Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH regina miracle international việt nam (Trang 48 - 63)

5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp

2.2.1.Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt

Ảnh hưởng của giá đầu vào liên quan đến việc tăng giá thu mua, làm tăng chi phí của Regina VN.

Giá bán của Regina VN được thiết lập trên cơ sở giá thành sản phẩm có thể thay đổi nếu chi phí đầu vào tăng (cụ thể điều này phụ thuộc vào kết quả đàm phán giữa Regina HK và khách hàng bên độc lập). Vì vậy, Regina VN không chịu ảnh hưởng của giá đầu vào đáng kể.

c) Ảnh hưởng của công suất sản xuất đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

Ảnh hưởng của công suất sản xuất liên quan đến quá trình quản lý sản lượng sản xuất thực tế sao cho phù hợp với công suất sản xuất tiêu chuẩn. Khi sản lượng sản xuất thực tế thấp hơn nhiều so với công suất sản xuất tiêu chuẩn, Công ty không thể bù đắp được toàn bộ hoặc một phần chi phí sản xuất cố định và do đó có thể phát sinh lỗ.

Regina VN hoạt động hết công suất. Do đó, ảnh hưởng này được coi là không đáng kể.

2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạiCông ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

2.2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Regina MiracleInternational Việt Nam International Việt Nam

2.2.1.1. Nội dung chi phí sản xuất

Để thuận tiện cho việc tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hiện nay Công ty phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, gồm 3 khoản mục như sau:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: vải, mác, keo, chỉ, …

+ Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương chính, tiền lương làm thêm giờ, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.

+ Chi phí sản xuất chung: các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý quá trình sản xuất như lương của quản lý phân xưởng, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí trả trước, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.

* Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Trong công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên làm cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu và xây dựng hệ thống cơ sở chi tiết của CPSX. Đối tượng tập hợp CPSX tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam được xác định là từng nhà xưởng gồm 5 nhà xưởng A, B, C, D, E và mã hàng cụ thể. Công ty sử dụng mã SIC ví dụ như mã 2322 cho đồ lót và đồ ngủ nam hoặc mã 2341 cho đồ lót và đồ ngủ nữ.

- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:

Do đối tượng của kế toán CPSX ở Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam được xác định là từng nhà xưởng nên công ty đã sử dụng hai phương pháp tập hợp CPSX là phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng đối với chi phí NVLTT và phương pháp phân bổ gián tiếp theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất đối với CPSX chung.

2.2.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 53120 – CPNVLTT).

Chi phí NVLTT ở Công ty bao gồm toàn bộ chi phí NVL chính và vật liệu phụ dùng cho sản xuất trong kỳ được tập hợp theo từng nhà xưởng, theo dõi chi tiết cho từng mã sản phẩm và được hạch toán trực tiếp cho đối tượng sử dụng theo giá thực tế của từng loại vật liệu xuất dùng.

Nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm các loại sau:

+ Nguyên vật liệu chính: vải dệt kim, vải lụa, vải satin, móc cài, khuy cài, gọng, …

+ Vật liệu phụ: chỉ, chun, dây viền, …

Căn cứ vào kế hoạch tiêu thụ hàng của phòng Tiêu thụ và tình hình đơn đặt hàng của Phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu, phòng Kế hoạch – Vật tư lên kế hoạch sản xuất cho từng ngày, tuần, tháng. Dựa vào số liệu về NVL tồn kho do bộ phận kho, kế toán vật tư cung cấp và kế hoạch sản xuất trong tháng, phòng Kế hoạch – Vật tư cân đối NVL hiện có so với kế hoạch, tiến hành thu mua để kịp thời phục vụ sản xuất. Trừ một số NVL dự trữ sẵn trong kho dùng chung cho nhiều đơn đặt hàng như keo, crếp, …; các NVL còn lại như vải, mút, … Công ty tiến hành thu mua riêng phù hợp với yêu cầu mẫu mã, màu sắc và chất lượng của từng đơn đặt hàng.

