Ưu điểm:
Máy quét 3D hoàn toàn có thể thu thập tương đối địa hình hang động với độ chính xác cao và chi tiết những gì nhìn thấy;
Do chỉ thu thập dữ liệu nhìn thấy nên việc áp dụng công nghệ này chỉ cần một lần thu thập, cần áp dụng thêm các công nghệ xuyên đất khác;
Địa hình hang nhiều vị trí tương đối hiểm trở và khó di chuyển cũng như đặt máy nên gây khó khăn khá lớn cho nhóm khảo sát cũng như ảnh hưởng đến độ chi tiết của số liệu;
Có thể tiến hành cùng lúc: thu thập dữ liệu điểm (x,y,h) và chụp ảnh toàn cảnh khu vực đo;
Cho phép tiến hành đo vào ban đêm, vì vậy có thể thực hiện ở những nơi ẩn khuất, thiếu ánh sáng như hầm, cống ngầm, hang động, hố sâu…
Quá trình nắn, ghép trạm đo, xử lý số liệu được tiến hành gần như tự động vì vậy cho kết quả nhanh và chính xác;
Sử dụng tiêu đo để nắn ghép mô hình nên thiết bị có thể đặt bất cứ vị trí nào có thể nhìn thấy đủ số tiêu yêu cầu;
Có thể đưa ra nhiều loại sản phẩm cùng một kết quả đo, một lần đo: Dữ liệu 3D dạng đám mây điểm (PointClouds), mô hình 3D, ảnh toàn cảnh, dữ liệu 2D, bản vẽ CAD, mô phỏng 3D….
Nhược điểm:
Quá trình tạo ra mô hình 3D bằng bộ phần mềm chuyên dụng tương đối phức tạp, đòi hỏi người thao tác phải làm thủ công nhiều công đoạn;
Với yêu cầu độ chính xác tọa độ địa lý cao, khó có thể thực hiện với các hệ thống máy quét phổ thông;
Kết quả mô hình 3D được tạo ra có dung lượng lớn, nếu giảm bớt số lượng điểm đo để dung lượng nhỏ thì chất lượng mô hình kém đi rất nhiều. Điều này ảnh hưởng đến quá trình hiển thị dữ liệu trong các phần mềm mô phỏng 3D và thành lập bản đồ 3D;
Máy tính đòi hỏi cấu hình lớn (bộ nhớ RAM 16GB trở lên).
Tuy nhiên, những nhược điểm này sẽ dần dần được khắc phục khi chúng ta làm chủ được công nghệ.