Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý

Một phần của tài liệu Khảo sát tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2020 (Trang 42 - 62)

3.2.1. Danh mục tương tác thuốc có mức độ nghiêm trọng

STT Cặp tương tác1 Mức độ nghiêm trọng2 Mức độ bằng chứng3 Kết quả tương tác

1 Gentamycin Rocuronium Nghiêm

trọng Rất tốt

Gentamycin có thể làm tăng tác dụng ngăn chặn thần kinh cơ của

Rocuronium. Làm tăng nguy cơ suy hô hấp nặng 2 Gentamycin Magie Sulfat Nghiêm

trọng

Tốt Gentamycin đôi khi có thể gây liệt cơ và sử dụng

STT Cặp tương tác1 Mức độ nghiêm trọng2 Mức độ bằng chứng3 Kết quả tương tác

với Magie sulfat có thể làm tăng nguy cơ đó 3.2.2. Danh mục tương tác thuốc có mức độ vừa phải

STT Cặp tương tác1 Mức độ nghiêm trọng2 Mức độ bằng chứng3 Kết quả tương tác

1 Erythromycin Dexamethason Vừa phải Rất tốt

Làm tăng nồng độ dexamethasone trong máu

2 Misoprostol Oxytocin Vừa phải Tốt

Tăng tác dụng của Oxytocine do

Misoprostol và ngược lại, cùng với sự tăng mạnh tần số và cường độ co tử cung

3 Metoclopramid Methyldopa Vừa phải Tốt

Có nguy cơ làm giảm tác dụng chống tăng HA do chẹn tái hấp thu nhận lại các sản phẩm chuyển hóa của Methyldopa tại các nơron adrenergic, nguy cơ làm hạ HA tư thế đứng

4 Azithromycin Erythromycin Vừa phải Tốt Làm tăng nguy cơ nhịp tim không đều

5 Nifedipin Dexamethason Vừa phải Rất tốt Dexamethasone làm giảm tác dụng của Nifedipin trong việc hạ

STT Cặp tương tác1 Mức độ nghiêm trọng2 Mức độ bằng chứng3 Kết quả tương tác HA

6 Nifedipin Magie Sulfat Vừa phải Rất tốt

Magie Sulfat cùng Nifedipin đôi khi có thể gây ra HA thấp và tê liệt cơ tạm thời. Hiện tượng hạ huyết áp quá mức đã được ghi nhận khi dùng phối hợp nifedipin và magnesi đường tiêm truyền trong tiền sản giật

STT Cặp tương tác1 Mức độ nghiêm trọng2 Mức độ bằng chứng3 Kết quả tương tác

7 Ketorolac Gentamycin Vừa

phải Tốt

Gentamycin sử dụng với Ketorolac có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận

8 Flurbiprofen Gentamycin Vừa

phải Tốt

Gentamycin sử dụng với Flurbiprofen có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận

9 Nifedinpin Methylprednisolon Vừa

phải Tốt

Methylprednisolon có thể làm giảm tác dụng của Nifedipin trong việc hạ HA

10 Ketorolac Hydrocortison Vừa phải

Tốt Có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như viêm, chảy máu, loét và

hiếm gặp là thủng. 11 Clavulanate/ Ticarcilline Gentamycin Vừa phải Tốt Ticarcilline có thể làm giảm tác dụng của Gentamycin khi được trộn cùng dây truyền tiêm tĩnh mạch. Khi dùng cùng nên tách ra riêng biệt

STT Cặp tương tác1 Mức độ nghiêm trọng2 Mức độ bằng chứng3 Kết quả tương tác

12 Nicardipin Rocuronium Vừa phải Tốt

Sẽ gây kéo dài tác dụng của Rocuronium. Nên theo dõi chặt chẽ về tình trạng ngừng thở kéo dài và liệt hô hấp sau khi sử dụng Nicardipin

13 Metronidazol Galantamin Vừa phải Tốt

Galantamine đôi khi có thể gây chậm nhịp tim hoặc nhịp tim bất thường khác và việc kết hợp với Metronidazol có thể làm tăng nguy cơ đó

