Tổng quan các nghiên cứu về tương tác thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2020 (Trang 26 - 29)

Tỷ lệ xuất hiện tương tác thuốc được báo cáo trong các nghiên cứu khác nhau thường rất khác nhau. Nhiều yếu tố góp phần dẫn đến sự khác biệt này, như phương pháp nghiên cứu (tiến cứu hay hồi cứu), đối tượng nghiên cứu (bệnh nhân nội trú hay ngoại trú; bệnh nhân cao tuổi hay trẻ tuổi), tính đa dạng trong tiêu chí thu thập dữ liệu (tất cả tương tác thuốc, tương tác bất lợi hay chỉ những tương tác nghiêm trọng).

1.3.1 Trên thế giới

Nghiên cứu của Chatsisvili A và cộng sự tiến hành tại các nhà thuốc cộng đồng ở Hy Lạp cho thấy 18,5% đơn thuốc có tương tác, trong đó, tương tác mức độ ở mức độ nghiêm trọng chiếm 10,5% tổng số tương tác [21]..

Trong khi đó, nghiên cứu của Erdeljic V và cộng sự thực hiện trên bệnh nhân nội trú tại hai bệnh viện đại học ở Croatia lại cho thấy tỷ lệ gặp tương tác thuốc tiềm tàng lên đến 46%, phần lớn các tương tác ở mức độ trung bình và nghiêm trọng (56% tương tác ở mức độ trung bình, 33% tương tác ở mức độ nghiêm trọng) [25]..

Nghiên cứu tại Bệnh viện Chuyên khoa Tikur Anbessa đối với bệnh nhân nội trú được điều trị tại khoa Nội . Ít nhất một DDI tiềm năng được tìm thấy ở 78,2% bệnh nhân. Số tương tác tiềm năng trung bình trên mỗi bệnh nhân là 3,7 ± 3,4. Trong số 719 tương tác tiềm ẩn được xác định, 49,8% là loại dược động học, 44,6% là dược lực học và 5,6% còn lại là cơ chế chưa rõ. Các DDI tiềm năng chính chiếm 13,1% tổng số tương tác; 53,5% là tương tác vừa phải; và 33,4% còn lại là các tương tác nhỏ. Ceftriaxone, cimetidine và heparin là ba loại thuốc liên quan nhiều nhất đến các tương tác tiềm ẩn chính. Kê đơn từ năm loại thuốc trở lên có liên quan đến nguy cơ cao gặp phải các DDI tiềm ẩn [28]..

Một nghiên cứu tiến hành trên cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tự nguyện được của Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thiết bị y tế của Croatia đã cho thấy 7,8% số ADR được báo cáo có liên quan đến tương tác thuốc [36].. Một tổng quan hệ thống thực hiện năm 2007 đã chỉ ra rằng tương tác thuốc là nguyên nhân của

0,054% 5 trường hợp cấp cứu, 0,57% trường hợp nhập viện và 0,12% trường hợp tái nhập viện. Trên bệnh nhân cao tuổi, tương tác thuốc là nguyên nhân dẫn đến 4,8% các trường hợp nhập viện [14].. Cùng với các hậu quả trong điều trị, tương tác thuốc còn gây ra những thiệt hại về mặt kinh tế, làm tăng chi phí và kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân.

Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy TTT là nguyên nhân gây ra 4,6% các biến cố bất lợi của thuốc [23]., [24].. Trong một nghiên cứu khác, TTT được thống kê là nguyên nhân của 10,5% các biến cố bất lợi của thuốc dẫn tới tử vong khi không có các biện pháp can thiệp kịp thời. Becker ML ghi nhận tỉ lệ nhập viện là do TTT ở người cao tuổi là 4,8% tổng số ca trong nghiên cứu năm 2007 [18]..

