Khả năng xử lý chấ tô nhiễm của cỏ vetiver

Một phần của tài liệu 25170 (Trang 35 - 41)

Khả năng phát triển của cỏ ảnh hưởng đến khả năng xử lý các chất ô nhiễm trong nước. Nghiên cứu khả năng xử lý các các chất ô nhiễm trong nước của cỏ vetiver đề tài tiến hành khảo sát sự biến thiên nồng độ các chỉ tiêu hữu cơ trong nước lấy tại ao nuôi tôm, nước lấy từ kênh dẫn nước vào và ra ao nuôi tôm và nước lấy từ ao nuôi tôm pha với nước ngọt (tỉ lệ 1:1). Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các chỉ tiêu lý hóa của các giai đoạn nghiên cứu có sự khác nhau với mức ý nghĩa α = 0,05. Điều này cho thấy sự biến đổi nồng độ các chỉ tiêu giữa các giai đoạn thí nghiệm là rất rõ rệt. Kết quả phân tích thể hiện trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa lý

tại các lô thí nghiệm theo các giai đoạn nghiên cứu

Lô Ban đầu 1 ngày 2 ngày 3 ngày

Độ mặn (‰) CKV1 21,17 ± 1,90 20,53 ± 1,12 20,83 ± 0,72 21,17 ± 0,72 KV1 21,17 ± 1,90 20,83 ± 0,72 20,20 ± 0,66 20,50 ± 0,00 CKV2 10,17 ± 0,72 11,33 ± 2,59 11,00 ± 1,24 12,00 ± 1,24 KV2 10,17 ± 0,72 10,00 ± 0,00 10,33 ± 1,43 10,83 ± 0,72 CKV50 5,50 ± 1,24 6,17 ± 0,72 6,33 ± 1,43 6,67 ± 0,72 KV50 5,50 ± 1,24 5,67 ± 0,72 5,77 ± 0,63 6,00 ± 1,24 Độ Ph CKV1 7,50 ± 0,52 7,68 ± 0,94 7,06 ± 0,34 6,79 ± 0,57 KV1 7,50 ± 0,52 7,24 ± 0,80 7,11 ± 0,11 7,26 ± 0,19 CKV2 7,20 ± 0,33 6,84 ± 0,34 7,08 ± 0,14 7,87 ± 0,25 KV2 7,20 ± 0,33 7,02 ± 0,95 7,15 ± 0,63 6,80 ± 0,46 CKV50 8,22 ± 1,14 7,07 ± 0,27 7,00 ± 0,12 7,36 ± 0,86 KV50 8,22 ± 1,14 7,70 ± 0,81 8,06 ± 0,51 7,33 ± 0,29 Hàm lượng DO (mg/l) CKV1 1,26 ± 0,10 1,42 ± 0,05 4,74 ± 1,04 7,40 ± 1,42 KV1 1,26 ± 0,10a 1,34 ± 0,14ab 5,00 ± 1,55c 7,19 ± 0,89d CKV2 1,29 ± 0,09 1,35 ± 0,29 4,64 ± 1,52 6,68 ± 0,57 KV2 1,29 ± 0,09 1,33 ± 0,25 4,33 ± 1,38 6,86 ± 1,55

36 CKV50 1,39 ± 0,09 2,68 ± 0,30 4,36 ± 1,39 6,00 ± 0,14 KV50 1,39 ± 0,09 1,85 ± 0,61 4,74 ± 1,19 6,45 ± 0,72 Hàm lượng COD (mg/l) CKV1 14,47 ± 2,24 9,93 ± 1,41 9,33 ± 0,61 7,04 ± 1,59 KV1 14,47 ± 2,24a 9,73 ± 0,41b 9,07 ± 2,33c 5,49 ± 1,28d CKV2 14,51 ± 1,65 12,21 ± 4,86 9,33 ± 0,61 6,99 ± 3,19 KV2 14,51 ± 1,65 11,09 ± 0,92 8,64 ± 2,61 6,45 ± 3,01 CKV50 11,91 ± 1,93 10,93 ± 3,61 8,17 ± 2,14 7,20 ± 1,05 KV50 11,91 ± 1,93 10,67 ± 1,40 8,27 ± 2,19 5,92 ± 1,82 Hàm lượng P-PO4 (mg/l) CKV1 2,09 ± 1,21 1,37 ± 0,21 1,00 ± 0,22 0,47 ± 0,34 KV1 2,09 ± 1,21a 1,66 ± 0,15ab 0,76 ± 0,62c 0,35 ± 0,12cd CKV2 2,30 ± 0,20 1,05 ± 0,44 0,70 ± 0,16 0,61 ± 0,09 KV2 2,30 ± 0,20 0,92 ± 0,50 0,70 ± 0,08 0,19 ± 0,04 CKV50 1,28 ± 0,91 0,77 ± 0,04 0,70 ± 0,36 0,49 ± 0,13 KV50 1,28 ± 0,91 0,70 ± 0,21 0,64 ± 0,01 0,47 ± 0,30 Hàm lượng N tổng số (mg/l) CKV1 9,04 ± 0,97 6,87 ± 1,91 5,39 ± 1,71 4,43 ± 0,64 KV1 9,04 ± 0,97a 7,22 ± 1,33b 5,42 ± 0,86c 4,20 ± 0,65d CKV2 8,44 ± 0,56 7,07 ± 0,92 5,91 ± 0,76 5,24 ± 0,47 KV2 8,44 ± 0,56 7,13 ± 0,53 5,71 ± 0,92 4,82 ± 0,47 CKV50 5,68 ± 1,53 3,67 ± 0,59 3,58 ± 0,12 3,19 ± 0,39 KV50 5,68 ± 1,53 3,94 ± 0,56 3,22 ± 0,66 2,80 ± 0,63

