4.1. Các bước cơ bản khi chẩn đoán, sửa chữa hệ thống phanh khẩn cấp BAS:
Bước 1: Kiểm tra điện áp ắc-quy (Điện áp tiêu chuẩn: 11V đến 14 V) Bước 2: Kiểm tra và xóa lỗi DTC
Bước 3: Xác nhận các triệu chứng hư hỏng
Kết quả Tiến hành
Triệu chứng không xảy ra A
Triệu chứng xảy ra B
Nếu tiến hành B thì chuyển đến bước 7 Nếu tiến hành A thì thực hiện tiếp bước 5,6
Bước 5: Mô phỏng triệu chứng
Trường hợp khó nhất trong chẩn đoán là khi không có triệu chứng nào xuất hiện. Trong những trường hợp như vậy, phải tiến hành phân tích kỹ lưỡng hư hỏng do khách hàng mô tả. Sau đó phải mô phỏng các điều kiện hay môi trường giống hay tương đương với khi hư hỏng xảy ra trong xe của khách hàng. Cho dù kỹ thuật viên có kinh nghiệm và tay nghề cao, nếu kỹ thuật viên thực hiện chẩn đoán mà không xác nhận triệu chứng hư hỏng, sẽ bỏ qua một số điểm quan trọng và chẩn đoán sai trong thao tác sửa chữa. Điều này dẫn đến bế tắc trong chẩn đoán.
Hình .: Phương pháp rung nhẹ
Bước 6: Kiểm tra chức năng giao tiếp của ECU và các cảm biến, bộ chấp hành (hình 4.19)
(a) Sử dụng trình kiểm tra thông minh để kiểm tra hoạt động bình thường của hệ thống liên lạc CAN. (Chọn các mục trong máy chẩn đoán như sau: Chassis/ABS/VSC/TRC/DTC)
(1) Thực hiện kiểm tra bus (trục trặc giao tiếp DTC).
- Trong khi quan sát màn hình, lắc nhẹ giắc nối và dây điện giữa ECU và các cảm biến hoặc giữa các ECU. OK: Hiển thị lỗi không thay đổi. giắc nối và dây điện sẽ bị ngắt gián đoạn chập chờn (hở mạch) nếu hiển thị thay đổi. Hãy sửa chữa hay thay giắc nối và dây điện cả bộ bị hỏng.
- Phương pháp rung động: khi rung động có vẻ như là nguyên nhân chính. Thực hiện phương pháp mô phỏng chỉ trong giai đoạn kiểm tra ban đầu (xấp xỉ 6 giây sau khi khóa điện bật ON).
- Lắc nhẹ phần cảm biến được coi là nguyên nhân hư hỏng bằng các ngón tay và kiểm tra xem hư hỏng có xảy ra không.
- Lắc nhẹ các giắc nối theo chiều thẳng đứng và ngang.
Lưu ý: Lắc các rơ e quá mạnh sẽ làm cho rơ le hở mạch.
Kết quả Tiến hành
DTC không phải là đầu ra A
DTC là đầu ra B
Nếu tiến hành B thì kiểm tra sửa chữa mạng CAN liên quan đến cảm biến và bộ chấp hành.
Nếu tiến hành A thì thực hiện bước 7
Bước 7: Kiểm tra DTC
Kết quả Tiến hành
DTC không phải là đầu ra A
DTC là đầu ra B
Nếu tiến hành B thì đến bước 10 Nếu tiến hành A thì đến bước 8
Bước 8: Tra bảng triệu chứng (bảng lỗi)
Kết quả Tiến hành
bảng triệu chứng sự cố
Lỗi được liệt kê trong bảng triệu chứng sự cố
B Nếu tiến hành B thì đến bước 10
Nếu tiến hành A thì đến bước 9
Bước 9: Phân tích tổng thể và khắc phục sự cố
(a) Kiểm tra khu vực nghi ngờ hư hỏng (xem mục 3.1 của mô đun này) (b) Kiểm tra dữ liệu lưu trữ ở mục 3.3. của mô đun này.
Bước 10: Kiểm tra sự rò rỉ của dầu phanh Bước 11: Sửa chữa hoặc thay mới
Bước 12: Kiểm tra lại, xác nhận hư hỏng và kết thúc.
4.2. Một số phương pháp xóa lỗi
4.2.1. Xóa mã DTC (Dùng máy chẩn đoán)
- Xóa mã chẩn đoán DTC.
-Nối máy chẩn đoán với giắc DLC3. - Bật khóa điện ON.
- Bật máy chẩn đoán ON.
- Xóa các mã DTC bằng máy chẩn đoán.
Chọn các mục sau: Chassis/ABS/VSC/TRC/DTC/Clear.
4.2.2. Xóa DTC (dùng dây SST)
Hình 2.38: Dùng dây SST để xóa lỗi DTC
- Xóa mã DTC
- Dùng SST, nối tắt các cực TC và CG của giắc DLC3. - Bật khóa điện ON
- Xóa mã DTC được lưu trong ECU điều khiển trượt bằng cách nhấn bàn đạp phanh 8 lần hay hơn trong vòng 5 giây.
- Kiểm tra rằng đèn cảnh báo nháy ở chế độ mã bình thường. - Tháo SST ra khỏi các cực của giắc DLC3.
- Tắt khóa điện.
Chú ý: không thể thực hiện được việc xóa các mã DTC bằng cách ngắt cực ắc quy hoặc cầu chì ECU-IG.
4.2.3. Kết thúc việc kiểm tra hoặc xóa mã DTC
- Xóa mã DTC
- Kiểm tra rằng đèn ABS tắt trong vòng khoảng 3 giây. - Tắt khóa điện.