14 Carboprost Oxytocin Vừa phải Khá Carboprost làm tăng tác dụng của Oxytocine

3.2.3. Danh mục tương tác thuốc có mức độ nhẹ

STT Cặp tương tác1 Mức độ nghiêm trọng2 Mức độ bằng chứng3 Kết quả tương tác

1 Azithromycin Amoxcillin Nhẹ Tốt Nhóm Macrolide và penicillin sử dụng cùng nhau không có hiệu quả điều trị như dự đoán 2 Erythromycin Amoxcillin Nhẹ Tốt

3 Nicardinpin Gentamycin Nhẹ Khá Nicardinpin làm tăng tác dụng của Gentamycin bởi chất vận chuyển P –

STT Cặp tương tác1 Mức độ nghiêm trọng2 Mức độ bằng chứng3 Kết quả tương tác glycoprotein (MDR1) 4 Nifedipin Nicardipin Nhẹ Khá Nifedipine sẽ làm tăng tác dụng của Nicardipin bằng cách ảnh hưởng đến chuyển hóa men gan CYP3A4

5 Metronidazol Nicardipin Nhẹ Khá

Metronidazol sẽ làm tăng tác dụng của Nicardipin bằng cách ảnh hưởng đến chuyển hóa men gan CYP3A4 6 Metronidazol Methylprednisolon Nhẹ Khá Metronidazol sẽ làm tăng tác dụng của Methylprednisolon bằng cách ảnh hưởng đến chuyển hóa enzyme CYP3A4 ở gan, ruột

7 Nicardipin Fexofenadin Nhẹ Khá

Nicardipin làm tăng tác dụng của Fexofenadine bởi chất vận chuyển P – glycoprotein (MDR1)

8 Glucose 5% Magie Sulfat Nhẹ Khá

Dextrose làm giảm nồng độ Magie Sulfat bằng cách tăng độ thanh thải ở thận

9 Metronidazol Nifedipin Nhẹ Khá Metronidazol sẽ làm tăng tác dụng của Nifedipine bằng cách làm thay đổi chuyển hóa men đường

STT Cặp tương tác1 Mức độ nghiêm trọng2 Mức độ bằng chứng3 Kết quả tương tác ruột CYP3A4 10 Nifedipin Rocuronium Nhẹ Khá Nifedipine làm tăng tác dụng của Rocuronium bằng cách hiệp đồng dược lực học

11 Furosemid Magie Sulfat Nhẹ Khá

Furosemide làm giảm nồng độ Magie Sulfat bằng cách tăng độ thanh thải ở thận

12 Metronidazol Galantamin Nhẹ Khá

Galantamine đôi khi có thể gây chậm nhịp tim hoặc nhịp tim bất thường khác và việc kết hợp nó với các thuốc như

Metronidazol có thể làm tăng nguy cơ đó.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, tương tác thuốc không chỉ ảnh hưởng đến bà mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến con qua hàng rào rau thai, hay qua sữa mẹ. Nên Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ đã triển khai công tác dược lâm sàng tại các khoa trong nhiều năm qua. Với mục đích giảm thiểu tương tác thuốc cho sản phụ ở mức thấp nhất.

Kết quả khảo sát tỷ lệ tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ từ 01/2021 đến tháng 5/2021 cho thấy:

4.1. Đánh giá tỷ lệ tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng 4.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Đặc điểm của người bệnh:

- Bệnh chính

Có 51 bệnh chính được sử dụng trong bệnh án. Trong đó, bệnh chính chăm sóc bà mẹ vì tử cung có sẹo mổ trước đó chiếm tỷ lệ cao nhất là 22.86% với 80 bệnh án, tiếp theo là bệnh chính chăm sóc bà mẹ vì ngôi đầu cao lỏng khi đủ tháng có tỷ lệ 15.43% với 54 bệnh án. Thấp nhất là có 19 bệnh chính chỉ với 1 bệnh án chiếm 0.29%.

Đặc điểm thuốc được kê đơn:

- Số thuốc trung bình trên bệnh án

Số thuốc trung bình trong một bệnh án điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ là 6.46 ± 2.65. Số thuốc được kê trong bệnh án ít nhất là 02 thuốc và nhiều nhất 19 thuốc.

