Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH regina miracle international việt nam (Trang 74)

5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp

3.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

3.2.1. Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

* Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Như đã trình bày trong phần tồn tại, tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ tháng bộc lộ một số hạn chế như khối lượng công việc kế toán dồn hết vào cuối tháng, không phản ánh được biến động về giá cả nguyên vật liệu, chưa phù hợp với việc tập hợp chi phí theo đơn hàng. Do đó, Công ty nên chuyển sang tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo một phương pháp khác. Theo em công ty có thể lựa chọn tính giá theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Việc tính toán theo phương pháp này phải tiến hành thường xuyên nhưng có sự hỗ trợ của phần mềm máy tính thì hoàn toàn có thể áp dụng được. Hình thức này có ưu điểm là phản ánh được sự biến động giá của nguyên vật liệu vào giá thành mà phương pháp bình quân gia quyền không làm được khi đã san bằng sự biến động của giá cho cả tháng. Hơn nữa, việc tính toán diễn ra thường xuyên, công việc kế toán không bị dồn hết vào cuối tháng, thông tin kế toán sẽ kịp thời hơn.

Đối với NVL thừa ở phân xưởng không sử dụng hết, Công ty cần có biện pháp xử lý. Cụ thể: Cần thực hiện kiểm kê và báo cáo cụ thể về tình hình thừa nguyên vật liệu cuối kỳ tại các nhà xưởng vào cuối mỗi tháng. Khi đó kế toán sẽ thực hiện ghi bút toán:

Nợ TK 16120 – NVL

Có TK 53120 – CPNVLTT

Đồng thời, kế toán thực hiện qui đổi: Nợ TK 152 – NVL

Có TK 621 – CPNVLTT

Tác giả xin đề xuất mẫu phiếu như sau:

Bảng 3.1. Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

PHIẾU BÁO VẬT TƯ CÒN LẠI CUỐI KỲ (Tháng 12/2019)

tư 1 Vải dệt kim 2 Vải lụa … Cộng

Khi đó kế toán định khoản theo bút toán: Nợ TK 16120 – NVL

Có TK 53120 – CPNVLTT Đồng thời, kế toán thực hiện qui đổi: Nợ TK 152 – NVL

Có TK 621 – CPNVLTT

* Hoàn thiện kế toán sản phẩm hỏng:

Khi có sản phẩm hỏng trong sản xuất, kế toán nên xác định xem sản phẩm đó là sản phẩm hỏng trong hay ngoài định mức để có hướng hạch toán cho phù hợp.

Đối với những sản phẩm hỏng trong định mức thì chấp nhận đó là một khoản chi phí hợp lý trong chi phí sản xuất.

Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức, ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thực hiện trừ vào lương người lao động, kế toán định khoản theo bút toán:

Nợ TK 24111 – Phải trả người lao động

Có TK 16410 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Đồng thời, kế toán thực hiện qui đổi: Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

* Hoàn thiện về kế toán thiệt hại ngừng sản xuất:

Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung cũng như đối với công ty nói riêng đều xuất hiện những khoảng thời gian sản xuất bị gián đoạn do các nguyên nhân như: Thiếu nguyên vật liệu, thời gian sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị, … Đây được gọi là những khoản thiệt hại ngừng sản xuất. Trong thời gian này tuy không tạo ra sản phẩm nhưng vẫn phát sinh các khoản chi phí nhằm duy trì hoạt động sản xuất như: Tiền công, tiền lương phải trả cho nhân viên, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, … Do vậy, kế toán cần phải ghi nhận các khoản chi phí này nhằm phản ánh đầy đủ và chính xác nhất chi phí sản xuất của đơn vị.

Trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến như: Ngừng để bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị máy móc, nhà xưởng, … Kế toán cần tiến hành trích trước chi phí ngừng sản xuất và theo dõi trên TK 21510 (TK 335)

- Trích trước chi phí ngừng sản xuất Nợ TK 51382

Có TK 21510

Đồng thời, kế toán qui đổi: Nợ TK 627

- Khi các chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh: Nợ TK 21510

Có TK 11231, 11232, 18855, … Đồng thời, kế toán thực hiện qui đổi: Nợ TK 335

Có TK 111, 112, 214, … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với trường hợp ngừng sản xuất mang tính bất thường, kế toán tập hợp các khoản chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra trong thời gian này trên TK 18390 (TK 1388) để chờ xử lý:

Nợ TK 18390 Có TK 16410

Đồng thời, kế toán qui đổi: Nợ TK 1388

Có TK 154

Sau đó, căn cứ vào các quyết định xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng của các cấp có thẩm quyền, kế toán phản ánh:

Nợ TK 16120: Giá trị phế liệu thu hồi Nợ TK 18390: Giá trị bắt bồi thường

Nợ TK 51120, 88120: Khoản thiệt hại tính vào chi phí thời kỳ Có TK 16410: Tổng giá trị sản phẩm hỏng

Đồng thời, kế toán thực hiện qui đổi: Nợ TK 152: Giá trị phế liệu thu hồi Nợ TK 1388: Giá trị bắt bồi thường

Nợ TK 632, 811: Khoản thiệt hại tính vào chi phí thời kỳ Có TK 154: Tổng giá trị sản phẩm hỏng.

