Một số đề xuất về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ôn tập, kiểm tra,

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP, CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA KIẾN THỨC MÔN TIN HỌC LỚP 11 (Trang 26 - 28)

đánh giá kết quả

1. Đề xuất các giải pháp ôn tập.

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động ôn tập, khắc phục các hạn chế hiện nay của giáo viên và học sinh khi tham gia ôn tập, tôi đưa ra các đề xuất sau đây:

1.1. Tự ôn tập

- Theo phân phối chương trình môn Tin học năm 2011, số tiết dành cho ôn tập là 3 tiết. Với khoảng thời gian hạn hẹp đó, giáo viên không thể truyền tải hết những vấn đề, cũng như hệ thống hóa kiến thức 1 cách toàn diện. Như vậy, công việc tự học, tự ôn tập ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên là vấn đề vô cùng quan trọng.

1.2. Ôn tập kiến thức

Cần hệ thống hóa để học sinh có được kiến thức tổng hợp, hệ thống về các vấn đề :

- Khi giải một bài toán trên máy tính, những việc nào cần thực hiện ?

+ Xác định bài toán(Xác định input, output), xây dựng, lựa chọn thuật toán, chọn ngôn nhữ lập trình, cài đặt trên máy, phiên bản chương trình dịch, soạn thảo và hiệu chỉnh chương trình nguồn, thực hiện chương trình với dữ liệu cụ thể của bài toán.

+ Cần nhấn mạnh cho học sinh các việc trên có thể thực hiện nhiều lần cho đến khi có kết quả đúng.

- Khi tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình bậc cao cụ thể cần quan tâm tìm hiểu những vấn đề gì ?

+ Bảng chữ cái, quy tắc khai báo, sử dụng các kiểu dữ liệu. + Các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh, lặp.

+ Chương trình con, cách khai báo sử dụng thư viện chương trình con, môi trường chương trình dịch,...

Trên đây là những kiến thức mà học sinh cần phải ghi nhớ lâu dài.

1.3. Hình thành một số kĩ năng mới

Ngoài những kĩ năng thông thường học sinh cần phải nắm, học sinh cần hình thành một số kĩ năng mới như :

+ Kĩ năng tự học và tự ôn tập. + Kĩ năng giải nhanh các bài tập.

1.4. Đề xuất về hình thức ôn tập và phương pháp ôn tập1.4. 1. Ôn tập thông qua việc xây dựng dàn ý tóm tắt bài học 1.4. 1. Ôn tập thông qua việc xây dựng dàn ý tóm tắt bài học

- Xây dựng dàn ý tóm tắt bài học chính là việc rút ra những nội dung chủ yếu của bài học đó. Do vậy dàn ý tóm tắt bài học phải là một bản tóm tắt khái quát nhất, đầy đủ nhất về nội dung bài học, nhìn vào đó có thể thấy ngay được bài học nghiên cứu về vấn đề gì, các nội dung được đề cập đến trong bài, các kiến thức cơ bản của từng nội dung và mối quan hệ giữa các kiến thức được thể hiện như thế nào. Qua đó học sinh nắm bài một cách vững chắc, ghi nhớ được lâu, tái hiện nhanh. Đồng thời qua việc tự tóm tắt dàn ý bài học sẽ hình thành ở học sinh tính tự giác, tính tích cực học tập; có thái độ, động cơ học tập đúng đắn; có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, phát triển năng lực nhận thức, hình thành được phương pháp học tập...

- Để có thể lập được dàn ý tóm tắt bài học, học sinh phải thức hiện các thao tác cơ bản sau:

+ Đọc kỹ toàn bài để biết được bài học nghiên cứu về vấn đề gì.

+ Xác định cấu trúc bài học (bài học đó bao gồm bao nhiêu nội dung, những nội dung đó nghiên cứu về vấn đề gì và được sắp xếp như thế nào).

+ Xác định các ý chính của từng nội dung (mỗi nội dung gồm bao nhiêu ý cơ bản, những ý cơ bản đó là gì?)

+ Xác định mối quan hệ giữa các nội dung.

+ Tóm tắt toàn bài (nêu lên các nội dung chủ yếu). + Kiểm tra và hoàn thiện.

- Sau đó học sinh sẽ phải diễn đạt một cách tóm tắt nhất nhưng đầy đủ ý nghĩa nhất toàn bộ nội dung các kiến thức cơ bản của bài học dưới dạng một bản tóm tắt.

1.4.2. Ôn tập thông qua việc làm bài tập luyện tập

Làm bài tập là hoạt động vận dụng kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức hoặc thực hành theo nhiều mức độ khác nhau. Việc giải các bài tập tin học có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tư duy định hướng học sinh một cách tích cực, khả năng vận dụng kiến thức cũng như giải quyết vấn đề của học sinh .

Toàn bộ câu hỏi được chuyển tải dưới hình thức trắc nghiệm, thời gian dành cho học sinh luyện tập rất nhiều, nên học sinh không phải lo chuyện “hết giờ”. Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm đạ dạng sử dụng như một công cụ, một phương tiện để định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh, đồng thời cũng là một phương

tiện để học sinh tự kiểm tra đánh giá mức độ thu nhận kiến thức của mình. Có những câu hỏi đơn giản, chỉ học thuộc kiến thức nhưng cũng có những câu hỏi cần phải có sự phân tích, tổng hợp...mới cho ra được kết quả. Để trả lời tốt những câu hỏi này, học sinh cần phải thực hiện những bước sau:

+ Đọc kỹ câu hỏi, phân tích và xác định yêu cầu của câu hỏi.

+ Đọc nội dung của tài liệu có liên quan đến kiến thức dùng để trả lời cho câu hỏi. + Phân tích, tổng hợp vận dụng những kiến thức đã có trong bài học để trả lời câu hỏi.

1.4.3. Ôn tập thông qua diễn đàn thảo luận

Thảo luận nhóm trong ôn tập là sự bàn bạc, trao đổi ý kiến, trình bày quan điểm của mỗi cá nhân về một vấn đề học tập dưới sự tổ chức điều khiển của giáo viên. Trong quá trình thảo luận nhóm, học sinh được tự do trình bày ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn, hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiệm vụ chung. Thông qua thảo luận, học sinh có điều kiện mở rộng, đào sâu kiến thức đã học, nhìn nhận chúng một cách rõ ràng hơn. Đồng thời thông qua thảo luận còn giúp học sinh phát triển kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tranh luận. Trong quá trình tham gia thảo luận học sinh thể hiện tính tích cực, chủ động hơn trong học tập, nâng cao tinh thần trách nhiệm với mọi người. Việc thảo luận trong nhóm không những tạo cơ hội cho học sinh cọ sát những quan điểm, chính kiến về tri thức, mà còn là điều kiện để các em thể hiện chính mình, hình thành năng lực tự đánh giá, tự ý thức. Mặt khác việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm còn giúp giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục học sinh về các mặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng hành vi của học sinh …

2. Đề xuất về phương tiện ôn tập

Hiện nay song song với cách dạy học truyền thống đã xuất hiện một xu hướng mới đó là dạy học qua mạng sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Dạy học qua mạng tạo điều kiện để người học có thể học tập ở mọi lúc, mọi nơi và quan trọng hơn là người học có thể tự học, tự ôn tập và tự kiểm tra đánh giá thông qua các chương trình đã được giáo viên tạo lập và đưa lên mạng máy tính dưới dạng các trang web.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP, CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA KIẾN THỨC MÔN TIN HỌC LỚP 11 (Trang 26 - 28)