Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Khu vực phía Bắc tỉnh là vùng rừng núi. Bắc Giang nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung và cùng mở ra như nan quạt, rộng ở hướng Đông Bắc, chụm ở phía Tây Nam (tại vùng trung tâm tỉnh), là cánh cung Đông Triều và cánh cung Bắc Sơn, phần giữa phía Đông tỉnh có địa hình đồi núi thấp là thung lũng giữa hai dãy núi này. Phía Đông và Đông Nam tỉnh là cánh cung Đông Triều với ngọn núi Yên Tử nổi tiếng, cao trung bình 300-900 m so với mặt biển, trong đó đỉnh cao nhất là 1.068 m; phía Tây Bắc là dãy núi cánh cung Bắc Sơn ăn
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lan vào tới huyện Yên Thế, cao trung bình 300-500 m, chủ yếu là những đồi đất tròn trĩnh và thoải dần về phía Đông Nam.
Vùng trung du của tỉnh gồm các huyện: Tân Yên, Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang và thành phố Bắc Giang, chiếm 28% diện tích toàn tỉnh.
Vùng núi của tỉnh gồm các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế, chiếm 72% diện tích toàn tỉnh.
Sơn Động có địa hình đặc trưng của vùng miền núi cao, chia cắt mạnh. Hướng dốc chính từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ dốc khá lớn. Ngoài ra huyện còn có các cánh đồng nhỏ, hẹp xen kẽ với các dải đồi núi. Nói chung, huyện Sơn Động nằm trong khu vực núi cao có đặc điểm địa hình, địa mạo khá đa dạng, cao hơn các khu vực xung quanh, độ dốc lớn là đầu nguồn của sông Lục Nam nên việc khai thác sử dụng đất đai phải gắn với phát triển rừng, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện nói riêng và cả khu vực hạ lưu sông Lục Nam nói chung.