3.2.2. Về chi phí nhân công trực tiếp:

Do chi phí nhân công chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí của Công ty. Vì vậy, nếu trong năm số công nhân nghỉ phép nhiều sẽ làm cho lương nghỉ phép tăng cao, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do đó, để tránh tình trạng này, Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp. Để đảm bảo số phải trích không quá lớn Công ty có thể trích tiền lương nghỉ phép theo tỷ lệ sau:

Số tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo kế hoạch Tỷ lệ trích trước =

Tổng số tiền lương kế hoạch phải trả cho công nhân sản xuất

Số tiền trích trước tiền lương nghỉ phép = Số tiền lương thực tế công nhân sản xuất trong tháng * Tỷ lệ trích trước

Hàng tháng, số tiền lương phải trích trước của công nhân sản xuất được định khoản như sau:

Nợ TK 61100 Có TK 21510

Đồng thời, kế toán qui đổi: Nợ TK 622

Số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân nghỉ phép trong tháng ghi: Nợ TK 21510

Có TK 24111

Đồng thời kế toán thực hiện qui đổi: Nợ TK 335

Có TK 334

Ví dụ: Công ty thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất nhà xưởng A theo tỷ lệ 2% trên tiền lương chính.

- Số tiền trích trước tiền lương nghỉ phép = 303.467.232 x 2% = 6.069.345 đồng

- Số tiền lương phải trích trước của công nhân sản xuất được định khoản như sau: Nợ TK 61100 6.069.345

Có TK 21510 6.069.345

Đồng thời kế toán thực hiện qui đổi: Nợ TK 622 6.069.345

Có TK 335 6.069.345

- Số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân nghỉ phép trong tháng ghi:

Nợ TK 21510 297.397.887

Có TK 24111 297.397.887 Đồng thời kế toán thực hiện qui đổi: Nợ TK 335 297.397.887 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 334 297.397.887

3.2.3. Về tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức quản lý vật tư của Công ty:

Phần hành kế toán vật tư của Công ty tương đối phức tạp với số lượng danh điểm vật tư nhiều, nghiệp vụ nhập xuất vật tư diễn ra thường xuyên, liên tục. Để giảm khối lượng công việc của kế toán, tăng tính chính xác, kịp thời của thông tin kế toán, Công ty nên bố trí thêm kế toán viên đảm nhiệm phần hành kế toán này.

Công ty cần chủ động hơn nữa trong việc tìm nguồn cung ứng đầu vào để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Công ty cần tổ chức công tác thu mua, dự trữ nguyên vật liệu một cách tốt nhất, tránh xảy ra tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu trong sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm.

3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

3.3.1. Về phía Nhà nước

Trước hết, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, tài chính, hoàn thiện chế độ kế toán hiện nay sao cho vừa phù hợp với nền kinh tế thị trường trong điều kiện Việt Nam, vừa phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế.

Đối với kế toán tài chính, đến nay luật kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp đã được ban hành tương đối đầy đủ và cụ thể. Tuy nhiên có thể nói chuẩn mực kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ trong thực tế vì đa phần các chuẩn mực đều rất trừu tượng, khó hiểu. Vì vậy Nhà nước ngoài những thông tư hướng dẫn nên ban hành những tài liệu hướng dẫn cụ thể hơn nữa, đặc biệt nên có các ví dụ minh họa cụ thể đối với các nghiệp vụ phổ biến để doanh nghiệp hiểu và vận dụng vào thực tế của đơn vị mình.

Đối với kế toán quản trị: Do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có đặc thù hoạt động rất khác nhau, do đó việc vận dụng vào công tác kế toán ở một số doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Nhà nước cần có các quy định, hướng dẫn cụ thể hơn về kế toán quản trị đối với các doanh nghiệp nói chung và mô hình riêng đối với các doanh nghiệp theo ngành, theo quy mô.

- Nhà nước cần phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã và đang đào tạo chuyên ngành kế toán, để cải tiến chương trình học và phương pháp đào tạo theo hướng chuyên sâu và thực tế hơn, đưa ngành kế toán quản trị vào như một ngành ứng dụng trong thực tế.

- Khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn kế toán. Đối với các doanh nghiệp có đội ngũ kế toán chưa đủ trình độ thì việc tư vấn của các tổ chức dịch vụ là chìa khóa để doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc và tổ chức công tác kế toán tốt hơn.

- Nhà nước và các cơ quan chức năng cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hơn nữa để có một hành lang pháp lý ổn định về luật kinh tế, tài chính, chú trọng hoàn thiện chế độ kế toán hiện hành phù hợp với tình hình thực tế tại thị trường Việt Nam và các chuẩn mực kế toán quốc tế.

