Khả năng sinh trưởng và phát triển của cỏ vetiver trong mô hình thí nghiệm

Một phần của tài liệu 25170 (Trang 29 - 35)

trọng lượng tươi của lá, chiều dài rễ, trọng lượng tươi của rễ, số nhánh tăng từ 155,59% đến 798,42% so với ban đầu, sau 90 ngày trồng. Điều này chứng tỏ cỏ vetiver có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên môi trường đất bờ ao nuôi tôm ngoài thực địa.

Hình 3.6. Cỏ vetiver trên bờ ao nuôi tôm sau 3 tháng trồng

tại xã Tam Giang, huyện Núi Thành

3.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển và xử lý nước nuôi tôm của cỏ vetiver trong mô hình thí nghiệm

3.2.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của cỏ vetiver trong mô hình thí nghiệm nghiệm

Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của cỏ vetiver trong mô hình thí nghiệm cho thấy, cỏ có thể sinh trưởng và phát triển. Điều này được thể hiện qua sự thay đổi của các chỉ tiêu tăng trưởng như trọng lượng tươi của lá, chiều

30

dài rễ, trọng lượng tươi của rễ, số nhánh của cỏ vetiver tại các lô thí nghiệm theo các giai đoạn nghiên cứu (bảng 3.3).

Bảng 3.3. Các chỉ tiêu tăng trưởng của cỏ vetiver

tại các lô theo các giai đoạn nghiên cứu

Thời gian KV1 KV2 KV50

Trọng lượng tươi của lá (g)

Ban đầu 9,79 ± 4,34a 9,79 ± 4,34 9,79 ± 4,34 15 ngày 17,08 ± 4,00b 17,47 ± 1,60 27,50 ± 8,77 30 ngày 19,78 ± 3,33bc 18,08 ± 4,54 27,87 ± 3,48 Chiều dài rễ (cm) Ban đầu 24,50 ± 8,70a 24,50 ± 8,70 24,50 ± 8,70 15 ngày 29,68 ± 6,29b 33,33 ± 11,47 30,37 ± 5,78 30 ngày 32,38 ± 9,31bc 35,13 ± 1,51 37,83 ± 17,41

Trọng lượng tươi của rễ (g)

Ban đầu 5,27 ± 0,51a 5,27 ± 0,51 5,27 ± 0,51 15 ngày 16,43 ± 6,77b 16,87 ± 10,50 19,92 ± 7,38 30 ngày 17,38 ± 5,60bc 19,68 ± 9,05 26,43 ± 1,00 Số nhánh Ban đầu 2,00 ± 0,00a 2,00 ± 0,00 2,00 ± 0,00 15 ngày 3,00 ± 1,03ab 3,33 ± 1,43 4,33 ± 3,82 30 ngày 6,50 ± 1,59c 6,75 ± 2,00 7,67 ± 5,17

Ghi chú: Các giá trị trung bình có cùng ký tự a, b, c không khác nhau có ý nghĩa (α=0,05)

Theo kết quả bảng 3.3, nhìn chung các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cỏ vetiver đều có sự tăng trưởng cao theo các giai đoạn nghiên cứu.

3.2.1.1. Trọng lượng tươi của lá

Sau 1 tháng trồng trọng lượng tươi của lá cỏ vetiver có sự tăng trưởng mạnh (hình 3.7).

31

Hình 3.7. Sự biến thiên của trọng lượng tươi của lá cỏ vetiver

tại các lô theo các giai đoạn nghiên cứu

Kết quả hình 3.7 cho thấy, sau 1 tháng tại KV1, KV2, KV50 tăng lần lượt là 102,04%, 84,68%, 184,68% so với ban đầu. Nhìn chung trọng lượng tươi của lá cỏ vetiver có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các giai đoạn nghiên cứu (α = 0,05) chứng tỏ sự tăng trưởng mạnh của trọng tươi của lá cỏ vetiver theo thời gian. Đây là dấu hiệu tốt thể hiện sự thích nghi và sinh trưởng cao của cỏ vetiver trong môi trường.

3.2.1.2. Chiều dài rễ

Chiều dài rễ cỏ vetiver có sự tăng trưởng mạnh theo các giai đoạn nghiên cứu (hình 3.8).

Hình 3.8. Sự biến thiên của chiều dài rễ cỏ vetiver

32

Theo kết quả hình 3.8 cho thấy, sau 1 tháng thí nghiệm, chiều dài rễ cỏ vetiver có sự tăng trung bình tăng từ 6-13cm, tại lô KV1 chiều dài rễ tăng 32,16%, KV2 tăng 43,39%, KV50 tăng 54,41% so với ban đầu. Kiểm tra kết quả phân tích nhận thấy giữa chiều dài rễ ban đầu và sau 30 ngày có sự khác nhau có ý nghĩa (α = 0,05). Điều này chứng minh sự tăng trưởng mạnh của chiều dài rễ cỏ vetiver qua các giai đoạn nghiên cứu.

