Quá trình tái sinh rừng được nhiều nhà sinh thái học, lâm học quan tâm nghiên cứu vì nó có ý nghĩa thực tiễn. Q trình này liên quan rất mật thiết với các trạng thái thảm thực vật, xu hướng diễn thế, chất lượng đất rừng. Trên thế giới
Trên thế giới, số lượng các cơng trình nghiên cứu về tái sinh rừng khá phong phú: Milbread (1930), Aubreville (1938), Barnard (1950, 1954), Richards (1952), Nicholson (1958), Wyatt Smith (1961,1963), Pobedinxki (1961, 1965), Greig - Smith (1967), Rollet (1969), Zlobin (1970), Barnard, Rollet (1974), Baur (1994), (theo Nguyễn Văn Thêm, 1995) [43]. Sau đây là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
một số cơng trình tiêu biểu:
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, Greig – smith (1967) đã đề xuất phương pháp và cách thức điều tra đo đếm cây tái sinh. Còn Barmard, Rollet (1974, 1996) lại nghiên cứu về phân bố cây tái sinh ở rừng nhiệt đới (dẫn theo Nguyễn Thế Hưng, 2003)[18]
Phần lớn các tác giả nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châu Á: Bava (1954), Budowski (1956), Antinot (1965), cho rằng trong các thảm thực vật rừng, có đủ số lượng cây tái sinh mục đích có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, Richards (1964)[53] lại có kết quả ngược lại. Ông cho rằng, ở rừng mưa nhiệt đới, do sự thiếu hụt ánh sáng, đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây con. Còn H.Lamprecht (1989)[80] lại căn cứ vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của các loài thực vật, đã phân chia cây rừng nhiệt đới thành ba nhóm cây: nhóm cây ưa sáng, nhóm cây nửa chịu bóng và nhóm cây chịu bóng (dẫn theo Nguyễn Hồng Yến)[63].
Cũng nghiên cứu tái sinh ở rừng nhiệt đới, Van Steenis (1956) chia ra hai kiểu tái sinh phổ biến: Đối với các loài cây chịu bóng, có kiểu tái sinh phân tán liên tục dưới tán rừng, cịn đối với các lồi cây ưa sáng, lại có kiểu tái sinh theo vệt trên các lỗ trống (dẫn theo Nguyễn Thế Hưng, 2003) [18].
Khi nghiên cứu ở rừng nhiệt đới, Richards (1964) và Baur (1976) đều cho rằng, điều quan trọng trong trong nghiên tái sinh rừng là cần nghiên cứu quá trình ra hoa kết quả, mùa vụ hạt giống, các tác nhân phát tán hạt giống và sự phù hợp của mùa vụ hạt giống với các điều kiện khí hậu của vùng nghiên cứu.
Ở Việt Nam
Cũng như trên thế giới, số lượng cơng trình nghiên cứu về tái sinh rừng ở nước ta cũng đã được nghiên cứu từ lâu với nhiều nội dung khá phong phú. Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu: Vũ Đình Huề (1969) [13], Phạm Minh Nguyệt (1970) [32], Trần Xuân Thiệp (1995) [45], Trần Đình Lý và cộng sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(1995) [24], Trần Tú (1998) [57].
Đối với rừng hỗn lồi, kín ẩm, thường xanh có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về quá trình tái sinh tự nhiên. Tiêu biểu là các tác giả: Phạm Minh Nguyệt (1970)[32, Thái Văn Trừng (1978) [56], Vũ Tiến Hinh (1991) [10]…. Theo Phạm Minh Nguyệt (1966)[32]: Việc phát dây leo, cây bụi nhằm nâng cao tán lá phải chú ý đến sự đảm bảo được mơi trường thích hợp cho cây rừng tái sinh. Làm như vậy, vừa diệt được nhiều loài cây dây leo, cây bụi, nâng cao tán rừng vừa giữ được độ ẩm, tạo điều kiện cho các loài cây gỗ tái sinh rất nhiều.
Vũ Đình Huề (1969)[13] đã đánh giá và phân chia khả năng tái sinh rừng thành 5 cấp trong khi điều tra cây tái sinh bằng các phương pháp đo đếm điển hình.Thái Văn Trừng (1970)[56] khi nghiên cứu thảm thực vật rừng Việt Nam, ông cho rằng, trong các yếu tố của điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển của cây con, ánh sáng là nhân tố sinh thái quan trọng.
Trần Ngũ Phương (1970)[35] khi nghiên cứu về kiểu rừng mưa nhiệt đới lá rộng thường xanh ở Việt Nam, đã đưa ra nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới
tác động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu để thảm thực vật hoang dã tự nó phát triển lại, thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ dần hình thành những dạng thực bì cao hơn thơng qua q trình tái sinh tự nhiên, rừng có thể phục hồi trở thành dạng gần giống trạng thái rừng ban đầu”.
Nguyễn Văn Trương (1983) đề cập một cách khá sâu sắc mối quan hệ giữa lớp cây tái sinh với tầng cây gỗ và quy luật đào thải tự nhiên trong quá trình tái sinh tự nhiên dưới tán rừng đến trong cơng trình “Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loại” (Dẫn theo Nguyễn Thế Hưng, 2003)[18].