Khi có NVL mua về nhập kho, kế toán vật tư, thủ kho và nhân viên phòng Kế hoạch – Vật tư cùng tham gia vào quá trình kiểm nhận hàng hóa. Khi NVL đảm bảo chất lượng và số lượng như đơn đặt hàng. Cán bộ cung ứng lập phiếu nhập kho, đảm bảo phiếu nhập kho phải được ký nhận đầy đủ bởi những người có liên quan. Thủ kho thực hiện nhập hàng vào kho và ghi chép số lượng NVL nhập vào thẻ kho, chuyển phiếu nhập kho cho kế toán vật tư. Kế toán vật tư căn cứ vào hóa đơn của nhà cung cấp tính toán giá trị thành tiền cho phiếu nhập kho và tiến hành nhập thông tin vào máy tính theo từng mã vật tư.

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phòng Kế hoạch – Vật tư sẽ xây dựng định mức cho sản xuất sau đó gửi sang cho phòng Kế toán Bảng cấp vật tư cho sản xuất cho từng nhà xưởng – chi tiết theo mã sản phẩm. (Phụ lục 2.2)

Kế toán thực hiện chấm định mức cho từng loại vật liệu, lập phiếu xuất kho ghi rõ số lượng vật tư cấp theo định mức và chuyển lại cho thủ kho. Thủ kho thực hiện xuất vật tư, ghi chép số lượng thực xuất NVL vào phiếu xuất kho (Phụ lục 2.3) ký nhận rồi chuyển phiếu xuất lại cho kế toán vật tư ghi sổ.

Nếu trong tháng tiêu hao vật tư vượt quá định mức xây dựng trước dẫn đến thiếu vật tư cho sản xuất, quản lý nhà xưởng sẽ có Giải trình, Đề nghị xuất gửi phòng Kế hoạch – Vật tư xin cấp thêm vật tư. Căn cứ đề nghị xuất được phê duyệt, kế toán và thủ kho thực hiện lập phiếu xuất kho và xuất vật tư. (Phụ lục 2.4)

Kế toán căn cứ Phiếu xuất kho, Bảng cấp vật tư cho sản xuất và Đề nghị xuất đã được duyệt để nhập vào máy tính mã NVL, đơn vị tính, ngày tháng, số lượng, TK đối ứng, mã sản phẩm và bỏ trống phần đơn giá, thành tiền. Cuối tháng giá xuất vật tư

được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ và tính ra giá trị NVL đã xuất cho sản xuất.

Ví dụ: Trong tháng 12 năm 2019, tình hình nhập, xuất kho Vải dệt kim khổ 0.8m tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam như sau:

Bảng 2.2: Bảng kê tình hình nhập, xuất kho vải dệt kim tháng 12/2019

Ngày Nội dung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1/12 Không có vải tồn kho 2/12 Nhập kho 3/12 Xuất kho 7/12 Nhập kho 12/12 Nhập kho 15/12 Xuất kho ĐGBQ

Quy trình tính giá xuất của các NVL khác cũng được thực hiện tương tự. Căn cứ vào phiếu xuất kho, bảng kê, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 53120

Trình tự nhập dữ liệu kế toán sẽ căn cứ vào các thông tin, dữ liệu trên Phiếu xuất kho nhập trên máy theo hướng dẫn:

- Mở cửa sổ “Goods Receipt”, vào “Main Menu – Inventory – Inventory transactions – Good Issue”

- Điền các thông tin về ngày tháng và chọn bảng giá cho mặt hàng trong cửa sổ

- Tại trường “Item No.” điền các thông tin mặt hàng cần thiết bằng cách nhấn “Tab” trên bàn phím và click “Choose” để chọn các Item cần thiết.

- Sau khi chọn mặt hàng cần xuất kho, người dùng điền các thông tin cần thiết như số lượng, đơn giá, tài khoản hạch toán của lô hàng được xuất, … sau đó nhấn “Add” để thêm vào hệ thống.

Sau đó kế toán thực hiện các thao tác để có thể in ra Phiếu xuất kho. Căn cứ vào phiếu xuất kho hoàn thành chuyển sang lập sổ chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp theo dõi theo từng mã hàng (Phụ lục 2.5).

Đồng thời, kế toán thực hiện qui đổi và ghi trên phần mềm BRAVO với bút toán: Nợ TK 621 55.711.018.432

Có TK 152 55.711.018.432

Sau đó kế toán thực hiện ghi vào sổ cái TK 621.

