bị cho công tác chăm sóc người bệnh.
Vấn đề chống nhiễm khuẩn bệnh viện và nhiễm khuẩn chéo được trú trọng hàng đầu không được chủ quan, cần có sự vào cuộc hơn nữa của phòng điều dưỡng và khoa chống nhiễm khuẩn để điều dưỡng quan tâm đến việc làm của mình.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1. Đối với bệnh viện:
- Bổ sung điều dưỡng để đáp ứng khối lượng công việc hàng ngày. - Lập kế hoạch cử điều dưỡng đi đạo tạo chuyên khoa, Cử nhân, các lớp tập huấn ngắn ngày tại cơ sở có uy tín để cập nhật thêm kiến thức chăm sóc NB sau PT-NS tốt nhất.
- Phòng truyền thông có đầy đủ trang thiết bị, Pano áp phích, tờ rơi hướng dẫn về bệnh VRT hay có những buổi truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh VRT dành cho NB.
- Xây dựng bảng kiểm quy trình chăm sóc NB sau PT-NS phù hợp với khoa để giám sát.