Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp (Trang 47 - 49)

II. Những khái niệm cơ bản

5. Tranh chấp lao độngvà giải quyết tranh chấp lao động

5.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

5.3.1. Đối với tranh chấp lao động cá nhân

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo điều 165 của Bộ luật Lao động gồm có Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động và tòa án nhân dân.

Hội đồng hoà giải lao động cơ sở phải được thành lập trong các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời. Thành phần của hội đồng hòa giải lao động cơ sở gồm số đại diện ngang nhau của bên người lao động và bên người sử dụng lao động. Hai bên có thể thoả thuận lựa chọn thêm thành viên tham gia hội đồng.

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp tại doanh nghiệp chưa có Hội đồng hòa giải cơ sở - kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - và người lao động có đơn yêu cầu đề nghị hòa giải, thì hòa giải viên lao động quận, huyện có trách nhiệm tiếp nhận giải quyết.

Tòa án nhân dân: thẩm quyền của toà án nhân dân trong việc giải quyết các vụ tranh chấp lao động được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự như sau:

 Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án lao động bao gồm các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập, các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, và trong quá trình học nghề mà hội đồng hoà giải và hoà giải viên lao động, hoà giải không thành.

 Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp lao động: Tranh chấp lao động tập thể, giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động. Các tranh chấp thuộc thẩm quyền của toà án cấp huyện mà có yếu tố nước ngoài hoặc xét thấy cần thiết toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để

giải quyết. Thẩm quyền theo lãnh thổ theo nguyên tắc toà án có thẩm quyền xét sử sơ thẩm là toà án nơi làm việc hoặc cư trú của bị đơn, nếu bị đơn là pháp nhân thì toà án có thẩm quyền là toà án nơi pháp nhân có trụ sở chính.

5.3.2. Đối với tranh chấp lao động tập thể

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền theo điều 168 của Bộ luật Lao động gồm có Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động; Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện và tòa án nhân dân.

- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động ở những nơi không có hội đồng hoà giải lao động cơ sở khi sảy ra tranh chấp lao động tập thể tại doanh nghiệp. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động ở những nơi có dưới 10 người lao động có trách nhiệm tiến hành hoà giải cho hai bên chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải của một trong hai bên.

- Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh : có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động về lợi ích5. Trường hợp Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động hoà giải không thành mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết. Thành phần của các hội đồng này gồm các thành viên kiêm nghiệm là đại diện của cơ quan, tổ chức lao động và một số luật gia, các nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội có uy tín. Quyết định của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh phải theo nguyên tắc đa số, phải được bỏ phiếu kín và quyết định này có thể bị các bên tranh chấp kháng nghị.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền theo điều 170a, Bộ luật Lao động.

- Toà án nhân dân: Khi tập thể người lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu toà án nhân dân giải quyết và phải tuân theo nguyên tắc sau:  Phải đảm bảo quyền của các bên tranh chấp được yêu cầu toà án bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

 Các bên bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc giải quyết vụ án. 5 Điều 171, Bộ luật Lao động

 Các bên phải cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu.  Toà án có trách nhiệm hoà giải hoặc công nhận hoà giải

 Các vụ án phải được giải quyết công khai, kịp thời đúng pháp luật, khách quan.

 Khi bản án đã có hiệu lực pháp luật các bên tranh chấp có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh bản án hoặc quyết định của Toà án.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w