- Các nhóm thuốc được kê đơn nhiều nhất

Có 14 nhóm thuốc được sử dụng kê đơn trong bệnh án. Trong đó, nhóm chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là 24.73% với 558 lượt kê đơn, tiếp theo là nhóm thuốc có tác dụng thúc đẻ và chống đẻ non có tỷ lệ 21.32% với 481

lượt kê đơn. Nhóm thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh là nhóm có tỷ lệ kê đơn thấp nhất với 02 lượt kê đơn, chiếm tỷ lệ 0.09%.

Đặc điểm tương tác ghi nhận:

- Tổng số cặp tương tác

Có 26 cặp tương tác thuốc. - Tổng số bệnh án có tương tác

Trong 350 bệnh án có 110 bệnh án có tương tác thuốc, chiếm tỷ lệ 31.43%.

- Tần suất từng cặp tương tác xuất hiện trong bệnh án

Trong 110 bệnh án có tương tác, tổng số lần các cặp tương tác xuất hiện 147 lần. Trong đó, cặp Misoprostol + Oxytocine có số lần xuất hiện chiếm tỷ lệ cao nhất là 32.65% với 48 lần, tiếp theo là cặp Ketorolac + Gentamycin với tỷ lệ 25.85% có 38 lần. Có 10 cặp tương tác thuốc 1 lần xuất hiện chiếm tỷ lệ thấp nhất là 0.68%.

Từ đó, những cặp tương tác có tần suất xuất hiện lớn hơn hoặc bằng 1% tổng số bệnh án được đưa vào danh mục tương tác thuốc có tần suất gặp cao. - Các cặp tương tác đáng chú ý (tương tác mức độ nghiêm trọng, chống chỉ định)

Có 1 cặp tương tác đáng chú ý: Gentamycin + Rocuronium ( Nghiêm trọng)

4.1.2. Đánh giá mức độ tương tác

Có 1 cặp tương tác thuốc nghiêm trọng là Gentamycin + Rocuronium, có 18 cặp tương tác thuốc vừa phải và 7 cặp tương tác thuốc nhẹ.

4.2. Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý

- Các cặp tương tác thuốc nghiêm trọng:

+ Gentamycin + Rocuronium: Gentamycin có thể làm tăng tác dụng ngăn chặn thần kinh cơ của Rocuronium. Làm tăng nguy cơ suy hô hấp nặng., kéo dài có thể gây tử vong. Các loại thuốc kháng sinh như Gentamycin thường không được

sử dụng sau khi phẫu thuật có sử dụng thuốc chẹn thần kinh cơ. Nếu được dùng cùng nhau, các dấu hiệu quan trọng cần được theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Ngoài ra, cần sẵn sàng hỗ trợ thông khí trong trường hợp ngừng hô hấp.

+ Gentamycin + Magie Sulfat: Gentamycin đôi khi có thể gây liệt cơ và sử dụng với Magie sulfat có thể làm tăng nguy cơ đó. Ngừng hô hấp và tử vong có thể xảy ra khi tê liệt các cơ phổi. Điều này rất dễ xảy ra khi dùng một trong hai loại thuốc với liều lượng cao hoặc nếu bệnh nhân bị bệnh thận. Khuyến cáo nên theo dõi chặt chẽ sự gia tăng hoặc kéo dài phong tỏa thần kinh cơ và ức chế hô hấp khi sử dụng đồng thời.

- Các cặp tương tác thuốc vừa phải:

+ Erythromycin + Dexamethason: Làm tăng nồng độ dexamethason trong máu, có thể gặp nhiều tác dụng phụ như sưng tấy, tăng cân, huyết áp cao, đường huyết cao, yếu cơ, trầm cảm, mụn trứng cá, mỏng da, rạn da, dễ bầm tím, giảm mật độ xương, đục thủy tinh thể, kinh nguyệt không đều… Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc thay thế không tương tác, điều chỉnh liều lượng hoặc theo dõi thường xuyên hơn để sử dụng an toàn cả hai loại thuốc.