Trong những năm gần đây, trước thực tế rừng ở Việt Nam bị giảm cả về diện tích và chất lượng, nên nhiều tác giả: Nguyễn Trọng Đạo, (1965) [7],
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vũ Đình Huề (1969) [13], Phạm Minh Nguyệt (1970) [32], Trần Xuân Thiệp (1995) [45], Nguyễn Xuân Quát và cộng sự (1995) [36], Trần Đình Lý và cộng sự (1995, 1996) [24], Trần Tú (1998) [57], Vũ Xuân Đề (2000) [8], Nguyễn Thế Hưng (1995) [17], [18], Đặng Kim Vui (2003) [62], Đỗ Văn Thông (2004) [50], Đặng Hữu Nghị (2007)[29]…lại nghiên cứu về quá trình phục hồi rừng tự nhiên hoặc quá trình xúc tiến tái sinh rừng.
Có thể tóm tắt một số cơng trình tiêu biểu trong những năm gần đây của các tác giả nghiên cứu về tái sinh của các trạng thái thực bì khác nhau:
Phạm Đình Tam (1987)[57] đưa ra kết luận về sự tái sinh ở rừng thứ sinh vùng Hương Sơn (Hà Tĩnh): Số lượng cây tái sinh xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau, lỗ trống càng lớn cây tái sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán (Theo Nguyễn Hồng Yến (2010)[63].
Vũ Tiến Hinh (1991)[10] nghiên cứu đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên cho thấy, nhìn chung tồn lâm phần tự nhiên cây rừng tái sinh liên tục và càng ở tuổi nhỏ số cây càng tăng.
Khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh các trạng thái rừng IIIA1, IIIA2 tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên làm cơ sở đề xuất biện pháp lâm sinh, Đặng Kim Vui (2003) [62] phân chia cây tái sinh theo 4 cấp chiều cao (<20 cm, 20 – 50 cm, 50 - 100 cm và >100 cm). Ông cũng sử dụng tiêu chuẩn U để xác định mạng hình phân bố cây theo mặt đất. Nếu U = {r. N1/2 – 0,5). n1/2
}/ 0,231361. Nếu U ≥ 1,96 : Phân bố cách đều. Nếu U≤1,96 : Phân bố cụm. Trong đó, r: Giá trị trung bình khoảng cách gần nhấtcủa n lần đo khoảng cách giữa các cây tái sinh. N : Mật độ (cây/ha).
Thông qua việc lập các ô định vị đại diện cho nương rẫy đã bỏ hoá và rừng tự nhiên, ở vườn quốc gia Bến En, Đặng Hữu Nghị (2007)[29] đã nhận định rằng: Sau 6 năm, hiện trạng rừng trên các ơ đã có sự thay đổi rõ rệt:
- Từ trạng thái IIa chuyển lên trạng thái IIb - Từ trạng thái Ib chuyển lên trạng thái IIa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Từ trạng thái Ib chuyển lên trạng thấi Iia
Bằng việc nghiên cứu sự phân bố cây tái sinh trên đất Ic theo cấp chiều cao và sự phân bố cây theo cấp D1.3 của rừng non phục hồi từ trạng thái Ic ở tỉnh Phú Yên và Bình Định, Đinh Hữu Khánh (2004) [21] đã đánh giá tình hình phục hồi rừng từ trạng thái Ic và đối tượng áp dụng các giải pháp khoanh nuôi.
Khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của các trạng thái rừng khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, ngoài việc đưa ra dẫn liệu về ảnh hưởng của một số nhân tố chính đến tái sinh tự nhiên dưới tán rừng, Đỗ Văn Thông (2004) [50] đã cho rằng, trạng thái IIIA2 sinh trưởng khá mạnh trên mọi lập địa và loại đất, trạng thái IIA: cây tái sinh khá phong phú. Bình quân > 2000 cây/ha, nhưng đa số cây có phẩm chất yếu (58 - 67%), còn trạng thái IIB: Mật độ 2500 - 4800 cây/ha, với khoảng 12 loài cây gỗ.
Khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại vùng Tây Bắc, bên cạnh việc nghiên cứu năng lực tái sinh nói chung, Võ Đại Hải (2008) cịn nghiên cứu sự tái sinh lồi vối thuốc (Schima wallichii choisy). Ơng cũng đề xuất các biện pháp nhằm xúc tiến tái sinh tự nhiên hiệu quả cho loài vối thuốc.
Lê Mộng Chân (1993)[12] tiến hành điều tra tình hình tái sinh rừng tự nhiên ở Thái Nguyên đã nhận xét: Dưới rừng sau khi khai thác kiệt có số lượng cây tái sinh tương đối khá, thành phần loài phần lớn là loài cây tiên phong ưa sáng, cho gỗ xấu, khơng có giá trị lớn (Theo Nguyễn Hồng Yến, 2010)[63].
Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1993)[33] cho rằng, khi nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên, cần xác định các điều kiện cần thiết (quá trình xúc tiến tái sinh tự nhiên) để con người có thể tác động theo hướng diễn thế có lợi.
Trần Xuân Thiệp (1995)[45] định lượng các cây tái sinh tự nhiên trong các trạng thái khác nhau trong rừng chặt chọn, đã kết luận rằng, rừng thứ sinh có số lượng cây tái sinh lớn hơn rừng nguyên sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trần Xuân Thiệp (1995)[44] đã xây dựng bảng đánh giá cây tái sinh cho các trạng thái rừng theo 3 cấp về phẩm chất (tốt, trung bình, xấu)