3.2.1.3. Trọng lượng tươi của rễ

Trọng lượng tươi của rễ cỏ vetiver có sự biến thiên mạnh tại các lô thí nghiệm theo các giai đoạn nghiên cứu (hình 3.9). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.9. Sự biến thiên của trọng lượng tươi rễ cỏ vetiver

tại các lô theo giai đoạn nghiên cứu

Theo kết quả hình 3.9 cho thấy, sau một tháng trọng trồng trọng lượng tươi của rễ cỏ tăng lên đáng kể; lô KV1, KV2, KV50 tăng lần lượt là 229,79%, 273,43% và 401,52% so với ban đầu. Sự tăng trưởng mạnh về trọng lượng tươi của rễ cỏ vetiver được xác định bằng sự sai khác có ý nghĩa về trọng lượng tươi của rễ giữa các giai đoạn nghiên cứu (α = 0,05).

3.2.1.4. Số nhánh

Kết quả xác định sự thay đổi của số nhánh cỏ vetiver theo các giai đoạn thí nghiệm cho thấy, số nhánh cỏ vetiver có sự biến thiên thiên mạnh theo các giai đoạn nghiên cứu (hình 3.10)

33

Hình 3.10. Sự biến thiên của số nhánh cỏ vetiver

tại các lô theo giai đoạn nghiên cứu

Kết quả hình 3.10 cho thấy, sau 1 tháng trồng số nhánh cỏ vetiver tại các lô tăng từ 2 đến 6 nhánh, số nhánh tại lô KV1 tăng 225,00%; tại lô KV2 tăng 237,50%; tại lô KV3 tăng 283,50% so với ban đầu. Cùng với kiểm tra kết quả phân tích cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa giữa số nhánh ban đầu và sau 1 tháng trồng (α = 0,05) chứng tỏ số nhánh cỏ vetiver càng tăng khi thời gian tăng lên. Sự tăng trưởng số nhánh là một dấu hiệu thể hiện khả năng sinh trưởng và phát triển tốt của cỏ vetiver trong môi trường.

Giữa các lô thí nghiệm có sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng. Trọng lượng tươi của lá, chiều dài rễ, trọng lượng tươi của rễ, số nhánh sau 30 ngày tại lô chứa nước lấy tại ao nuôi tôm pha với nước ngọt theo tỉ lệ 1:1 (KV50) có sự tăng trưởng mạnh hơn lô chứa nước lấy tại kênh dẫn nước vào và ra ao nuôi tôm (KV1) và lô chứa nước lấy tại ao nuôi tôm (KV2). Nguyên nhân của sự khác biệt này là do độ mặn tại lô KV50 (5‰-7‰) thấp hơn lô KV1 (8‰-22‰), KV2 (10‰-14‰). Tuy nhiên, sau 1 tháng trồng hầu hết các chỉ tiêu tăng trưởng của cỏ tại lô KV1, KV2, KV50 đều tăng cao, đặc biệt là trọng lượng tươi của lá (tăng từ 84,68% đến 184,68%), trọng lượng tươi của rễ (tăng từ 229,79% đển 401,52%), số nhánh (tăng từ 225% đến 283% ).

Theo Nguyễn Tuấn Phong, Dương Thúy Hoa (2004), nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng cỏ vetiver và lục bình cho thấy, sau 32 ngày trồng thí nghiệm trong nươc nuôi heo, cỏ vetiver có khả năng tăng trưởng cao so

34

với ban đầu. Tiến hành so sánh một số chỉ tiêu tăng trưởng giữa kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Phong, Dương Thúy Hoa (2004), với của trong kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tối thấy có sự khác biệt về khả năng tăng trưởng của cỏ vetiver giữa hai nghiên cứu. Sự tăng trưởng của chiều dài rễ, và số nhánh cỏ vetiver sau một tháng trồng so với ban đầu trong kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Phong, Dương Thúy Hoa cao hơn so với kết quả nghiên cứu của đề tài. Điều này chứng tỏ cỏ vetiver tại KV1, KV2, KV50 có khả năng tăng trưởng thấp hơn so với trong nước nuôi heo. Tuy nhiên, số nhánh cỏ vetiver tại KV50 tăng trưởng cao hơn số nhánh cỏ vetiver trồng trong nước nuôi heo sau một tháng trồng, nhưng sự chênh lệch này không cao. Điều này chứng tỏ cỏ vetiver có khả năng tăng trưởng tốt trong nước nuôi tôm cố độ mặn dưới 5‰. Kết quả so sánh một số chỉ tiêu tăng trưởng của cỏ vetiver được thể hiện trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. So sánh kết nghiên cứu về khả năng tăng trưởng của cỏ vetiver của

Nguyễn Tuấn Phong, Dương Thúy Hoa (2004) và kết quả nghiên cứu của đề tài

Chỉ tiêu Nguyễn Tuấn Phong,

Dương Thúy Hoa (2004) KV1 KV2 KV50

Chiều dài rễ 85% 32,16% 43,39%, 54,41%

Số nhánh 263,84% 225,00% 237,50% 283,50%

Khả năng tăng trưởng tốt của cỏ vetiver chứng tỏ cỏ có khả năng sống và phát triển tốt trong môi trường nước lấy tại ao nuôi tôm, lấy tại kênh dẫn vào và ra ao nuôi tôm xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

35

Một phần của tài liệu 25170 (Trang 29 - 35)