Ghi chú: Các giá trị trung bình có cùng ký tự a, b, c không khác nhau có ý nghĩa (α=0,05)

Theo kết quả bảng 3.5, độ mặn, độ pH không có sự biến đổi lớn, hàm lượng DO có xu hướng tăng mạnh, hàm lượng COD, P-PO43-, Nts có xu hướng giảm mạnh so với ban đầu.

3.2.2.1. Độ mặn

Độ mặn tại các lô thí nghiệm ít có sự biến đổi sau 3 ngày tiến hành thí nghệm (hình 3.12).

37

Hình 3.12. Sự biến thiên của độ măn tại các lô thí ngiệm

theo các giai đoạn nghiên cứu

Kết quả hình 3.12 cho thấy, độ mặn tại lô KV1 dao động từ 20,20‰ đến 21,17‰; KV2 dao động từ 10,17‰ đến 12,00‰; KV50 dao động từ 5,50‰ đến 6,00‰. Sau 3 ngày xử lý, độ mặn tại các lô có xu hướng tăng nhẹ, nguyên nhân là do sự thoát hơi nước tại các lô thí nghiệm làm cho độ mặn tăng lên. Kết quả phân tích phương sai (ANOVA), với α = 0,05 cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa về độ mặn giữa các giai đoạn nghiên cứu.

3.2.2.2. Độ pH

Kết quả xác định độ pH cho thấy, độ pH không có sự biến đổi lớn trong 3 ngày thí nghiệm (hình 3.13).

Hình 3.13. Sự biến thiên pH tại các lô thí nghiệm

38

Theo kết quả hình 3.13, pH dao động trong khoảng 6,5 đến 8,5, không có sự biến đổi lớn giữa các giai đoạn nghiên cứu. pH tại các lô thí nghiệm luôn nằm trong tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08 : 2008/BTNMT. Kiểm tra kết quả phân tích cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa về pH giữa các giai đoạn nghiên cứu (α = 0,05).

3.2.2.3. Hàm lượng DO

Ban đầu hàm lượng DO cả 3 khu dao động từ khoảng 1,26mg/l đến 1.39mg/l và đều vượt quy chuẩn Việt Nam QCVN 08 : 2008/BTNMT. Hàm lượng DO có sự biến thiên mạnh tại các lô thí nghiệm theo các giai đoạn nghiên cứu (hình 3.14).

Hình 3.14. Sự biến thiên hàm lượng DO

tại các lô thi nghiệm theo các giai đoạn nghiên cứu

Kết quả hình 3.14 cho thấy, sau 3 ngày xử lý, hàm lượng DO tăng lên đáng kể, hàm lượng DO ở các thùng thí nghiệm đều cao hơn các thùng đối chứng, tiến hành so sánh với quy chuẩn Việt Nam QCVN 08 : 2008/BTNMT nhận thấy DO đạt tiêu chuẩn cho phép. Sự sai khác có ý nghĩa về hàm lượng DO giữa các giai đoạn thí nghiệm (α = 0,05) chứng tỏ cỏ vetiver có khả năng xử lý các chất hữu cơ làm tăng hàm lượng oxy cho nước.

3.2.2.4. Hàm lượng COD

Kết quả phân tích hàm lượng COD cho thấy, hàm lượng COD giảm mạnh tại các lô thí nghiệm theo các giai đoạn thí nghiệm (hình 3.15)

39

Hình 3.15. Sự biến thiên hàm lượng COD

tại các lô thí nghiệm theo các giai đoạn nghiên cứu

Kết quả hình 3.15 cho thấy, hiệu suất xử lý COD của cỏ vetiver ở mức cao. Sau 3 ngày, hiệu suất xử lý COD đạt từ 50 – 62%, so sánh với QCVN 08 : 2008/BTNMT nhận thấy COD nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Kiểm tra kết quả phân tích cho thấy sự sai khác có ý nghĩa giữa hàm lượng COD ban đầu và sau 3 ngày xử lý bằng cỏ vetiver (α = 0,05). Hàm lượng COD giảm thể hiện khả năng xử lý chất ô nhiễm hữu cơ trong môi trường của cỏ vetiver.