3.3.2. Về phía Công ty

Để nâng cao hiệu quả công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty nên thực hiện đồng bộ các biện pháp nói trên. Tuy nhiên vấn đề cốt lõi là công ty phải tự đánh giá được khả năng cạnh tranh của mình. Từ đó xây dựng kế hoạch SXKD cho phù hợp. Công ty cần xây dựng hoàn chỉnh các chính sách, phương hướng phát triển của mình trong thời gian tới để xác định nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động cho phù hợp. Mặt khác về quyền lợi của ban lãnh đạo, ban kiểm soát nội bộ và trách nhiệm của họ cần được quy định cụ thể hơn về mức độ chịu trách nhiệm, biện pháp xử lý, cấp quyết định xử lý. Đồng thời quy định trách nhiệm của các cá nhân, tập thể về vật chất và hành chính trong công tác kế toán chi phí và giá thành. Bên cạnh đó cần nhanh chóng hình thành ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ để kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

KẾT LUẬN

Trong sự cạnh tranh khốc liệt của các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp để khẳng định chỗ đứng của mình, thực hiện mục tiêu tăng trưởng và nâng cao thu nhập cho người lao động. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Một lượng đầu vào nhất định làm sao để có kết quả đầu ra tối đa với chất lượng cao chính là hiệu quả của quá trình SXKD. Để làm được điều đó các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng luôn coi trọng công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tập hợp chi phí một cách chính xác, tính đúng và tính đủ giá thành sản phẩm không những góp phần xác định đúng kết quả SXKD mà còn góp phần làm tăng tốc độ phát triển của doanh nghiệp, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước.

Xuất phát từ nhận thức đó em đã chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam”

Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất thì yếu tố quan trọng nhất được coi là cốt lõi cho sự tồn tại của công ty chính là lợi nhuận. Trong đó, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hết sức quan trọng. Vấn đề tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, thu hút khách hàng trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng cạnh tranh quyết liệt, luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo bên trong doanh nghiệp. Chính vì thế mà các biện pháp nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng luôn là tiêu chí đặt ra cho các công ty.

Sau quá trình học tập và khoảng thời gian thực tập tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam đã giúp em hiểu rõ hơn giữa lý thuyết và việc áp dụng thực tế, giúp em học hỏi, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân.

Tuy nhiên, do sự hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nghiên cứu, luận án của em không thể tránh khỏi những hạn chế và sai sót nhưng em hy vọng một số nhận xét và kiến nghị của mình có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.

Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để luận án được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Các tài liệu tại phòng kế toán của Công ty.

[2] Các Khoá luận của anh chị khoá trước tại thư viện trường ĐH Thương Mại

[3] Giáo trình Kế toán Tài Chính của Học Viện Tài Chính do tác giả. Ngô Thế

[4] Hệ thống kế toán Việt Nam – Nhà xuất bản Thống kê - Quyển 1: Hệ thống tài khoản kế toán

- Quyển 2: Báo cáo tài chính, Chứng từ và Sổ Kế toán, Sơ đồ kế toán

[5] Sách Lý thuyết về thực hành kế toán tài chính- Chủ biên tác giả Nguyễn Văn

[6] Sách Hướng dẫn thực hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. PGS Võ Văn Nhị Khoa Kế toán- Kiểm toán trường Đại học Kinh tế thành phố HCM.

[7]. Doanh nghiệp trong cơ chế thị trường của Trường Đại học thương mại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[8]. Giáo trình Kế toán tài chính trường Đại học Thương mại- năm 2014

[9]. Bộ Tài Chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC: hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam

[10]. Các tài liệu khác của Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam [11].Website:http://ulsa.edu.vn/uploads/file/caohoc/Lu%E1%BA%ADn%20v%C 4%83n%202017%20(%C4%91%C4%83ng%202018)/LV%20%C4%91%C4%83ng% 20ng%C3%A0y%2028-3- 2018/LV%20K%E1%BA%BF%20to%C3%A1n/KT02025_HaThiNuK2KT.pdf [12].Website:https://www.slideshare.net/trongthuy1/ke-toan-tap-hop-chi-phi-san- xuat-va-tinh-gia-thanh-san-pham

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

A: Hình thức kế toán mà Công ty đang sử dụng là gì ạ?

B: Công ty sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, sử dụng phần mềm SAP.

A: Việc sử dụng phần mềm này có gây khó khăn trong quá trình làm việc không ạ?

B: Sử dụng phần mềm giúp giảm lượng công việc cho kế toán và giúp Công ty tiết kiệm về cả thời gian và chi phí, cung cấp được số liệu ở bất kỳ thời điểm nào cho người quản lý khi có yêu cầu. Các bút toán và cập nhật giá xuất kho, tính giá thành sản

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH regina miracle international việt nam (Trang 74)