2.2.1.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (TK 61100 – CPNCTT)

Việc tập hợp và tính toán tiền lương các cán bộ công nhân viên trong công ty do phòng Tổ chức thực hiện, kế toán tiền lương thực hiện phân bổ chi phí nhân công để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Chứng từ được sử dụng ở đây là bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng tổng hợp lương do phòng Tổ chức chuyển đến để kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương.

* Tiền lương sản phẩm:

Hàng tháng, nhân viên quản lý nhà xưởng theo dõi số lượng chi tiết sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn của từng công nhân và phản ánh vào Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, Bảng xác nhận lương sản phẩm, Báo cáo giải trình lương sản phẩm và gửi về phòng Tổ chức.

Bộ phận tính lương của phòng Tổ chức dựa vào đơn giá tiền lương sản phẩm do phòng Kế hoạch – Vật tư chuyển sang, tính toán và phản ánh vào Bảng thanh toán tiền lương công nhân sản xuất, sau đó chuyển Bảng thanh toán lương cùng với các chứng từ phản ánh kết quả lao động của công nhân sản xuất sang phòng Kế toán.

Tiền lương sản phẩm được tính theo công thức:

Tiền lương CN sản xuất = Số lượng sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn x Đơn giá tiền lương

Đối với lao động trong danh sách của công ty, hàng ngày các tổ, bộ phận thực hiện chấm công lao động trên Bảng chấm công (Phụ lục 2.6)

Ví dụ: Trong tháng 12 năm 2019, nhà xưởng A đã hoàn thành đạt tiêu chuẩn 10.000 đồ lót cho mã hàng V01CG1055L11-J1 với đơn giá tiền lương là 4.557 đồng/cái. Vậy lương sản phẩm của công nhân sản xuất nhà xưởng A đối với mã hàng này là:

10.000 x 4.557 = 45.570.000 (đồng) * Các khoản phụ cấp:

Hàng tháng, công nhân sản xuất của Công ty được hưởng các khoản phụ cấp như: phụ cấp tiền ăn trưa, phụ cấp xăng xe, phụ cấp tiền nhà, … Các khoản phụ cấp này được phòng Tổ chức tính toán và phản ánh vào Bảng thanh toán tiền lương công nhân sản xuất. Kế toán sẽ tiến hành phân bổ cho từng mã sản phẩm theo tiêu thức lương sản phẩm (lương chính) và được ghi vào cột các khoản khác trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.

Phụ cấp phân bổ cho SP = (Tổng phụ cấp của nhà xưởng/Tổng lương SP của nhà xưởng) x Lương SP CNSX SP

Ví dụ: Trong tháng 12 năm 2019, tổng phụ cấp của Nhà xưởng A do phòng Tổ chức tính ra là 67.250.000 đồng. Tổng lương sản phẩm của Nhà xưởng A là 274.773.900 đồng và mức lương chính cho mã hàng V01CG1055L11-J1 là 45.570.000 đồng.

Từ đó, tính ra các khoản phụ cấp lương của CNSX Nhà xưởng A phân bổ cho mã hàng V01CG1055L11-J1 là:

67.250.000/274.773.900 x 45.570.000 = 11.153.106,24 (đồng) * Các khoản khác:

Các khoản khác được tính vào chi phí nhân công trực tiếp ngoài lương sản phẩm và phụ cấp là lương ngừng nghỉ và lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, thưởng năng suất, tiết kiệm chi phí, …

Đối với tiền lương nghỉ phép, Công ty không thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất mà chỉ tiến hành trả tiền lương nghỉ phép khi có xét duyệt của phòng Tổ chức đối với từng công nhân, số tiền này được tính luôn vào chi phí nhân công trực tiếp của tháng phát sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kế toán tập hợp các khoản này theo từng nhà xưởng rồi tiến hành phân bổ cho từng mã sản phẩm theo chi phí lương chính của sản phẩm đó tương tự như phân bổ các

khoản phụ cấp và được ghi vào cột khoản khác trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.