+ Misoprostol + Oxytocin: Tăng tác dụng của Oxytocin do Misoprostol và ngược lại, cùng với sự tăng mạnh tần số và cường độ co tử cung. Phải theo dõi lâm sàng, có thể dùng Misoprotol cách ít nhất 4 giờ trước khi dùng Oxytocin. + Metoclopramid + Methyldopa: Có nguy cơ làm giảm tác dụng chống tăng HA do chẹn tái hấp thu nhận lại các sản phẩm chuyển hóa của Methyldopa tại các nơron adrenergic, nguy cơ làm hạ HA tư thế đứng. Phải lưu ý nguy cơ biến động HA này do các thuốc an thần kinh và lựa chọn cách điều trị. Nếu cần phải phối hợp, thông báo cho người bệnh để người bệnh cần phải uống thuốc đều đặn vào cố định và tăng cường tự theo dõi. Nếu không, thay đổi chiến lược điều trị.

+ Azithromycin + Erythromycin: Làm tăng nguy cơ nhịp tim không đều, có thể dễ bị tổn thương hơn nếu mắc bệnh tim được gọi là hội chứng QT dài bẩm sinh, các bệnh tim khác, bất thường dẫn truyền hoặc rối loạn điện giải. Nên thận trọng và theo dõi lâm sàng nếu kê đơn cùng lúc nhiều thuốc liên quan đến kéo dài khoảng QT, chăm sóc y tế kịp thời nếu bệnh nhân gặp các triệu chứng có thể cho thấy sự xuất hiện của xoắn đỉnh như chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, đánh trống ngực, nhịp tim không đều, khó thở hoặc ngất.

+ Nifedipin + Dexamethason: Dexamethason làm giảm tác dụng của Nifedipin trong việc hạ HA. Tương tác dễ xảy ra nhất khi sử dụng Dexamethason trong hơn một tuần, vì sử dụng kéo dài có thể gây giữ natri và nước. Bệnh nhân điều trị corticosteroid liều cao hoặc kéo dài (hơn một tuần) phải được theo dõi HA, nồng độ điện giải và trọng lượng cơ thể thường xuyên, và được theo dõi sự phát triển của phù và suy tim sung huyết. Liều lượng của thuốc hạ HA có thể cần điều chỉnh.

+ Nifedipin + Magie Sulfat: Magie Sulfat cùng Nifedipin đôi khi có thể gây ra HA thấp và tê liệt cơ tạm thời. Hiện tượng hạ huyết áp quá mức đã được ghi nhận khi dùng phối hợp nifedipin và magnesi đường tiêm truyền trong tiền sản giật.

+ Ketorolac + Gentamycin: Gentamycin sử dụng với Ketorolac có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận. Tốt nhất nên ngừng sử dụng NSAID trước khi bắt đầu điều trị bằng aminoglycoside IV. Nếu cần thiết phải dùng đồng thời, cần theo dõi chặt chẽ tình trạng hydrat hóa cũng như các chức năng thận và tiền đình.

+ Flurbiprofen + Gentamycin: Gentamycin sử dụng với Flurbiprofen có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận. Tốt nhất nên ngừng sử dụng NSAID trước khi bắt đầu điều trị bằng aminoglycoside IV. Nếu cần thiết phải dùng đồng thời, cần theo dõi chặt chẽ tình trạng hydrat hóa cũng như các chức năng thận và tiền đình.

+ Nifedinpin + Methylprednisolon: Methylprednisolon có thể làm giảm tác dụng của Nifedipin trong việc hạ HA. Bệnh nhân điều trị corticosteroid liều cao hoặc kéo dài (hơn một tuần) phải được theo dõi HA, nồng độ điện giải và trọng lượng cơ thể thường xuyên, và được theo dõi sự phát triển của phù và suy tim sung huyết. Liều lượng của thuốc hạ HA có thể cần điều chỉnh.