Trong một nghiên cứu tại Séc năm 2013 trên đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên, tỷ lệ tương tác thuốc tiềm tàng xác định được là 3,83%. Tỷ lệ tương tác thuốc tiềm tàng liên quan đến các phản ứng có hại ở mức độ trung bình đến nghiêm trọng là 0,47%. Tuy nhiên, các tác giả cho rằng không nên đánh giá thấp con số 0,47% bởi điều này có nghĩa là nguy cơ đáng chú ý xuất hiện ở một trẻ trên mỗi 200 trẻ [33]..

Một nghiên cứu khác thực hiện tại Brazil trên 3170 bệnh nhân nhi điều trị nội trú trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2006. Nghiên cứu ghi nhận 6.857 tương tác thuốc trong tổng số 11.181 đơn thuốc, tương đương 1,9 tương tác/đơn thuốc hay khoảng 7 tương tác/bệnh nhân. Trong đó 3 cặp tương tác có tần suất gặp cao nhất bao gồm: tương tác giữa ampicillin – gentamicin (chiếm 3,2%), tương tác diazepam - cloral hydrat (chiếm 3,1%) và tương tác acid valproic - phenobarbital (chiếm 3,1%) [31]..

Nghiên cứu của Freistein J và cộng sự thực hiện năm 2011 tại các bệnh viện nhi ở Hoa Kỳ cho thấy các hậu quả có thể xảy ra do tương tác tiềm tàng được ghi nhận qua việc khảo sát đơn thuốc bao gồm cộng độc tính gây ức chế hô hấp (chiếm 21% tổng số tương tác), tăng nguy cơ chảy máu (chiếm 5%), kéo dài khoảng QT (chiếm 4%), giảm hấp thu sắt (chiếm 4%), ức chế hệ thần kinh trung

ương (chiếm 4%), tăng kali máu (chiếm 3%) và làm thay đổi hiệu lực của thuốc lợi tiểu (chiếm 3%) [26]..

1.3.2 Tại Việt Nam

Tại Việt Nam một nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Trung ương của Nguyễn Thúy Hằng năm 2016 cho thấy khả năng tương tác tiềm tàng phát hiện qua phần mềm Drug interactions - Micromedex® Solutions (MM) là 37% trong đó tương tác ở mức độ nghiêm trọng chiếm 45,9%, ở mức độ trung bình chiếm 43,7%. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Quỳnh tại bệnh viện sản nhi Quảng Ninh năm 2019 tỷ lệ gặp tương tác nghiêm trọng của bệnh án nội trú là 71%, mức độ chống chỉ định là 2% và trung bình là 23% [11].. Với nghiên cứu của Lê Huy Dương tại bệnh viện Hợp Lực, Thanh Hóa năm 2017 tỷ lệ các cặp tương tác thuốc ghi nhận trong bệnh án nội trú ở mức độ chống chỉ định là 3%, nghiêm trọng là 60% và trung bình là 37% [6]..

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sơn năm 2011, khi rà soát 1502 đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện Hà Đông, tỉ lệ đơn thuốc có ít nhất một tương tác là 17,8%, trong đó 2,9% đơn thuốc có tương tác nghiêm trọng khi kiểm tra bằng phần mềm Micromedex 2.0 DRUG-REAX® System [15].. Trong nghiên cứu phân tích đơn điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng tại một bệnh viện tuyến trung ương năm 1999, tỷ lệ đơn thuốc gặp tương tác bất lợi là 35,21% (các tương tác được duyệt bằng phần mềm MIMs interactive) [8].. Như vậy, tỉ lệ xảy ra và hậu quả của TTT trong các nghiên cứu rất khác nhau, phụ thuộc rất lớn vào đối tượng, phương pháp nghiên cứu, tiêu chuẩn ghi nhận tương tác. Nhưng nhìn chung, TTT là vấn đề phổ biến trên lâm sàng và cần phải có biện pháp quản lý, hạn chế để đem lại kết quả điều trị tốt cho bệnh nhân

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khảo sát tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2020 (Trang 26 - 29)