Ví dụ: Trong tháng 12 năm 2019, tổng tiền lương nghỉ phép của Nhà xưởng A là 21.209.382 đồng và không có lương thưởng thì khoản tiền phân bổ cho mã hàng V01CG1055L11-J1 là:

21.209.382/274.773.900 x 45.570.000 = 3.517.479,42 (đồng)

Như vậy, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất mã hàng V01CG1055L11-J1 tại Nhà xưởng A là:

45.570.000 + 11.153.106,24 + 3.517.479,42 = 60.240.585,66 (đồng)

Chi phí này được phản ánh vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tương ứng với bút toán:

Nợ TK 61100: 60.240.585,66 Có TK 24111: 60.240.585,66

Đồng thời, kế toán qui đổi tài khoản và ghi vào phần mềm BRAVO với bút toán: Nợ TK 622 60.240.585,66

Có TK 334 60.240.585,66 * Các khoản trích theo lương:

Theo Chế độ kế toán hiện hành, hàng tháng, Công ty phải tính trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn theo đúng tỷ lệ quy định. Trong đó:

KPCĐ trích 2% tính trên lương phải trả của CNSX. BHXH trích 17,5% tính trên lương sản phẩm của CNSX. BHYT trích 3% tính trên lương sản phẩm của CNSX. BHTN trích 1% tính trên lương sản phẩm của CNSX.

Kế toán tính trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất trong kỳ và phản ánh vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.

Ví dụ: Các khoản trích theo lương tại Nhà xưởng A với mã hàng V01CG1055L11-J1, kế toán tính:

KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp là: 45.570.000 x 2% = 911.400 (đồng)

45.570.000 x 17,5% = 7.974.750 (đồng) BHYT tính vào chi phí nhân công trực tiếp là: 45.570.000 x 3% = 1.367.100 (đồng)

BHTN tính vào chi phí nhân công trực tiếp là: 45.570.000 x 1% = 455.700 (đồng)

Số tiền này được phản ánh trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tương ứng với bút toán: Nợ TK 61100 Có TK 24300 Trong đó: + TK 24190: 911.400 + TK 24112: 7.974.750 + TK 24114: 1.367.100 + TK 24115: 455.700

Đồng thời kế toán thực hiện qui đổi và ghi trên phần mềm BRAVO với bút toán: Nợ TK 622 10.708.950 Có TK 338 10.708.950 Trong đó: + TK 3382: 911.400 + TK 3383: 7.974.750 + TK 3384: 1.367.100 + TK 3386: 455.700

Việc hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp được tính toán và phản ánh trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.

Đồng thời kế toán theo dõi số liệu tổng hợp trên Bảng tổng hợp tiền lương (Phụ lục 2.7)

Số liệu trên các chứng từ kế toán được hạch toán vào các sổ chi tiết chi phí NCTT (Phụ lục 2.8) trên phần mềm SAP và sổ cái TK 622 trên phần mềm BRAVO.

2.2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung (TK 51382 – CPSXC)

Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý quá trình sản xuất mà không thể theo dõi cho từng đối tượng gánh chịu cụ thể do đó sẽ được tập hợp theo nội dung phát sinh và cuối kỳ phân bổ theo tiêu thức nhất định.

Chi phí sản xuất chung bao gồm: Lương của nhân viên quản lý phân xưởng, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí trả trước, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.

Căn cứ vào bảng tính lương tại Công ty, kế toán hạch toán chi phí quản lý cho người lao động trong Công ty như sau:

+ Hạch toán tiền lương:

Lương của nhân viên nhà xưởng được tính theo công thức: Tổng lương = Lương cơ bản + Trợ cấp

Ví dụ: Trong tháng 12, anh Phạm Anh Thắng có số công đi làm là 27 ngày, không có ngày nghỉ, vậy tiền lương phải trả cho anh Phạm Anh Thắng như sau:

Lương cơ bản là 150.000*27 = 4.050.000 đồng Phụ cấp chức vụ: 500.000 đồng Phụ cấp ăn trưa: 14.815*27= 400.000 đồng Phụ cấp xăng xe: 10.000*27 = 270.000 đồng Chuyên cần: 200.000 đồng Trừ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: 246.750 đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng lương anh Phạm Anh Thắng nhận được là: 5.666.750 đồng Cuối tháng, kế toán phản ánh:

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH regina miracle international việt nam (Trang 48 - 63)