+ Ketorolac + Hydrocortison: Có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như viêm, chảy máu, loét và hiếm gặp là thủng. Nên thận trọng nếu sử dụng corticosteroid và NSAID cùng với nhau, đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh loét dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết tiêu hóa và ở những bệnh nhân cao tuổi và suy nhược. Khi điều trị đồng thời, bệnh nhân nên được khuyên dùng thuốc với thức ăn và báo ngay các dấu hiệu, triệu chứng của loét và chảy máu đường tiêu hóa như đau bụng dữ dội, chóng mặt, choáng váng và đi ngoài ra phân đen như hắc ín. Có thể cân nhắc sử dụng chọn lọc liệu pháp chống loét dự phòng ( ví dụ thuốc kháng acid, thuốc kháng H2)

+ Clavulanate/ Ticarcilline + Gentamycin: Ticarcilline có thể làm giảm tác dụng của Gentamycin khi được trộn cùng dây truyền tiêm tĩnh mạch. Khi dùng cùng nên tách ra riêng biệt.

+ Nicardipin + Rocuronium: Sẽ gây kéo dài tác dụng của Rocuronium. Nên theo dõi chặt chẽ về tình trạng ngừng thở kéo dài và liệt hô hấp sau khi sử dụng Nicardipin.

+ Metronidazol + Galantamin: Galantamin đôi khi có thể gây chậm nhịp tim hoặc nhịp tim bất thường khác và việc kết hợp với Metronidazol có thể làm tăng nguy cơ đó. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc thay thế không tương tác, điều chỉnh liều lượng hoặc theo dõi thường xuyên hơn để sử dụng an toàn cả hai loại thuốc.

+ Azithromycin + Amoxcillin và Azithromycin + Amoxcillin: Nhóm Macrolid và penicillin sử dụng cùng nhau không có hiệu quả điều trị như dự đoán, ngoài trừ việc theo dõi hiệu quả, không có biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào khác.

+ Carboprost + Oxytocin: Carboprost làm tăng tác dụng của Oxytocin

+ Nicardinpin + Gentamycin: Nicardinpin làm tăng tác dụng của Gentamycin bởi chất vận chuyển P – glycoprotein (MDR1)

+ Nifedipin + Nicardinpin: Nifedipin sẽ làm tăng tác dụng của Nicardipin bằng cách ảnh hưởng đến chuyển hóa men gan CYP3A4

+ Metronidazol + Nicardinpin: Metronidazol sẽ làm tăng tác dụng của Nicardipin bằng cách ảnh hưởng đến chuyển hóa men gan CYP3A4

+ Metronidazol + Methylprednisolon: Metronidazol sẽ làm tăng tác dụng của Methylprednisolon bằng cách ảnh hưởng đến chuyển hóa enzyme CYP3A4 ở gan, ruột

+ Nicardinpin + Fexofenadine: Nicardipin làm tăng tác dụng của Fexofenadine bởi chất vận chuyển P – glycoprotein (MDR1)

+ Glucose 5% + Magie Sulfat: Dextrose làm giảm nồng độ Magie Sulfat bằng cách tăng độ thanh thải ở thận

+ Metronidazol + Nifedipin: Metronidazol sẽ làm tăng tác dụng của Nifedipine bằng cách làm thay đổi chuyển hóa men đường ruột CYP3A4

+ Nifedipin + Rocuronium: Nifedipin làm tăng tác dụng của Rocuronium bằng cách hiệp đồng dược lực học

+ Furosemid + Magie Sulfat: Furosemid làm giảm nồng độ Magie Sulfat bằng cách tăng độ thanh thải ở thận

+ Metronidazol + Galantamin: Galantamin đôi khi có thể gây chậm nhịp tim hoặc nhịp tim bất thường khác và việc kết hợp nó với các thuốc như Metronidazol có thể làm tăng nguy cơ đó.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu “Khảo sát tỷ lệ tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ năm 2020” được thực hiện từ ngày 01/4/2021 đến 01/10/2021 cho thấy:

Mục tiêu 1:

- Có 26 cặp tương tác thuốc.

- Có 110 bệnh án có tương tác thuốc, chiếm tỷ lệ 31.43%.

- Trong 110 bệnh án có tương tác, tổng số lần các cặp tương tác xuất hiện 147 lần. Cặp Misoprostol + Oxytocin có số lần xuất hiện chiếm tỷ lệ cao nhất là 32.65% với 48 lần.

- Có 1 cặp tương tác đáng chú ý: Gentamycin + Rocuronium ( Nghiêm trọng)

Một phần của tài liệu Khảo sát tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2020 (Trang 42 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w