3.2.2.5. Hàm lượng P-PO3-

Hàm lượng P-PO3- bạn đầu của lô KV1, KV2, KV50 so sánh với QCVN 08: 2008/BTNMT nhận thấy đều vượt tiêu chuẩn B2 từ 2,56 đến 4,6 lần. Hàm lượng P- PO3- có xu hướng giảm mạnh theo các giai đoạn nghiên cứu (hình 3.16).

Hình 3.16. Sự biến thiên hàm lượng P-PO4

40

Kết quả hình 3.16 cho thấy, sau 3 ngày thí nghiệm, tại các lô KV1; KV2 và KV50 hiệu suất xử lý P-PO4 lần lượt là 83,25%; 91,74% và 63,28%. Hiệu suất xử lý tại các lô thí nghiệm nhìn chung cao hơn các lô đối chứng. Sau khi xử lý cả ba lô thí nghiệm đều có hàm lượng P-PO4 đạt tiêu chuẩn B2 của QCVN 08: 2008/BTNM. Sự sai khác có ý nghĩa về P-PO4 giữa các giai đoạn nghiên cứu (α = 0,05) khẳng định cỏ vetiver có khả năng hấp thụ tốt P-PO4 trong môi trường.

3.2.2.6. Hàm lượng Nts

Kết quả phân tích hàm lượng Nts cho thấy có sự biến thiên mạnh hàm lượng

Nts theo các giai đoạn nghiên cứu (hình 3.17)

Hình 3.17. Hàm lượng Nts tại các lô thí nghiệm theo các giai đoạn nghiên cứu

Theo kết quả hình 3.17, hàm lượng Nts có xu hướng giảm mạnh, hiệu suất xử lý Nts của cỏ vetiver ở mức cao. Sau 3 ngày xử lý tại KV1; KV2 và KV3 hiệu xuất xử lý đạt lần lượt là 53,54%; 42,89% và 50,70%, hiệu suất xử lý P-PO4 tại các thùng thí nghiệm cao hơn thùng đối chứng. Sau khi xử lý hàm lượng Nts đạt tiêu chuẩn B2 của QCVN 08: 2008/BTNM. Kiểm tra kết quả phân tích (α = 0,05) cho thấy hàm lượng nito tổng số ban đầu và sau 3 ngày xử lý có sự sai khác có ý nghĩa. Điều này thể hiện cỏ vetiver có khả năng hấp thụ tốt N tổng số trong môi trường.

Qua nghiên cứu khả năng xử lý các chất ô nhiễm trong môi trường nước lấy tại kênh dẫn nước vào và ra ao nuôi tôm, nước lấy trong ao nuôi tôm và nước lấy trong ao nuôi tôm pha với nước ngọt theo tỉ lệ 1:1 chứng tỏ cỏ vetiver xử lý tốt các

41

chất ô nhiễm hữu cơ với hiệu suất cao. So sánh với nghiên cứu của Phạm Ngọc Vân Anh, Phạm Hồng Đức Phước, Lê Quốc Tuấn (2002), trong nghiên cứu xử dụng cỏ vetiver xử lý nước thải trại nuôi heo Phú Sơn cho thấy: Sau 16 ngày xử lý hiệu suất xử lý P-PO43- và Nts cao hơn so với đề tài. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. So sánh hiệu suất xử một số chỉ tiêu chất lượng nước của cỏ vetiver giữa

kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Vân Anh và cs và kết quả nghiên cứu của đề tài

Chỉ tiêu Phạm Ngọc Vân Anh và cs KV1 KV2 KV50

P-PO43- 85% 83,25% 91,74% 63,28%

Nts 91% 53,54% 42,89% 50,70%

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, hiệu suất xử lý P-PO43- và Nts của cỏ vetiver trong nghiên cứu của Phạm Ngọc Vân Anh và cs cao hơn của đề tài. Nguyên nhân của sự sai khác này có thể do thời gian tiến hành xử lý nước bằng cỏ vetiver của đề tài ngắn hơn so với nghiên cứu của Phạm Ngọc Vân Anh và cs hoặc có thể do các lô KV1, KV2, KV50 có độ mặn cao, gây ảnh hưởng tới khả xử lý chất ô nhiễm của cỏ

Một phần của tài liệu 25170 (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)