Lựa chọn biến độc lập

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 87 - 88)

7. Kết cấu của luận án

3.2.2. Lựa chọn biến độc lập

Các biến độc lập được lựa chọn trên cơ sở kế thừa từ các nghiên cứu tiền nhiệm và phù hợp với ba mục tiêu nghiên cứu đã đề xuất.

Thứ nhất, để tìm hiểu tác động của QTCT (bao gồm cơ cấu HĐQT, cấu trúc sở hữu, cơ chế đãi ngộ) đến mức độ CNRR, các biến độc lập được sử dụng bao gồm:

- Cơ cấu của HĐQT bao gồm các biến: quy mô HĐQT (BSize) là logarit tự nhiên của tổng số thành viên trong HĐQT; sự độc lập của HĐQT (Ned) được đo lường bằng tỷ lệ các thành viên độc lập trong HĐQT; sự kiêm nhiệm (CEOpower) là được đo bằng tỷ lệ thành viên trong ban giám đốc đồng thời là thành viên trong HĐQT; thành viên nữ trong HĐQT (Female) được đo lường bằng tỷ lệ các thành viên nữ trong HĐQT.

- Cấu trúc sở hữu với hai hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước được đo lường theo hai cách: (State) là tỷ lệ phần trăm sở hữu của nhà nước tại các công ty và

(StateControl) nhận giá trị bằng 1 nếu tỷ lệ sở hữu của nhà nước chiếm tỷ lệ kiểm soát (hơn 50%), còn lại bằng 0; sở hữu nước ngoài (Foreign) được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty.

- Cơ chế đãi ngộ dành cho ban giám đốc được đo lường bởi: thù lao ban giám đốc (Comp) được tính bởi logarit tự nhiên giá trị trung bình của toàn bộ lương, thưởng và thu nhập khác của các thành viên ban giám đốc.

Thứ hai, để tìm hiểu tác động của sở hữu nhà nước đến mức độ CNRR có phải là mối quan hệ phi tuyến tính hay không, tác giả xây dựng biến “State square” là biến bậc hai của biến “State” được đo lường bởi bình phương của tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong công ty.

Thứ ba, để tìm hiểu tác động của quy định tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập của Thông tư 121/2012/TT-BTC đến mức độ CNRR, tác giả sẽ sử dụng cách tiếp cận khác biệt trong khác biệt (Difference In Difference - DID). Do đó, các biến độc lập được xây dựng như sau:

Đầu tiên, tác giả xây dựng hai biến nhị phân. Biến thứ nhất được ký hiệu “Cir121” nhận giá trị 1 cho các năm bắt đầu từ năm 2012 (năm Thông tư 121 có hiệu lực) và bằng 0 cho các năm trước đó. Biến thứ hai được ký hiệu “NonCompliant”, nhận giá trị 1 đối với các công ty không có đủ tối thiểu 1/3 số thành viên HĐQT là thành viên độc lập trong năm 2011 trở về trước (năm ngay trước khi Thông tư 121 có hiệu lực) và bằng 0 cho các trường hợp khác. Các công ty trong nhóm không tuân thủ (nhóm nhận giá trị bằng 1) buộc phải gia tăng số thành viên độc lập trong HĐQT để tuân thủ Thông tư 121 có hiệu lực kể từ năm 2012. Đây là nhóm công ty bị ảnh hưởng bởi Thông tư 121 và là đối tượng cần nghiên cứu. Biến “NonCompliant*Cir121” là biến tương tác giữa nhóm công ty không tuân thủ và Thông tư 121. Biến này chỉ ra tác động của sự gia tăng số lượng thành viên HĐQT độc lập đến mức độ CNRR của nhóm công ty không tuân thủ.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w